Chung bầu trời, hai lối đi - Dân Làm Báo

Chung bầu trời, hai lối đi

Bảo Giang (Danlambao) - Gần một thế kỷ qua, người ta đã nói và viết rất nhiều về hai nhân vật cùng thời, có liên quan đến dòng lịch sử của Việt Nam. Một ở trong miền Nam và một ở ngoài Bắc. Tuy thế, những bài viết về họ xem ra vẫn chưa có dấu hiệu chấm hết. Trái lại, vẫn còn, nếu như không muốn nói là còn nhiều, còn dài. Bởi lẽ, những hoạt động của họ, không những chỉ liên quan đến đời sống của cá nhân họ, nhưng còn ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của người dân cũng như đời sống của đất nước. Họ là ai? Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh.

Một bên, được coi là người Hiền đã mang điều thiện đến trong sinh hoạt cho con người và cho đất nước Việt Nam. Ở đó, người dân được hưởng đầy đủ những quyền cơ bản của con người và nhân phẩm của họ được pháp luật bảo vệ. Và ở đó, cánh cửa học đường được mở ra cho mọi giai tầng trong xã hội cùng tham gia, hội nhập trong tinh thần Công, Minh, Liêm, Chính. Nhờ đó, sinh hoạt xã hội, chính trị ở miền nam với thể chế Cộng Hòa đã mở ra con đường Tự Chủ, Dân Quyền, Dân Sinh cho người dân tận hưởng lợi ích và góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước.

Ở phía bên kia, một kẻ được coi là gốc sinh của gian trá, (gian trá ngay từ đôi dòng về lý lịch ngày sinh cũng như ngày chết). Y đã mang tính ác, đem cái gian trá trong đời của Y gieo trồng vào đời sống của xã hội ở miền bắc Việt Nam. Từ đó, ngoài việc Y làm đảo lộn luân thường đạo lý của xã hội theo chủ trương áp đặt con tố cha, vợ tố chồng, anh em chém giết nhau theo khẩu hiệu: “hãy lôi cổ bọn chúng ra đây…”, Y còn tạo ra và để lại muôn ngàn đau thương và uất hận cho người dân đất bắc trong những cuộc phân ly. Tệ hơn thế, máu lại nhuộm đỏ khắp ruộng đồng rồi tràn lên phố xá. Ngày thanh bình chưa thấy, đã thấy hàng hàng lớp lớp thanh niên miền bắc phải cầm súng lên đường. Riêng miền quê hương cũ thì mỗi lúc một ngập lớp dép râu từ phương bắc tràn qua.

Kết qủa, màu nắng thanh bình đã tan tác nơi phương nam. Ngày 30-4-1975 và sau đó chỉ còn lại những nước mắt và nghẹn ngào của mẹ chờ con, vợ ngóng chồng. Chỉ còn lại tiếc nuối khi mặt trời khuất bóng và cuốn đi lý tưởng, và hoài bão xây dựng đất nước trong Độc Lập, Tự Do, trong Công Lý, Hòa Bình mà người miền nam đã cố công gây dựng và bảo vệ. Nay, tất cả đều thu về trong sóc cảnh. Rồi thay vào đó và trơ ra trước nhật nguyệt, trực diện trước mắt người dân miền nam là những bội nghĩa, vô đạo, bất lương theo đúng chủ trương và tinh thần của Hồ Chí Minh được CS chuyên chở vào từ miền bắc. Nó bắt đầu như cơn mưa phùn lấm tấm rơi, rồi thành bão táp đổ ập xuống mảnh đất hiền hòa miền nam bằng những tráo trở chuyên nghiệp.

Khởi đầu sau ngày 30-4-1975 là những ngôn từ đao to búa lớn chưa từng thấy. Nào là Độc Lập, nào là Tự Do, nào là Thống Nhất… xem ra là không còn một ngôn từ nào to hơn dao búa mà những kẻ gọi là chiến thắng từ miền bắc không đem ra xử dụng. Kết qủa, hàng hàng lớp lớp những đoàn xe môlôtôva cũng như những chiếc xe GMC của miền nam đều được chúng mở hết công xuất chạy ngược về phía bắc. Trên đó có những gì? Toàn bộ tài sản công cộng ở miền nam, đôi khi là tài sản của tư nhân bị chúng tháo gỡ, vơ vét, chở về bắc phương làm cơ nghiệp. Vào lúc đó, người dân hiền hòa ở miền nam mới vỡ lẽ ra cái từ “giải phóng” của CS mang ý nghĩa gì! Ấy là chưa kể đến chuyện đoàn cướp Hồ Chí Minh đã vào cạy cửa Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam ở miền Nam và lén chở đi 16 tấn vàng để trả nợ chiến phí cho Liên Sô.

Tuy thế, chuyện Việt cộng từ bắc kéo vào trộm cướp hay vơ vét về ấy chỉ là chuyện nhỏ, chuyện trẻ con. Nó chỉ như cái rơm cái rác bên đường, không đáng để người miền nam lưu tâm. Bởi lẽ, họ đã biết rõ cảnh võ mồm và những cảnh nghèo của miền bắc từ lâu rồi, nên chẳng một ai buồn chấp nhất với chúng. Tuy nhiên, sau những chuyến hàng ấy là từng đoàn người lẫn lộn trong hàng ngũ cán cộng vào nam với giọng lơ lớ thì người miền nam thật sự bắt đầu lo lắng cho sự trường tồn của đất nước. Chẳng mấy hôm sau, nỗi lo lắng từ trong gan phổi ấy biến thành sự thật. Trước mắt họ là lớp người lơ lớ đồng hương của Hồ Chí Minh đứng vung tay múa chân, chỉ đông chỉ tây. Bên cạnh đó là hàng lớp cán bộ cao cấp nói rặt tiếng bắc chạy lúp súp theo hầu, đầu gật như cái máy. 

Nhìn cảnh ấy, người dân miền nam đã hiểu ra lời công bố “ta đánh chiếm miền nam là đánh cho Tàu, cho Liên Sô, cho xã hội chủ nghĩa” của Lê Duẩn mang ý nghĩa gì. Trước hết, đất nước tuy danh nghĩa là Việt Nam nhưng ở nơi đó, có những vùng đất như rừng đầu nguồn, Bauxite Cao Nguyên hay Formosa. Hoặc giả là Vân Đồn, bắc Vân Phong hay Phú Quốc… là những nơi đã và rồi ra là những vùng đất, phố xá, mà ngay cả cái bọn chạy theo hầu Tàu, làm lãnh đạo ở Hà Nội kia cũng không được phép bước chân đến nữa. Nói chi đến Hoàng Sa, Trường Sa. Bởi lẽ, Nó đã thuộc về Tàu?! Đổi lại, những kẻ như Trọng, Phúc, Ngân, Vượng, Chính… thì chờ vẫy đuôi mừng khi được gọi tên sang chầu kẻ xâm lược!

Việt Nam rồi ra sao?

Đây là một câu hỏi lớn cho mỗi người Việt Nam hôm nay. Bởi lẽ, nó không phải chỉ là việc hàng ngũ Việt cộng thay nhau sớm hôm cắp nón đi về phương bắc bái lạy. Cũng chưa hẳn là từ sự kiện có những vùng đất trong nội địa Việt Nam mà chính những kẻ được gọi là lãnh đạo của chế độ này cũng không được phép tự ý đến. Nhưng là việc trẻ em Việt Nam ngay từ mẫu giáo đã phải ngày đêm ê a cái mặt chữ hình vuông. Đã thế, lại còn có cả một tập đoàn ăn phân (Fund) của Tàu để tạo ra kiểu chữ Việt theo âm Tàu để phục vụ cho mẫu quốc nữa. Hỏi xem Việt Nam còn hay đã mất?

Ở đây, phần trả lời cho câu hỏi trên không nằm trong bài viết này. Bởi lẽ, bài viết này chỉ có mục đích trình bày theo năm tháng, những khát vọng, những chương trình cũng như những hoạt động thực sự của hai người (hai phía) đối địch nhau một thời, đánh nhau một dạo và đã thành lập ra hai thể chế khác biệt nhau trên hai phần của đất nước sau ngày 20-7-1954. Để từ đó, miền nam có được 20 năm, dẫu trong chiến tranh, họ vẫn được duy trì và phát triển được đầy đủ những lý thuyết nhân bản và nhân sinh của dân tộc. Hơn thế, họ đã xây dựng ở nơi đây một xã hội Tự Do, Độc Lập, Thịnh Vượng với một nền Công Lý vững mạnh, thật đáng sống.

Trong khi đó, ở phía bên kia bờ sông Bến Hải, sau ngày 20-7-1954 cộng sản chủ nghĩa rộ hoa theo thuyết tam vô do Hồ Chí Minh đem về. Nó đã đưa người dân Việt vào cảnh ngậm hờn trong kiếp đời nô lệ. Tệ hơn, sau 30-4-1975, Nó còn đẩy dân chúng của hai miền vào cuộc sống xem ra không thể hòa hợp được. Lý do, những tên, gồm cả đầu trộm đuôi cướp mang lớp áo cán bộ của cái nhà nước gọi là xã hội CS từ Hồ trở xuống, lại tự cho mình là kẻ tri thức và giữ công lý cho xã hội. Trong khi thực chất của chúng chỉ là một loại ruồi trâu trong kiếp nô lệ của phương bắc mà thôi! Phần lớp trí thức “biết lo cái lo của dân” ở ngoài ấy hoặc ở trong nam thì tất cả đã bị chết chém, bị triệt hạ theo cái khẩu hiệu “ trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ” của chúng năm nào rồi. Làm gì còn trí thức xã hội ở đó?

Khi nhắc đến chuyện này thì ai cũng biết. Ngay từ những năm 1953 trong vùng Việt Minh tạm chiếm, Hồ chí Minh đã vung dao triệt hạ người Việt Nam qua phương cách đấu tố để giết người cướp của theo lệnh của Bắc phương. Mở đầu, chúng đã rửa dao bằng cái chết thê thảm của bà Nguyễn thị Năm. Một người như người mẹ, người chị, đã nuôi nấng, bao che cho những Trường Chinh, Lê Đức Thọ, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Thanh Nghị, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng …. trong lúc chúng khốn cùng, gặp khó khăn. Chỉ ít lâu sau, Hồ chí Minh dưới tên C.B. viết bản cáo trạng vô nhân bất nghĩa để kết án bà. Viết xong, Y chuyển tới nơi xử án để đọc. Phần y và Đặng xuân Khu thì, “kẻ bịt râu, kẻ đeo kính râm đi xem đấu tố…” (Trần Đĩnh, Đèn Cù). Đọc đến đoạn này, ai cũng tiếc cho thân phận bà đã tin lầm và nuôi ong tay áo mà mang họa diệt thân. Lại có người cho rằng, nếu bà biết được lòng lang dạ sói của chúng như thế thì có lẽ chỉ cần một cú điện thoại cho Pháp trong lúc bà làm bữa ăn ngon đãi chúng thì dân Việt đã thoát nạn cộng sản bạo tàn.

Thật tiếc, nhưng chuyện đó đã qua rồi. Đến sau ngày phân chia đất nước, 20-7-1954, con dao mã tấu trong tay Hồ Chí Minh càng bạo ngược hơn. Nó mở rộng mùa đấu tố trên toàn miền bắc với kết quả sơ khởi tính đến 1956 có đến hơn 172 ngàn chủ gia đình bị chết chém. Hàng trăm ngàn người khác bị đưa đi đầy ở những vùng Cao Bắc Lạng, và toàn bộ tài sản của họ, từ nhà cửa đến ruộng vườn, đều lọt vào tay tập đoàn CS. Riêng vợ con của họ đã được nhà nước biến thành những kẻ lang thang, xin ăn dọc đầu đường, cuối xóm, không hề biết đến ngày mai. Câu chuyện về bà Phạm thị Nhu, vợ nhà thơ Hữu Loan là một thí dụ điển hình.

Cùng trong thời gian này, ở miền nam với Ngô Đình Diệm đã mở rộng vòng tay ra đón nhận người trốn chạy CS từ miền bắc. Rồi từ những túp lều bằng vải che đỡ nắng mưa lúc khởi đầu kia, họ được chính phủ trợ giúp và đưa về các vùng dinh điền để khai hoang, tự lập đời sống mới. Từ đây, sức cần cù của họ đã nở hoa trên khắp miền nam. Từ bờ nam Bến Hải đến rừng già Cao Nguyên, hay đầm lầy Cà Mau, không một nơi nào không có những đổi thay theo dấu chân của họ.

Rồi khi những giọt mồ hôi của họ thấm đẫm đất miền nam thì từ đó vươn lên những đồng lúa xanh tươi bên những mái nhà khang trang, đầm ấm. Dĩ nhiên, không phải chỉ có lúa gạo trổ bông, nhưng là toàn cảnh miền nam đã vươn mình lớn dậy và chiếm đoạt lòng người với một nên văn hóa giáo dục nhân bản đua nở. Ở đó, từ thành thị cho đến thôn quê, không một nơi nào không vang lên tiếng trẻ ê, a, hay vượt lên ngàn khơi là sức sống theo tiếng ca vang: “Học sinh là người Tổ quốc mong cho mai sau”… Những tưởng, họ sẽ được vui sống đời ấm no từ sức cần cù của họ trên phần đất mới. Và nhờ đó, đất nước chuyển minh, vươn vai với thế giới. Ai ngờ, chỉ trong sớm tối, “giặc từ bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu đồng bào”…

Chuyện kể, khi đứng nhìn cảnh vươn vai của miền nam lớn dậy, Hồ Chí Minh vốn đã không có được cái căn bản của một phàm nhân biết xấu hổ vì cái bản chất vô học, không lễ giáo của mình. Đã thế, sau cuộc vung mã tấu chém giết dân miền bắc thì máu bạo tàn, lòng lang sói của Y càng hừng hực trổi lên. (Đây cũng là một trong lý do người ta cho rằng Y không thuộc dòng máu Việt Nam) Y không thể ngồi yên, hay sửa đổi. Theo đó, lòng căm thù, nỗi ghen tỵ lại cuồn cuộn nổi lên, Hồ Chí Minh đã bước theo dấu chân Lê Chiêu Thống, uốn mình qùy gối, van Tàu, lạy Nga hỗ trợ cho Y mở cuộc chiến tranh vào miền nam. Trước là để tránh cái loạn tự phát ở miền bắc, sau là nhuộm đỏ quê hương Việt Nam dưới gối Tàu.

Còn dịp may nào tốt hơn cho mộng xâm lăng? Tàu cộng chỉ mong có thế. Hàng hàng lớp lớp người và vũ khí từ bên kia biên giới vội vã tràn qua biên giới Việt. Sự kiện này đặt người dân miền bắc vào bước đường tiến thoái lưỡng nan. Đi cũng chết, ở lại cũng chết. Nhưng đi thì còn hy vọng vượt thoát cho bản thân và cho người nhà. Ở lại, chỉ có một cõi. Đó là cõi chết. Do đó, dù không muốn, tuổi trẻ miền bắc buộc phải bồng súng vào nam để giết chết Tự Do và vùi dập khát vọng Độc Lập của đồng bào ruột thịt của mình.

Kết qủa, sau hơn 20 năm chiến tranh, Việt Nam không có ngày vui, nhưng từ bắc đến nam chỉ có những dòng nước mắt hòa trộn với máu đỏ tuôn chảy. Toàn thể dân tộc Việt Nam bị đẩy vào trong cảnh nồi da xáo thịt, bi thương. Ở đó, không có Độc Lập, không có Tự Chủ. Ở đó là mất đất, bị chiếm đóng và chia lìa.

Đọc đến đây, rồi ngoảnh nhìn lại ngày xưa, chắc bạn còn nhớ là dòng lịch sử của dân tộc Việt Nam trước đây đã ghi lại đoạn đường bi thương tương tự. Ở đó, Lê Chiêu Thống hí hửng đi cầu giặc Tàu để giữ lấy ngai vàng. Tàu dưới áo Mãn Thanh đã nhân dịp này đưa quân tràn sang chiếm đóng nước ta vào trước mùa xuân 1789. Nay dầu cho Vua quan của Y, hay những tên cộng sản theo Hồ Chí Minh thờ Tầu bênh vực cho đường lối “cách mạng” thờ Tàu của chúng thì cho đến ngàn ngàn đời sau cũng không thể rửa sạch mùi hôi tanh. Phần sử Việt vẫn chuẩn xác ghi tên bọn bán nước cầu vinh, rước voi về dày mả tổ là Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Đặng Xuân Khu, Lê Đức Thọ… Rồi nay là những Linh, Mười, Phiêu, Trọng…

Rồi ai cũng biết, việc Vua Quang Trung lên ngựa ra bắc diệt Lê Chiêu Thống và lũ xâm lăng thì sử nhà Nam đời đời còn ghi lại công đức của Ngài. Theo đó, dẫu công cuộc chống bạo quyền cộng sản và Tàu cộng hôm nay không, hay chưa đem lại chiến thắng như xưa, lịch sử Việt Nam vẫn ngàn đời còn lưu danh những Ngô Đình Diệm cũng như công cuộc chiến đấu của quân dân miền nam với những Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Ngụy Văn Thà… (còn tiếp)

10-3-19



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo