Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Với những đảng viên cấp cao có chức vị chúc nhau gì đây? Đương nhiên chúc nhau thăng quan tiến chức, xây thêm vài căn biệt phủ, con cái ra nước ngoài… Thế còn ông Tổng Chủ Lò? Năm nay ông ta đọc lời chúc đầu xuân với cương vị chủ tịch. Ông đọc lời chúc cũng giống đang hô khẩu hiệu, nào là thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 12, hướng tới Đại hội 13... Cuối lời chúc, có lẽ bế tắc không biết hô gì tiếp, ông bèn nhái lại bài thơ cũ rỉn của chủ tịch Hồ: "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua...". Hơn hẳn là hơn cái gì? Năm qua ông ta đã kiêm thêm chủ tịch nước nhờ chủ tịch Quang lăn quay ra chết “ngoài qui trình”. Ông nhanh chóng bò lên tột đỉnh quyền lực "hơn hẳn" ắt chỉ còn có cách chui vào lăng nằm ké trong quan tài. Một bài thơ nhái đọc xong muốn phì cười vì nó lủng cà lủng củng, mục đích bài thơ chỉ cho biết là mình “nhái” thơ.
*
Tết
Mỗi vùng, mỗi quốc gia trên thế giới có thể có những ngày Tết mừng năm mới khác nhau do truyền thống dân tộc truyền qua bao đời. Tuy nhiên chỉ có hai Tết chính. Tết Tây theo lịch Dương dựa vào vị trí mặt trời đối với trái đất và Tết Ta theo lịch Âm, dựa vào mặt trăng. Đấy là hai ngày lễ Tết lớn nhất được nhiều người trên quả địa cầu ăn mừng.
Tết Tây được đế quốc La Mã chọn là ngày 1 tháng 1, ngày đầu tiên của năm mới. Tên "New Year" đã trở thành danh từ quốc tế mọi người đều biết. Hầu như các nước trên thế giới đều đón mừng “New Year” với các màn bắn pháo bông lộng lẫy vào đúng giờ giao thừa. Mọi người quên đi mọi ưu phiền, cùng xum họp mọi người trong gia đình, ăn uống, vui chơi, ca hát... Tất cả đều cùng một ước mong năm mới sẽ đem đến những điều mới mẻ, tốt lành hơn năm cũ.
Tết Ta có xuất xứ từ Tàu. Việt Nam do bị Tàu đô hộ cả ngàn năm chịu ảnh hưởng nên Tết Ta cũng trùng vào ngày với Tết Tàu. Đương nhiên người Tàu gọi là Tết Tàu, "Chinese New Year" và họ muốn mọi người trên thế giới gọi như vậy. Vài ông Tây bà đầm có khi cũng bắt chước gọi theo “Chinese New Year". Các ông bà này không hiểu khác nhau dương lịch hay âm lịch, trời trăng như thế nào? Không công bằng khi gọi như thế vì nhiều dân tộc khác, Việt, Hàn... cũng ăn mừng Tết âm lịch cùng ngày. Những người trên thế giới am hiểu các dân tộc ở các quốc gia ở Đông Á không phải đều là “Chinese”, đã gọi chung Tết Âm lịch là “Lunar New Year”, "Năm Mới theo Mặt Trăng". Quá dễ hiểu, trên thế giới còn ai gọi “New Year” là "La Mã New Year"?
Và chúc
Một tâp tục con người trên trái đất từ Đông sang Tây đều làm trong ngày tết là chúc Tết, chúc những điều tốt lành nhất cho mọi người trong năm mới.
Trong năm mới người ta không chúc Tết người khác chỉ vì xem người đó là kẻ thù. Vào Tết Mậu thân 1968, bao nhiêu người miền Nam không kịp nghe các lời chúc mừng năm mới. Họ đã chết thảm trong tổng công kích tàn bạo của những người Cộng Sản vào đúng ngày Tết cổ truyền. Mỹ Ngụy bao đời vẫn là kẻ thù cần phải tiêu diệt không chỉ riêng với CS Bắc Việt mà cả một khối cộng từ Tàu sang đến Đông Âu.
Trong dịp Tết Tây, lời chúc mừng đơn giản nhưng gần như được quốc tế hoá: “Happy New Year”. Gặp người quen, đôi khi không cần quen biết như người bán hàng, người lái xe… người ta thay câu chào hàng ngày bằng lời chúc "Hạnh phúc trong năm mới". Không cần biết anh như thế nào, già hay trẻ, dữ hay hiền, duy vật hay duy tâm... người ta tươi cười trao đổi nhau lời chúc hạnh phúc “Happy New Year”. Những người yêu nhau năm mới trao nhau nụ hôn, nhìn nhau đắm đuối như đang chìm vào biển hạnh phúc. Hạnh phúc năm mới vượt lên trên tất cả tiền bạc, danh vọng, quyền lực…
Trong Tết Âm Lịch, câu chúc năm mới thông thường của người Tàu là "Cung Hỉ Phạt Chòi" hay "gōng xi fā cái", chúc mừng phát tài. Vì muốn câu chúc mình quốc tế hoá nên người Tàu gặp ai cũng "Cung Hỉ Phát Chòi" loạn cả lên. Lại gặp mấy ông Tây bà Đầm, tuy chả hiểu mô tê gì, nhưng muốn tỏ ra thân thiện nên cũng đáp lại “Kon Khỉ chết dồi”.
Câu chúc cũng thể hiện văn hóa của dân tộc. Mình thích, ao ước điều gì thì chúc người khác điều đó. Người luôn xem hạnh phúc trong cuộc đời là quan trọng nhất, hạnh phúc vì mình vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn, gia đình êm ấm... thì chúc người khác hạnh phúc. Người xem tiền bạc trên hết, có tiền mua tiên cũng được, thì chúc nhau phát tài. Xem câu chúc Tết thông thường giữa Tây "Happy New Year" và Tàu “Cung Hỉ Phạt Chòi” quả có sự khác biệt.
Lời chúc Tết Ta
Không biết tự bao giờ, người Việt thăm viếng chúc nhau trong ngày Tết. Chúc Tết bằng lời, chúc Tết bằng thơ, bằng nhạc... Bằng lời thì đủ kiểu sáng tác như “sức khoẻ bằng năm, bằng mười năm ngoái”, "tiền vào như nước, tiền ra nhỏ giọt",… Bằng thơ nhiều người biết nhất là thơ chúc Tết của Tú Xương “Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau...”. Bằng nhạc phải là bài hát nổi tiếng "Ly rượu mừng" của cố nhạc sĩ bị tội “phản quốc” kiêm “phản động” chỉ vì “chạy”, nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Tuy cao nhưng ốm yếu, năm 1954 nhạc sĩ đã phải “chạy” từ Bắc vào Nam, năm 1975 nhạc sĩ lại “chạy” từ Nam Việt Nam qua đến Mỹ.
Tùy theo địa vị, hoàn cảnh của từng người lời chúc người Việt khác nhau lắm. Có lời chúc biểu hiện sự vui vẻ, có lời chúc mang tâm tư buồn bã, có lời chúc ẩn hiện sự chịu đựng, cay đắng... Những người dân bị đuổi nhà ở vườn rau Lộc Hưng, đang phải chật vật tìm một căn nhà êm ấm, chúc Tết nhau như thế nào? Những người tù lương tâm đang trong phòng giam, chịu sự đày đọa khắc nghiệt, chúc Tết ra sao? Những người may mắn hơn, không phải ở trong hoàn cảnh những người bị cướp đất, người tù vì đấu tranh cho nhân quyền, chỉ mong một lời chúc đến với họ trong giai đoạn khó khăn hiện nay “Hãy giữ gìn sức khoẻ, giữ nghị lực để vượt qua gian khổ". Không có sự ác độc, gian trá nào mãi mãi tồn tại. Cây củi già cỗi, trong cốt lõi chỉ chứa đựng chất phế thải “Mác Lê”, rồi phải có ngày bị mục rữa, lic̣h sử sẽ sang trang.
Với những đảng viên cấp cao có chức vị chúc nhau gì đây? Đương nhiên chúc nhau thăng quan tiến chức, xây thêm vài căn biệt phủ, con cái ra nước ngoài…
Thế còn ông Tổng Chủ Lò? Năm nay ông ta đọc lời chúc đầu xuân với cương vị chủ tịch. Ông đọc lời chúc cũng giống đang hô khẩu hiệu, nào là thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 12, hướng tới Đại hội 13... Cuối lời chúc, có lẽ bế tắc không biết hô gì tiếp, ông bèn nhái lại bài thơ cũ rỉn của chủ tịch Hồ: "Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua...". Hơn hẳn là hơn cái gì? Năm qua ông ta đã kiêm thêm chủ tịch nước nhờ chủ tịch Quang lăn quay ra chết “ngoài qui trình”. Ông nhanh chóng bò lên tột đỉnh quyền lực "hơn hẳn" ắt chỉ còn có cách chui vào lăng nằm ké trong quan tài. Một bài thơ nhái đọc xong muốn phì cười vì nó lủng cà lủng củng, mục đích bài thơ chỉ cho biết là mình “nhái” thơ.
Ngoài việc chúc Tết người dân mà như hô khẩu hiệu, ông Tổng Chủ Lò cũng phải chúc Tết nơi khác. Ông chắc chắn gọi để chúc Tết Đại Đế: “Nhân dịp đầu năm, Tổng Lò tôi xin kính chúc Đại đế trường thọ để kể kiên trì dẫn dắt nhân dân toàn thế giới lên thiên đường Cộng sản". Đại đế chắc cười hả hả, chả cần chúc lại, chỉ cần nhai khẩu hiệu "Đảng Cộng Sản quang vinh chúng ta muôn năm". Đại Đế có lý! Có Đảng có tất cả, không cần chúc gì lòng vòng thêm cho mệt!