Donguyen (Danlambao) - Trước thời Trump, đường lối của hai đảng và một số cá nhân nước Mỹ muốn thực hiện chính sách kiềm chế Nga nhưng lại xem trọng thị trường 1,6 tỷ dân Trung Quốc. Từ khi Trump lên, ông ấy làm ngược lại, kiềm chế TQ và giữ mối quan hệ thắt chặt với Nga. Xét bình diện, giữa mối quan hệ Nga - Mỹ và Trung -Mỹ thì Nga - Mỹ đáng tin cậy hơn.
Do lập trường của Trump khác biệt hoàn toàn các đời tổng thống trước tính từ năm 1972, nên gây nên song gió chính trường. Một mặt, sự kiềm chế Nga trong hơn 4 thập niên đã làm Nga suy yếu trầm trọng về kinh tế, giữ một nước Nga không ra khỏi được khu vực. Nhưng vẫn không đánh gục được Nga dưới thời Putin. Chủ nghĩa chống Tây Phương vẫn tồn tại, một mặt khác, mối quan hệ đặt nặng kinh tế Trung - Mỹ lại khiến cho nước Mỹ xuất hiện một đối thủ tiềm tàng khác. Nay Trump muốn thay đổi điều đó. Không thể chống cùng lúc cả hai, biến hai kẻ thù hữu nhiên thành bạn, nên quan điểm Trump thể hiện rất rõ là sẽ cơi nới cho Nga, hòng tránh Nga xích lại gần Trung Quốc như trong hơn 2 thập niên qua trên chính trường quốc tế. Nước Mỹ luôn có những khủng hoảng và được xử lý, Bill Clinton, W. Goegre Bush, ... Rối loạn nhất là thời tổng thống Johnson kế nhiệm sau khi F. Kenedy bị ám sát trong bối cảnh nước Mỹ đang trong cuộc chiến Việt Nam, biểu tình diễn ra chống chính phủ trong nhiều nơi, rồi đến Richard Nixxon lên làm tổng thống, sức ép dân chúng lớn khiến ông này buộc từ chức. Tuy nhiên, nước Mỹ hiện nay vẫn chưa có tình trạng tương tự, dù có nhiều quan điểm cho là Trump cực đoan thậm chí là dốt, bồng bột. Mặc dù số dân, sắc dân nhiều và đa dạng hơn 5 thập kỷ trước.
Có một số chính sách đối nội Trump tôi cho là chưa nên, chẳng hạn như xây tường biên giới, tôi nghĩ nó không hiệu quả và lãng phí, mà nên có những đàm phán cấp chính phủ để có những xử lý hiệu quả hơn. Nhưng nếu xét tổng mức chi 5 tỷ đô so với tổng ngân sách của bộ nội địa an ninh Mỹ hay ngân sách cho quốc phòng, thì 5 tỷ là con số nhỏ.
Riêng đối với chính sách đối ngoại, thứ nhất đối với liên minh EU, có thể nói, những đòi hỏi Trump đưa ra là sự thử thách cho mối quan hệ mẫu mực này. Nhưng chúng ta cần để ý rằng, trong mối quan hệ truyền thống này, nó đang dần bất cân xứng, giá trị của nó nặng tính lịch sử hơn. Trong khi nước Mỹ ngày càng năng động, có nhiều phát minh và mới trong cả kinh tế và ứng dụng quốc phòng thì có lẽ Âu Châu đúng là đang trở nên già cỗi và ì ạch, nó cần được đánh thức dậy. Thế giới đang dần thay đổi, mối quan hệ này cũng cần có thay đổi thích nghi, không thể tiếp tục duy trì trạng thái cũ. Vì quan hệ Mỹ - Âu châu hiện nay không khác gì mối quan hệ Mỹ - Đức - Anh. Trong nội khối của nó, cũng có quan điểm khó chịu khi nước giàu và năng động gánh vác cho những nước ham chơi nhác làm còn lại. Chính sách nhập cư là giọt nước tràn ly khiến nước Anh ra đi. Mặt khác, bên cạnh EU là một con gấu bị nhốt lâu ngày lúc nào cũng hừng hực để có thể thoát ra. Hãy làm rách toạc ra rồi làm lại cái mới. Tôi dần thấy Châu Âu bắt đầu gánh chịu một số hậu quả của chính sách nhập cư. Và Trump dần đúng. Hiện tượng di cư có nguồn gốc từ các quốc gia độc tài, các nước dân chủ phồn thịnh không có hiện tượng này. Cái sai là các nước Tây phương sau sự đổ vỡ của Liên Xô đã quá nhân nhượng và nhân văn.
Nếu Âu Châu thức tỉnh, nhìn nhận lại cục diện thế giới và trở nên bảo thủ hơn (tôi ủng hộ sự bảo thủ này, lịch sử nhân loại nhất thiết cần có những nút co thắt để qua trang mới như nó diễn ra. Thời của các nền văn minh Ai Cập, thời La Mã,... ) , khôi phục lại trật tự, thì Âu Châu tự thân nó trở thành lực lượng đáng gờm có thể khắc chế Nga. Có như vậy, giá trị dân chủ sẽ lại được nhân loại đón nhận lần nữa. Khủng hoảng nước Mỹ qua nhiều thời kỳ, không làm nó mất đi quy tắc dân chủ. Quy tắc cơ bản của mọi quy tắc vận hành xã hội, kinh tế, đất nước. Việc Mỹ tháo bỏ các hiệp ước về vũ khí quốc tế, hay với Nga, nó làm Nga lo sợ hơn. Tất nhiên, việc này không thể không khiến thế giới trở nên bất ổn. Nhưng lần nữa, lục địa già cần có động lực cơ sở để thúc đẩy bản thân mình. Các hiếp ước không chỉ ràng buộc Mỹ, Nga, nó còn ràng buộc cả các đồng minh của Mỹ là Âu Châu, và Nhật. Việc tháo bỏ các hiệp ước như lời nhắc nhở Âu Châu rằng, đừng nằm trên các ký ước kia mà tưởng sẽ luôn có hoà bình trước một con gấu âm thầm đâm sau lưng. Sáp nhập Crimea vào Nga diễn ra đầu năm 2014, dưới thời Obama, trong khi Trump nhận chức cuối năm 2016. Quay lại, tháo bỏ một số ký ước không khác gì cởi bỏ chiếc áo cũ kỹ khoác trên vùng đất già nua. Nếu Âu Châu mạnh mẽ và năng động trở lại, nước Nga sẽ hụt hơi.
Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi rất nhiều từ sự nhân văn cởi mở. Tây phương quan niệm rằng, sự thay đổi kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cuộc sống người dân mà tạo điều kiện cho thay đổi chính trị ở các quốc gia độc tài, nhưng sự lớn mạnh của Trung Quốc nó khiến quan điểm này không đúng. Nếu không có ngoại lực, nội lực Trung Quốc rất khó để tạo ra một thể chế khác. Vì nó vẫn cũng cấp gần như đầy đủ những vật chất mà người dân cần, những thứ khác về giá trị sức khỏe hay tinh thần, nó chậm chạp và gần như người dân chấp nhận nó hoặc không đủ can đảm để đánh đổi, tạo khác biệt. Tuy độc tài, nhưng Trung Quốc vẫn tạo ra một bộ phận dân chúng giàu có, hưởng lợi, nên ý chí toàn dân cho sự thay đổi thể chế là khó diễn ra. Do vậy, chính sách tập trung vào kinh tế, tập trung vào đối phó Trung Quốc của Trump tôi cho là đúng. Về quân sự, dưới thời Trump, các hoạt động mạnh mẽ nhất diễn ra tại biển đông. Và hơn hết cần hiểu rằng: sự có mặt của Trump, mới tập hợp những khuôn mặt diều hâu trong nhà trắng, dưới thời Obama, những con người đó vẫn có, nhưng không ai được gọi mời. Trong quan điểm tôi, James là người xứng đáng được tôn trọng, xứng ở vị trí bộ trưởng bộ quốc phòng, ông ấy cứng rắn nhưng ông ấy mang quan điểm toàn cầu, khác với Trump, chơi thằng nào, tập trung chơi nó thôi.