Phương cách nào để bứng cây cổ thụ tuyệt hảo nhất? - Dân Làm Báo

Phương cách nào để bứng cây cổ thụ tuyệt hảo nhất?

Nguyên Thạch (Danlambao) - Việc đốn vô số những thứ cây mục ruỗng để đút vào "lò tôn" của Nguyễn đảng trưởng kiêm Chủ tịch nước là những việc mà thiên hạ trong và ngoài Việt Nam đang xôn xao bàn tán. Tay xâm mình này tài cán cỡ nào hay dựa vào ai mà dám làm đình đám đến như vậy, trong khi bản thân cùng phe nhóm thuộc hạ của Y cũng chẳng trong sạch gì.

Thời gian qua, Kiên bạc, Trầm Bê, Bắc Hà, La Giáng, Cóc Thanh... cùng đám thuộc hạ của 3 Ếch ở trung ương và có chiều hướng lan dần đến các tỉnh thành đều lần lượt từng đứa với những bước chân hoặc rầm rầm, hoặc âm thầm vào lò tôn khét lẹt.

Nhớ ngày nào con Hổ bị các tay thợ săn vây quanh, khiến nó phải ngậm tăm rơi lệ trong uẩn ức tức tối 1-0 mà phần thua nghiêng về con Hổ.

Ngày xổng chuồng, con Hổ quay lại cắn con Ếch bị thương nên phải chui vào hang làm "Ếch tử tế". Bàn đấu lại ghi là 1-1.

Chưa chịu dở, chưa quên mối hận trong củi sắt ngày nào, giờ con Hổ đã được trở lại rừng hoang, lại được con Rồng phương Bắc ban ân sủng, nên con Hổ nay được xem như "Hổ thêm cánh". À, mà Hổ lại được Rồng hà hơi mà không là Hổ có cánh, thì là gì mấy cha? Chúa tể sơn lâm đã thêm cánh thì bố đứa nào chịu nổi!. 

Ở trên đời, chuyện gì cũng phải đến hồi kết thúc, màn tuồng nào cũng phải đến lúc kéo màn. Trận đấu cũng vậy, cũng phải đi vào chung kết. Xem ra, bàn thắng có vẻ nghiêng về con "Hổ có cánh" , và sẽ được ghi là 2-1. 

Khán giả hâm mộ trận đấu oanh oanh liệt liệt này hãy kiên nhẫn thêm chút xíu nữa để thấy được kết quả rất hào hứng vậy.

Trên là vài câu ngắn gọn về 2 con vật Hổ và Ếch, còn dưới là "kế thứ 37" của kẻ vác điếu cho bậc dựng nên binh pháp nổi tiếng này, đó là các cách "đốn cây".

Bộ bàn ghế bằng gỗ sưa có giá trăm tỷ thuộc hàng đắt nhất Việt Nam.

Bàn ghế gỗ mun ngàn tuổi, nặng cả tấn, giá tiền tỷ.

“Nếu không có gì thay đổi đột biến về phương châm đánh tham nhũng, cứ đà như hiện nay thì 100% những nhân vật đứng sau lưng Trần Bắc Hà sẽ bị khởi tố”. (1)

Một cây lâu năm giữa phố, trong khu dân cư hoặc trước nhà của ai đó có dấu hiệu già nua, mục ruỗng, sắp đổ gãy và có thể gây bất toàn cho cư dân, cho nên việc đốn hạ nó là chuyện cần thiết phải làm. Việc đốn này, bình thường thì toán người đốn cây phải che kín khu vực chung quanh để ngăn người qua lại, rồi phải cắt tỉa các nhánh của cây cho trụi và cuối cùng mới đốn hay nhổ phần chính còn lại, chứ không cưa ngay dưới gốc vì cây sẽ ngã đè sập nhà.

Những cây gỗ quí trong rừng thì thế nào? Bọn lâm tặc thì đốn theo cách khác, vì là tặc nên chúng không có muốn kéo dài thời gian đốn, đồng thời vấn đề an toàn là không cần thiết vì giữa rừng sâu núi thẳm không ai qua lại. Chúng chỉ cưa ngay gốc mặc cho cây bị cưa ngã có đè gãy các cây khác chung quanh hay chết một vài đứa cũng không hề hấn gì.

Còn cây cổ thụ ở Kiên Giang, mà lại thuộc loại gỗ quí hiếm dường như chỉ có một không hai trong cả nước thì sao? Người chủ trương đốn nó mà cốt chỉ để lấy các cành nhánh mà đút vào "lò tôn" thì thấy là hơi bị phí. Hay ngay cả chuyện cưa xẻ thân cây gỗ sưa ra để làm bàn ghế cho dù có cực kỳ đắt tiền thì cũng e rằng chưa xứng với tầm cỡ của nó. 

Thế cách nào là tuyệt nhất? Thì đây là tuyệt chiêu mà người đốn nên làm: Bứng nguyên cây với cả gốc lẫn rễ rồi đem về Hà Nội, Thủ đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mà trồng lại ngay giữa Ba Đình bên cạnh lăng bác để mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm, dân chúng và các đoàn tham quan có dịp trầm trồ thưởng ngoạn loài cây khủng. Bởi thế, người di dời chớ quên đặt tên cho loài cây quí hiếm này là "Cây bác Hồ trồng" cho tiện bề một công hai việc. 



Ghi chú:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo