EVN – ngành điện và câu chuyện độc quyền - Dân Làm Báo

EVN – ngành điện và câu chuyện độc quyền

Mẹ Nấm (Danlambao) - Bộ Công thương vừa công bố quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2019. Theo đó, giá bán lẻ áp dụng từ ngày 20/3/2019 được điều chỉnh với mức giá mới là 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 8,36% so với mức giá hiện tại (1.720,65 đồng/kWh). Lần điều chỉnh giá điện gần nhất vào ngày 1/12/2017 sau 3 năm giữ giá.

Trả lời báo chí về việc tăng giá điện, ông Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tập đoàn này dự kiến thu thêm hơn 20.000 tỷ đồng từ việc tăng giá điện 8,36% từ ngày 20/3. Toàn bộ số tiền này sẽ được EVN chi trả cho các đối tác cung cấp khí, than, nhà máy điện bán cho EVN... đáng lý phải trả cách đây 2 năm nhưng đã bị treo lại. "Chúng tôi gần như là người trung gian đi thu và trả cho các đối tác cung cấp than, khí, nhà máy điện bán cho EVN...” (1)

Ở đây có thể thấy, với vị thế độc quyền các lãnh đạo và Bộ Công thương không hề có kế hoạch chiến lược lâu dài cho đất nước để giảm bớt những rủi ro về mặt ô nhiễm khí hậu từ điện than, hay cắt giảm chi phí từ điện khí. Nguồn điện mặt trời hiện chỉ được tiếp nhận ở mức 10% công suất.

Tại sao Việt Nam ưu đãi cho nhiệt điện trong khi biết rõ tác hại đối với môi trường về lâu dài? Câu trả lời này chắc chỉ có những người cầm bút ký duyệt, phê chuẩn các quyết định đầu tư, xây dựng các dự án nhiệt điện mới trả lời được. Câu chuyện của những dự án nhiệt điện thua lỗ, sai phạm lên tới con số nghìn tỷ giờ đây được kết thúc bằng việc giá điện tăng 8,36%. Và việc tăng giá điện này là để “tiến dần đến cơ chế thị trường”, “là đúng lộ trình”??? (2)

EVN đầu tư khá nhiều dự án, và những dự án chết yểu, những dự án thua lỗ chưa thấy có ai phải chịu trách nhiệm. 

Người dân có được xem là “đối tác” của EVN hay không?

Với tôi, câu trả lời là không! 

Ngày 20/3 Bộ Công thương họp báo tăng giá điện, một ngày sau - khách hàng người nhận được thông báo qua điện thoại người thì không. Có thể lý giải cho việc này là vì một phần khách hàng không đăng ký nhận tin nhắn qua hệ thống sms. Nhưng ở đây, điều mà tôi có thể thấy rõ là EVN không có lộ trình tôn trọng khách hàng của mình. Vấn đề này chỉ xảy ra ở những công ty độc quyền không có đối thủ cạnh tranh. 

Quay trở lại với chuyện tăng giá điện của EVN vừa qua có thể thấy người dân không có quyền lựa chọn.

22.03.2019


_________________________________

Chú thích:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo