Tiếng vỗ tay vang dội trong một đám tang - Dân Làm Báo

Tiếng vỗ tay vang dội trong một đám tang


1. Mở bài 

Tiếng vỗ tay vang dội trong một đám tang, đó là đám tang của Trung tướng Việt Cộng Trần Độ. Ông chết ngày 9-8-2002. Ngày 13 tháng 8 báo chí mới loan tin và ngày 14-8-2002 Quốc Hội tổ chức tang lễ tại nhà tang lễ quân đội ở số 5 đường Lê Thánh Tông. 

Tang lễ gấp rút như vậy để những đồng đội, những người ái mộ ông ở xa không về kịp dự lễ tang.

Trần Độ bị khai trừ ra khỏi đảng vì ông đã yêu cầu đảng hãy bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội, mà thành lập một cơ chế dân chủ thật sự. 

Tang lễ bị kiểm soát chặt chẽ. Công an có mặt bên trong và bên ngoài nhà quàn. 

Những hành vi hèn hạ, tiểu nhân bỉ ổi của đảng đối với người chết, gia đình và bạn bè người chết, khiến cho những người tham dự lễ tang vô cùng phẫn uất. 

Người con trai của Trần Độ là Trần Thắng đại diện gia đình đọc lời cảm tạ. 

Bầu không khí trở nên ngột ngạt vì sự hiện diện của công an có thái độ dòm ngó những người dự lễ tang. 

Đến phần chót của bài cảm tạ, người con ông Trần Độ nâng tờ giấy lên, xem như nhìn vào đó mà đọc, nhưng ông đọc lớn lên: “Gia đình tôi không chấp nhận những lời lẽ của ông Vũ Mão, đại diện quốc hội, trong điếu văn”. Thế là những tràng pháo tay vang lên không dứt. 

Chưa từng thấy ở một đám tang nào có hiện tượng như thế. Tiếng vỗ tay ẩn chứa sự phản đối, và như chửi vào mặt của lãnh đạo đảng Cộng Sản thời đó, Tổng bí thư là Nông Đức Mạnh. 

Trần Độ bị khai trừ ra khỏi Đảng, trái lại hiện tại đã có nhiều trí thức, văn nghệ sĩ tự ý bỏ Đảng, mới đây GS Chu Hảo tuyên bố bỏ Đảng. Hiệu ứng Chu Hảo kéo theo nhiều trí thức và văn nghệ sĩ tự ý tuyên bố bỏ Đảng, như: TS Mạc Văn Trang, nghệ sĩ Kim Chi, nhà văn Nguyên Ngọc là đại tá giảng viên Đại học Khoa học tự nhiên. 

2. Ba đám tang, một đám tiểu nhân hèn hạ 

Ba đám tang là đám tang của Trung tướng Việt Cộng Trần Độ, đám tang của luật gia Lê Hiếu Đằng và đám tang của Đại tướng Việt Cộng Trần Đại Quang. 

Ba đám tang giống nhau ở những con chữ trên vòng hoa đến viếng. Một đám hèn hạ là nhóm lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN, đã chú ý đến từng “con chữ” đối với người chết và gia đình, đó là những hành vi nhỏ mọn, hẹp hòi, tiểu nhân, hèn hạ. Vì gian dối nên sợ sự thật. 

2.1. Đám tang Trần Độ 

Lễ tang Trần Độ 

1). Chuẩn bị đám tang 

Trần Độ tên thật là Tạ Ngọc Phách (23-9-1923 – 9-8-2002), người huyện Tiền Hải, Thái Bình. Được phong cấp trung tướng. Trần Độ kêu gọi: “Đảng Cộng Sản Việt Nam phải tự mình từ bỏ chế độ độc đảng toàn trị, thành lập một cơ chế dân chủ thật sự”. 

Trần Độ chết ngày 9-8-2002, 4 ngày sau, truyền thông nhà nước mới công bố, mục đích để những đồng đội, đồng nghiệp và những người ái mộ ở xa không về kịp dự tang lễ. Tuy nhiên đã có đại diện 130 hội đoàn, cơ quan, cựu chiến binh, và những đồng hương sinh quán tỉnh Thái Bình đến dự. Do chỉ thị của Ban Bí thư, không có những viên chức cao cấp đương nhiệm nào tham dự lễ tang cả. 

Ông Trần Thắng thuật lại đám tang của cha ông như sau: “Vào lúc 14g 10p ngày 9-8-2002 cha tôi trút hơi thở cuối cùng tại phòng cấp cứu của bịnh viện Hữu Nghị, Hà Nội. 

Quốc Hội cử ông Vũ Mão, chánh văn phòng QH, làm trưởng ban tổ chức tang lễ. Văn phòng Quốc hội và gia đình họp bàn về tang lễ. Hỏa táng và đưa tro cốt về quê được hai bên nhất trí. 

Gia đình đề nghị 5 cuốn sổ tang để ghi lại lời chia buồn của những người tham dự. 

Ngày 11-8-2002, anh Hùng, Phó Ban lễ tang, mang tới nhà cho tôi xem bài điếu văn, trong đó có hơn một chục dòng tôi yêu cầu bỏ, vì nó “không thích hợp” và trái đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” của ông bà. 

Tối hôm đó, anh Hùng đến đưa tôi xem bản đã sửa, chỉ còn hơn một dòng “không thích hợp” tôi cương quyết đòi bỏ nhưng anh Hùng nói: “Bộ Chính trị và Ban Bí thư quyết định không bỏ, nhưng tại tang lễ sẽ được đọc nhỏ lại, hoặc tắt máy vi âm”. Tôi nói: “Tùy các ông nhưng nếu xảy ra chuyện gì thì gia đình tôi không chịu trách nhiệm”. Về lời cám ơn của gia đình đã soạn sẵn, anh Hùng xem và không có ý kiến gì. 

Sáng ngày 14-8-2002, gia đình tôi, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của cha tôi đã có mặt rất sớm tại nhà tang lễ. 

Cảm nhận đầu tiên của tôi là không hiểu tại sao công an và bộ đội rất đông, đứng chỉ chỏ. Cảm nhận thứ hai là không khí có vẻ căng thẳng dường như đề phòng việc chống đối nhau. Cảm nhận thứ ba là việc kiểm soát vòng hoa tang và các bức trướng nghiêm nhặt, lạ thường chưa từng thấy. 

Nhiều vòng hoa phải thay băng tang, hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ. 

Nhà quàn mở cửa. Tôi và mọi người, tang phục chỉnh tề, đi vào. Đập vào mắt tôi là dòng chữ “Lễ tang ông Trần Độ” treo trên một tấm bảng lớn che kín dòng chữ “Vô cùng thương tiếc”. 

Đi tới bàn sổ tang, tôi thấy trên bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ phụ trách: “Sổ tang đâu?”. Anh ta trả lời: “Sau đám tang sẽ đóng lại thành cuốn sổ”. 

Tôi nói: “Đã thống nhất rồi, sổ tang là sổ tang, nếu ban tổ chức không có thì gia đình mang tới”. Khoảng 5 phút sau 5 cuốn sổ tang đã đóng sẵn được đưa vào để thay thế 5 tập giấy rời. 

2). Tuyệt đối không có những chữ “Vô cùng thương tiếc”, “Đại tướng”, “Trung tướng” 

Vòng hoa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của gia đình Đại tướng Lê Trọng Tấn và gia đình của Hoàng Văn Thái bị chận lại ở ngoài cổng. 

Lý do bị chận lại là những vòng hoa có những dòng chữ: “Vô cùng thương tiếc”, có những cấp bậc như “Đại tướng” Võ Nguyên Giáp, “Trung tướng” Trần Độ. 

Tình hình trở nên căng thẳng, Đại tá Huyến, thư ký của tướng Giáp nói: “Quân hàm đại tướng là do chính bác Hồ phong cấp, nếu muốn bỏ thì phải thông qua quốc hội”. Ông Huyến cho biết sẽ điện về xin ý kiến tướng Giáp, nhưng tướng Giáp chịu thua vì “Ngày xưa đại tướng cầm quân, ngày nay đại tướng cầm quần chị em”. 

3). Cử hành tang lễ Trần Độ 

Tang lễ cử hành. Các nhóm, các cá nhân tuần tự vào viếng. Một số cụ già, cựu chiến binh, nhân sĩ mang theo trướng hoặc giấu trong người, khi tới quan tài, họ giương lên hoặc phủ trên áo quan. Một an ninh chìm đến nói với mấy cậu lính gì đó, hai cậu chạy vào thu mấy bức trướng, cuốn tròn lại rồi ném mạnh vào một góc phòng. 

Hai người em của anh Trần Thắng lập tức lao đến góc phòng mang tất cả những bức trướng sắp xếp lại chỗ cũ. 

Tang lễ sắp xong, bỗng nhiên anh Nghiêm Hà đến bên tôi nói nhỏ: “Ban tổ chức thu mấy cuốn sổ tang”. Tôi đến, thì thấy một anh gom giữ những cuốn sổ tang. Tôi nói: “Để tôi xem”. Mở một quyển, tôi thấy có những trang bị xé nham nhở. Tôi lấy lại và giao cho người em rể là bác sĩ quân y, bảo rằng: “Em giữ 5 quyển sổ nầy, không cho ai lấy cả”. 

4). Những tràng vỗ tay như chửi thẳng vào mặt Đảng 

Ông Vũ Mão, chánh văn phòng QH, được cử đọc điếu văn. Đến phần kết thúc, giọng nói của ông bỗng nhiên hạ thấp xuống, nhỏ lại: “Nhưng tiếc rằng đồng chí đã phạm những sai lầm…” 

Cả phòng im lặng. Sững sờ. 

Ông Mão đoán biết những gì có thể xảy ra nên đọc xong ông bước xuống mà không nhìn vào mặt bất cứ ai cả. 

Bão tố nổi lên khi Trần Thắng thay mặt gia đình: “Chúng tôi không công nhận lời điếu của ông Vũ Mão”. 

Những tiếng hò hét, vỗ tay vang dội không dứt. Một người đàn bà mặc áo nâu sòng, đậm nét nhà quê, tiến đến quan tài gào lên: “Ôi anh ơi là anh ơi, anh chết rồi mà người ta không để anh yên. Khóc nức nở”. 

Một loạt tướng tá, cựu chiến binh, huân chương đầy ngực, đã từng là đồng đội vào sanh ra tử trên các chiến trường với Trần Độ, bao vây ông Vũ Mão, chỉ chỏ vào mặt ông, chửi bới thậm tệ. Trước khi chửi họ xưng tên và cấp bậc, đã từng dự những chiến trường nào… 

Sở dĩ mô tả chi tiết về đám tang Trần Độ để thấy cái hẹp hòi, nhỏ mọn, tiểu nhân, bần tiện của những người lãnh đạo một quốc gia mà lại hẹp hòi đê tiện chưa từng thấy như thế. 

Cái gian manh, lừa bịp khi chỉ thị cho người đọc điếu văn phải đọc thật nhỏ hoặc phải tắt máy phát âm. 

Bần tiện của một lãnh đạo quốc gia như thế thì thật là… hết nước nói. 

2.2. Côn đồ phá rối đám tang của luật gia Lê Hiếu Đằng 


Ngày 5-12-2013, luật gia Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra tuyên bố bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam. 

Lê Hiếu Đằng (6-1-1944 – 22-1-2014) là một trong 72 người đầu tiên ký “Kiến nghị 72” đề nghị sửa hiến pháp, thành lập đảng Dân chủ Xã hội, làm đối trọng với đảng CSVN. Nói chung là đa đảng. 

Lê Hiếu Đằng chết ngày 22-1-2014, tang lễ được tổ chức tại chùa Xá Lợi, quận 3, Sài Gòn. Có rất đông người thuộc các thành phần xã hội tham dự lễ tang. 

Ngày 24-1-2014, thừa lúc buổi trưa ít người, một số côn đồ đã thô bạo xông vào phá rối khiến cho những người dự lễ tang vô cùng phẫn nộ. 

Bọn côn đồ ngang nhiên xông vào giật băng rôn của các vòng hoa có những câu chữ như sau: “Diễn đàn Xã hội Dân chủ kính viếng”, “Bauxit Việt Nam-Con đường Việt Nam kính viếng”, “Hiệp hội Dân chủ kính viếng”. Chung quanh chùa Xá Lội, an ninh chìm, nổi bao quanh quan khách dự lễ tang. 

Nhà báo Phạm Chí Dũng chính thức phản đối thái độ côn đồ mà dư luận cho rằng đó là công an. Hành vi phản văn hóa, trái đạo lý, vi phạm luật pháp, vi phạm nhân quyền và tự do cá nhân của công dân, đã được công an CSVN công khai thực hiện ở nơi thờ tự là chùa Xá Lợi. 

Những hành vi trên là chủ trương “nhất quán” của đảng CSVN. 

Nói thêm về ông Lê Hiếu Đằng. Ông nầy là một trong bọn với Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn Nuôi, Hồ Ngọc Nhuận, là Việt Cộng nằm vùng, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, đã gây xáo trộn, đánh phá hậu phương của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975. Ông nầy đã có 40 năm tuổi đảng mới mở mắt ra. Ông bà ta có câu, con chó sinh ra 7 ngày mới mở mắt, thế mà vị luật gia tiếng tăm nầy phải chờ đến 40 năm mới mở mắt. Đúng là thua loài súc sanh. 

2.3. Đám tang Trần Đại Quang 


Đại tướng Trần Đại Quang, Chủ tịch Nước, sanh ngày 12-10-1956 (Được sửa từ con số 1950), bị Ngọc Hoàng Thượng Đế giũ sổ vào lúc 10h05 ngày 21-9-2018, chết vì bịnh hiểm nghèo do “virus lạ” gây ra. 

Đám tang Trần Đại Quang giống hai đám tang trước, Trần Độ và Lê Hiếu Đằng, ở chỗ mất những câu chữ trên tấm phướng, cụ thể là mất chữ “G” của chữ “Vô cùng” nên trở thành “Vô Cùn”. 

Ánh mắt hình viên đạn và mục tiêu hạ sát là Nguyễn Phú Trọng 


Đám tang của Trần Đại Quang không có tiếng vỗ tay như đám tang của Trần Độ, vì bàn tay của ông Quang đã vấy máu người dân vô tội trong suốt 10 năm lãnh đạo ngành công an. 

Có hai điểm đặc biệt là ánh mắt người nhà của Trần Đại Quang khi nhìn thấy Nguyễn Phú Trọng. Đó là ánh mắt thù hận được gọi là ánh mắt hình viên đạn hướng đúng vào mục tiêu là ông Trọng. 

Sự việc thân nhân của người chết nhìn vào khách đến chia buồn với tang gia thật là hiếm thấy. 

Đặc điểm thứ hai là Nguyễn Phú Trọng bắt ấn Kim Cang bên quan tài của Trần Đại Quang. Hành vi nầy cũng ít thấy khi khách viếng thăm, chia buồn với tang gia. 

Nói về ấn Kim Cang. 

Trong thế giới tâm linh, những người yếu bóng vía sợ bị tà ma ám hại nên bắt ấn Kim Cang. Ấn Kim Cang nhằm hội tụ chân khí tạo thăng bằng tâm linh để chống lại tà khí. 

Nguyễn Phú Trọng bắt ấn Kim Cang vì sợ oan hồn của Trần Đại Quang báo oán. Có tật giật mình. Điều nầy cho thấy ông Trọng sợ oan hồn của người đồng chí trong Bộ Chính trị Đảng mà ông ám hại. Bắt ấn là tự tố cáo mình là thủ phạm. Những người vô can sẽ thấy bình thản trước quan tài, thương nhớ người quá cố thì đau buồn, và không sợ người người chết. 

Hai Đại tướng Phùng Quang Thanh và Trần Đại Quang chết vì những lý do bí ẩn, vậy hai vị đại tướng tại nhiệm là Đại tướng Ngô Xuân Lịch (Bộ trưởng Quốc phòng) và Đại tướng Tô Lâm (Bộ trưởng Công an) cần phải cẩn thận, tu nhân tích đức, một lòng bảo vệ non sông gấm vóc mà tổ tiên đã đổ máu để bảo vệ và mở mang. Tướng Tô Lâm sẽ trở thành anh hùng dân tộc khi không còn người dân chết trong đồn “côn an”, không còn bọn côn đồ lưu manh quấy nhiễu dân lành và các nhà dân chủ, không còn thô bạo phá rối các đám ma... Nếu không làm được thì bị xếp ngang hàng với bọn côn đồ lưu manh nói trên, không phải là côn đồ tầm thường, mà là chúa đảng côn đồ. 

3. GS Chu Hảo tuyên bố bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam 

3.1. Tuyên bố bỏ Đảng 

Giáo sư Chu Hảo 

Ngày 26-10-2018, tại Hà Nội, Giáo sư Chu Hảo tuyên bố: “Tôi tự nguyện bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam ngay từ ngày hôm nay để tiếp tục đi theo con đường mình đã chọn: Góp phần nâng cao dân trí theo tinh thần khai sáng của Phan Châu Trinh: Dân tộc. Dân chủ và Phát triển; chủ yếu thông qua các hoạt động văn hóa và giáo dục. 

Đề nghị Chi bộ và các cấp ủy xóa tên tôi trong Danh sách Đảng viên” 

3.2. Bức thơ nêu rõ sai lầm và thất bại của chủ nghĩa Mác – Lênin. 

Ngày 9-12-2015, GS Chu Hảo cùng với 126 người khác trong đó có những nhân vật như: Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi, GS Hoàng Tụy, GS Nguyễn Đình Cống, GS Tương Lai, Hồ Ngọc Nhuận, GS Trần Văn Thọ, GS Nguyễn Đăng Hưng, Đại sứ Nguyễn Trung, GS Phạm Xuân Yêm..., đã gửi một bức thư ngỏ đến Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Bức thư đề nghị "đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp và ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp" đồng thời nêu ý kiến "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin" (Hết trích). 

3.3. Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật GS Chu Hảo 

Ngày 25 tháng 10 năm 2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam công bố kết luận tại kỳ họp thứ 30, từ ngày 17 đến 19/10/2018, cho rằng ông Chu Hảo, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Tri thức, đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “có hành vi chống đối Đảng”. 

Từ ngày 12 đến 14/11/2018 tại kỳ họp thứ 31, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật ông Chu Hảo bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng. 

3.4. GS Chu Hảo phản đối Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng 

Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UB/KT/TƯ) đảng đề nghị kỷ luật GS Chu Hảo, cho rằng ông “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” 

GS Chu Hảo cho biết, kết luận của UB/KT/TƯ ngày 25-10-2018 là “thiếu dân chủ, đi ngược lại hoàn toàn ý kiến của các đảng viên và cấp ủy đảng của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam."

GS Hảo nhấn mạnh đây là một bản cáo trạng vô căn cứ, thâm độc nhằm đe dọa riêng ông và cả những người đồng chí hướng. 

Ông cực lực phản đối và không chấp nhận bản kết luận của UB/KT/TƯ. 

GS Hảo gia nhập đảng CSVN 40 năm về trước, với “lý tưởng cao quý là đấu tranh vì độc lập dân tộc, vì Dân chủ và Phát triển đất nước” 

Tuy nhiên, ông cho rằng càng ngày ông càng nhận ra được tổ chức chính trị mà ông tham gia “không còn tính chính danh, hoạt động ngược lại quyền lợi của dân tộc và xu thế tiến bộ của nhân loại”. 

3.5. Phản đối của TS Phạm Gia Minh 

Ngày 29-10-2018, TS Phạm Gia Minh, Phó Chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, tuyên bố từ chức, sau khi cùng hơn 150 người ký tên vào Bức thơ ngỏ gởi UB/KT/TƯ, Bộ Chính trị nhằm bảo vệ GS Chu Hảo. 

Nội dung Thư ngỏ cho rằng quyết định của UB/KT/TƯ là không chính đáng, không đúng sự thật, thể hiện sự trấn áp thô bạo về những nỗ lực rất đáng trân trọng của một trí thức hết lòng vì dân, vì nước, chà đạp những ý kiến chân thật và xây dựng của GS Hảo về những vấn đề nóng bỏng của đất nước. Việc kỷ luật GS Chu Hảo là một “tuyên chiến đối với giới trí thức Việt Nam”. 

4. Hai mươi trí thức và văn nghệ sĩ tuyên bố bỏ đảng để ủng hộ GS Chu Hảo 

Nghệ sĩ Kim Chi và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang
Nhà văn Nguyên Ngọc (trái) và GS Tương Lai 

4.1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang tuyên bố từ bỏ đảng. 

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho biết: “Tôi đã thấy lý tưởng lúc vào đảng là đấu tranh cho đất nước độc lập, tự do, người dân hạnh phúc; thế nhưng đến năm 2000 thì đảng đã đi ngược lại cái lý tưởng đó. Giặc chiếm đảo, biên giới, thì không lên tiếng mà nhượng bộ giặc, cụ thể là Trung Quốc. Đối với dân thì đàn áp những người đấu tranh đòi quyền sống, đàn áp những người phản đối Trung Quốc xâm lược, phản đối ô nhiễm môi trường. 

Các trí thức nhiệt tình góp ý kiến, trong đó có tôi, thì không nghe, nhiều người lên tiếng phản đối thì bị bắt, đi tù”. 

TS Mạc Văn Trang, 54 tuổi đảng, có hơn 30 năm công tác tại Viện Khoa học Giáo dục trước khi về hưu vào năm 2002. 

TS Mạc Văn Trang tuyên bố bỏ đảng để ủng hộ GS Chu Hảo. 

4.2. Nhà văn Nguyên Ngọc tuyên bố bỏ đảng 

Nhà văn Nguyên Ngọc có bút hiệu khác là Nguyễn Trung Thành, tên thật là Nguyễn Ngọc Báu, sinh ngày 15-9-1932, 62 năm tuổi đảng, cấp bậc đại tá, bày tỏ: “Kỷ luật ông Chu Hảo thực chất là một chính sách ngu dân, kìm hãm nhân dân trong vòng tăm tối để dễ lừa dối và đàn áp, vì quyền lợi ích kỷ của một đảng độc tài. 

Từ nhiều năm qua tôi thấy đảng là một tổ chức chuyên quyền, phản dân, hại nước. 

Tôi không thể đứng trong một đảng như thế”. Rút ra khỏi Đảng ngày 26-10-2018 để ủng hộ GS Chu Hảo. 

4.3. Nghệ sĩ Kim Chi tuyên bố bỏ đảng Cộng Sản Việt Nam 

Ngày 4-11-2018, trên Facebook, nghệ sĩ Kim Chi viết: “Lẽ ra tôi phải làm việc nầy cách đây gần 3 năm trước, khi mà ông Trọng tái đắc cử Tổng Bí thư đảng CSVN. Bởi tôi biết ông một mực theo đuổi chủ nghĩa xã hội-con đường tăm tối, không có tương lai, đi ngược với xu thế tiến bộ của nhân loại. 

Nhưng ngày đó, lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc; GS Chu Hảo và chồng tôi, ông Vũ Linh, cùng nhiều bằng hữu tâm huyết, khuyên tôi kiên nhẫn ở lại để giúp những người tốt trong đảng để họ nhận ra lẽ phải”. 

Tôi đã kiên nhẫn bày tỏ chính kiến ôn hòa trong mọi việc: Xuống đường biểu tình vì nhân quyền, chủ quyền đất nước, an ủi, chia sẻ cùng tù nhân lương tâm, bà con “dân oan”. 

4.4. GS Tương Lai tuyên bố bỏ Đảng 

Tôi là Tương Lai vào Đảng ngày 6-1-1959. Cách đây 10 năm tôi nhận ra không có cái gọi là Chủ nghĩa Mác Lênin và đó là sản phẩm của Stalin được làm méo mó qua lăng kính Mao-it du nhập vào Việt Nam. 

Tôi nhẫn nhục ở lại trong Đảng dù biết rằng những Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng với hậu thuẫn trực tiếp của Bắc Kinh và đang thao túng Đảng. 

Phó Giáo sư Tương Lai tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên-Huế, là nhà nghiên cứu Xã hội học, Văn hóa. Ông là một nhà bất đồng chính kiến của Việt Nam. 

Từ năm 1988 đến 1999, ông là Viện Trưởng Viện Xã hội học Việt Nam. 

4.5. Những người bỏ đảng khác 

Tính tới ngày 29.10. 2018, theo đài VOA (Mỹ) thì có ít nhất 13 người vừa tuyên bố bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó có trung tá Quân đội Trần Nam, Giảng viên Đại học Khoa Học Tự Nhiên Trần Thanh Tuấn, Trung Uý Quân Đội Nguyễn Hữu Chiến, Nguyên Phó Chủ tịch Huyện Bình Chánh là Hà Quang Vinh, Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế là Dương Bích Hà, đảng viên trẻ Nguyễn Việt Anh, Luật sư Lê Văn Hòa, nhà văn Mai Tú Ân 

Ngày 14 tháng 11, Hãng tin AFP loan tin, cho biết nhóm 81 học giả và các nhà nghiên cứu từ 10 quốc gia, vào ngày 14 tháng 11 năm 2018, công bố thư do họ ký tên để bày tỏ các mối lo ngại cũng như lên tiếng ủng hộ Giáo sư Chu Hảo. Nội dung bức thư được trích nói rằng nhóm các học giả quốc tế, không cho rằng những tác phẩm của Giáo sư Chu Hảo là mối đe dọa cho sự phát triển ổn định và hòa bình của Việt Nam; đồng thời khẳng định những cáo buộc của chính phủ Việt Nam, đó là vô căn cứ và đáng lo ngại. 

5. “Tự diễn biến” “Tự chuyển hóa” 

GS Chu Hảo và những trí thúc, văn nghệ sĩ đã bị ghép tội là ”tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. 

Hai nhóm chữ nầy được nêu ra trong Nghị quyết của Đại hội XII đảng CSVN, cho rằng một bộ phận cán bộ, đảng viên đã thay đổi nhận thức chính trị, thay đổi tư tưởng theo chiều hướng tiêu cực, nghĩa là xấu, cụ thể là phản bác chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận nền dân chủ XHCN, phủ nhận kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đòi lập thể chế tam quyền phân lập. 

“Tự diễn biến” tư tưởng sinh ra “tự chuyển hóa” bằng hành động, là cổ xúy từ bỏ chế độ độc tài, độc đảng, toàn trị. Đảng CSVN cho rằng những thế lực thù địch đã áp dụng chiến thuật “Diễn biến hòa bình” để tiêu diệt chủ nghĩa Cộng Sản. Không biết những thế lực thù địch là ai, nhưng mới đây thế lực thù địch của Nguyễn Phú Trọng chính là Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, vì ông kêu gọi thế giới hãy xóa bỏ chủ nghĩa Cộng Sản. 

6. Những tên Việt Cộng sáng mắt ra 

Việt Cộng (VC=vi-xi) là cái tên mà Hoa Kỳ đặt cho những đảng viên CS và những người trong Mặt trận Giải phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam (MT/GP/DT/MN/VN) chống chế độ Việt Nam Cộng Hòa. 

Những VC nổi bật gồm có: Bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, Trương Như Tảng, Nguyễn Hộ… 

Lê Hiếu Đằng 

Bác sĩ Dương Huỳnh Hoa và Trương Như Tảng 

6.1. Bác sĩ Dương Huỳnh Hoa 

Bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, Bộ trưởng Bộ Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (CP/LT/CH/MN/VN) 

Dương Huỳnh Hoa xin ra khỏi Đảng, được Phạm Văn Đồng cho phép với điều kiện chỉ được công bố sau 10 năm. Bà nầy bất mãn vì sau 1975 đảng chỉ cho bà làm Giám đốc bịnh viện nhi đồng mà thôi. 

6.2. Trương Như Tảng 

Trương Như Tảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp của CP/LT/CH/MN/VN. Vị bộ trưởng nầy ngu ngốc lắm, chỉ mở mắt ra vào ngày 1-5-1975, khi đoàn quân chiến thắng diễn hành qua Dinh Độc Lập mà không thấy lá cờ của MT/GP/DT/MN/VN. Ông hỏi, và được trả lời là đã thống nhất rồi. Ông mất chức và cảm thấy bị lợi dụng cho nên vượt biên. Tháng 8 năm 1978, ông Tảng và 63 người trên chiếc ghe cá ộp ẹp đến Indonesia. Ở trại tỵ nạn 6 tháng rồi được cho vào định cư ở Pháp. 

6.3. Nguyễn Hộ 

Nguyễn Hộ là chiến binh của MT/GP/DT/MN/VN, gia nhập đảng CSVN năm 1937. Sau 1975, lập ra “Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ” có khuynh hướng chống Đảng. Sau 53 năm phục vụ Đảng, ông bị bắt giam và sau đó bị quản thúc tại gia. 

Mở mắt ra thì mới thấy tội lỗi và đắng cay cuộc đời. 

7. Những người bỏ đảng mới thật sự là anh hùng 

Những người sinh ra ở Miền Bắc được kết nạp vào Đảng trước năm 1975 thì không có gì đáng trách cả, bởi vì họ bị nhà trường XHCN nhồi sọ. Họ phải tuân theo luật pháp của chế độ họ đang sống, rời nhà trường, họ phải làm việc tại các cơ quan nhà nước hoặc các công ty quốc doanh. 

Họ không có lựa chọn nào khác cả. Trong các nơi làm việc họ phải ngoi lên để không bị cấp trên “đì”, mà trái lại họ có thể trù dập cấp dưới. 

Những người nầy không đáng trách. 

Tuy nhiên, nếu họ quyết định từ bỏ đảng CSVN thì thật sự đúng là những anh hùng. 

Những anh hùng như nhạc sĩ Tô Hải, trí thức Nguyễn Thanh Giang, Đại tá Phạm Quế Dương, GS Nguyễn Đình Cống... 

8. Vì sao đảng viên không dám bỏ Đảng 

Đảng viên không dám bỏ Đảng vì những lý do sau đây: 

- Sự trả thù hết sức tiểu nhân, đê tiện, hèn hạ cho đến chết mà vẫn không buông tha. Trần Độ là một dẫn chứng. 

- Mất việc làm. Gia đình, con cái bị trù dập, con cái mất việc làm, bị bao vây kinh tế gia đình. Cũng có dư luận đe dọa có thể mất sổ lương hưu. 

- Nhạc sĩ Tô Hải bị bịnh viện từ chối điều trị. 

9. Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 

Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là chế độ tàn bạo nhất trong lịch sử Việt Nam. Hồ Chí Minh rước cán bộ Trung Cộng về chỉ đạo việc giết người hàng loạt, hàng trăm ngàn người trong Cải Cách Ruộng Đất. 

Già Hồ nhận sai lầm, nhỏ vài giọt nước mắt cá sấu, thế là xong. Người dân Hà Nội lại tôn vinh ông lên tận mây xanh. 

Nói về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì già Hồ bỏ vợ, từ con, con rơi con rớt đầy đàn. Phụ nữ Việt, Tây, Tàu, Nga, sắc tộc thiểu số…già không bỏ, nhỏ không tha, bác xơi tái “ráo nạo”. 

Bác chà đạp nhân phẩm phụ nữ, xem phụ nữ là một thứ đồ chơi, chơi 

xong rồi chuyền xuống cho thuộc hạ hưởng xái nhì, và sau cùng ném ra đường cho xe cán chết. 

Lần gặp bác Hồ tôi bị mất trinh! Đúng là ấu dâm. 

Khi về già, bác bị hai thằng họ Lê khống chế, xem bác như đứa con nít, đảng viên cao cấp Nam Kỳ Nguyễn Văn Trấn thuật lại trong cuốn sách 

“Viết cho mẹ và Quốc Hội” 

10. Chế độ Cộng Sản tàn bạo nhất lịch sử nhân loại. 

Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản 

Chế độ Cộng Sản tàn bạo nhất lịch sử nhân loại. Những tên đồ tể từ Stalin đến Mao Trạch Đông, Pol Pot, Hồ Chí Minh đã giết trên 100 triệu người vô tội trên khắp thế giới. 

Một Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial) được xây dựng trong một khuôn viên tại Washington, D.C.. 

Đài Tưởng niệm Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush khánh thành vào ngày 12 tháng 6 năm 2007. 

Ông nói đây là một quyết định đúng lúc, một sáng kiến hữu ích, một công trình quan trọng để ghi nhớ trên 100 triệu nạn nhân bị chủ nghĩa Cộng Sản sát hại trên toàn thế giới và đặc biệt là tại Nga, Trung Quốc, Cambodia và Việt Nam. 

11. Kết luận 

Người Việt mình có câu “Ở trong chăn mới biết chăn có rận”, những đảng viên CSVN nói về cái đảng mà họ từ bỏ thì chính xác nhất. 

Để kết luận, xin ghi lại nhận xét của những lãnh đạo, những người đã từng sống dưới chế độ hoặc nạn nhân của chế độ Cộng Sản. 

1). Cộng sản sinh ra từ nghèo đói và ngu dốt, lớn lên bằng dối trá và bạo lực, và sẽ chết đi trong sự khinh bỉ và nguyền rủa của nhân loại. (Đức Đạt Lai Lạt Ma) 

2). Tôi lớn lên trong chủ nghĩa cộng sản tại Đông Đức và tôi hiểu rõ về họ: Cộng Sản là chủ nghĩa gian trá và man rợ nhất của nhân loại! Chủ nghĩa Cộng Sản là một vết nhơ của loài người và thế giới văn minh! Cộng sản đã làm cho người dân trở thành gian dối (Thủ tướng Đức Angela Merkel) 

3). Bất cứ nơi nào chủ nghĩa xã hội hay cộng sản được thực sự áp dụng, thì chỉ mang đến đau thương, tàn phá, và thất bại. (Tổng thống Mỹ Donald Trump) 

4). Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi rất đau buồn mà nói rằng: đảng Cộng Sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá. (Cựu Tổng bí thư đảng Cộng Sản Liên Xô, Mikhail Sergeyevich Gorbachev) 

5). Đừng nghe những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì Cộng Sản làm (Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) 

6). Nói về CSVN bán nước, GS Stephen B. Young Trưởng khoa Luật của Đại học Minnesota khẳng định: “Buồn mà nói. Vì nói cho đúng thì phải nói lớn và nói rõ, phe nhóm cai trị Việt Nam hiện nay là một bọn Hán Ngụy”. 

Minnesota ngày 18-2-2019 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo