Quảng Bình: Người lao động bị quan xâm hại chính sách, cần được xử lý nghiêm minh theo luật định - Dân Làm Báo

Quảng Bình: Người lao động bị quan xâm hại chính sách, cần được xử lý nghiêm minh theo luật định

Bình Minh - Nguyễn Bảo - Dư luận (kể cả MXH), báo chí liên tục lên án mạnh mẽ về việc tiêu cực, nhũng nhiễu giải quyết chính sách BHXH của NLĐ, dẫn đến chế độ công nhân đợi hưu bị xâm hại nghiêm trọng 9 năm nay. Vậy mà, dù đã nhận Thông báo đối thoại lần 4 của Tòa án, nhưng quan Sở vẫn từ chối đối thoại, khiến nhân dân và NLĐ phẫn nộ. Vậy, trách nhiệm của quan ăn lương dân còng lưng đóng góp có còn xứng đáng là “người đầy tớ của nhân dân”?

Ông Nguyễn Minh Mẫn, sinh năm 1950 (thường trú tại thôn 16, xã Lộc Ninh, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình): là nguyên đơn khởi kiện Giám đốc Sở Lao động- Thương binh- Xã hội (LĐTBXH) và Giám đốc Sở Văn hóa và Thể Thao (VH&TT) tỉnh cố làm sai lệch thực tế chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), gây phương hại quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ) đợi tuổi hưu theo: “Danh sách công nhân Công ty Nhiếp ảnh- Mĩ thuật tỉnh” (được Hội đồng giải thể thuộc UBND tỉnh Quảng Bình ký duyệt ngày 2/12/1997): ông Nguyễn Minh Mẫn có thời gian 25 năm công tác. Vậy mà, NLĐ bị nhũng nhiễu, “giam hành” 9 năm nay, khiến dư luận phẫn nộ. 

Chiều ngày 06/3/2019, TAND tỉnh tiếp: “Mở phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại”(lần 4) tại Tòa. Ông Trần Vũ Khiêm- Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) vắng mặt. Người đại diện theo ủy quyền: ông Nguyễn Mậu Nam- Phó giám đốc Sở VH&TT tiếp tục vắng mặt. Như vậy, phía bị kiện không giám nhìn thẳng sự thật để sửa sai, nên tiếp né tránh đối thoại là điều dễ hiểu.

Ông Nguyễn Trường Sơn- Giám đốc Sở Lao động thương binh & Xã hội (LĐTBXH) vắng mặt. Người được ủy quyền: ông Phạm Thành Đồng-PGĐ Sở LĐTBXH có mặt cùng ông Đoàn Xuân Toản- Chánh Thanh tra Sở này không được mời nhưng có mặt? 

Trả lời câu hỏi của Thẩm phán TAND tỉnh Quảng Bình bà Từ Thị Hải Dương: “giải quyết chính sách BHXH hưu trí cho NLĐ, Sở LĐTBXH yêu cầu hồ sơ, tài liệu gì”?

Ông Phạm Thành Đồng nói miệng: “Lý lịch cá nhân NLĐ chứng minh thời gian công tác liên tục. Giấy tờ chứng minh bắt đầu khi làm việc (đóng BHXH) đến thời điểm kết thúc. Lý do Sở LĐTBXH không đề nghị là tại thời điểm hiện tại ông Mẫn không có hồ sơ chứng minh chính xác làm việc. Năm 1996, ông Mẫn không có tên trong danh sách đóng BHXH”(!?)

Qua 2 lần ông Mẫn xin phép Thẩm phán- Chủ tọa để phản biện thì cuối cùng mới được phép tiếp tung ra hàng loạt chứng cứ để chứng minh “đập” lại ý kiến của ông Đồng. Ông Mẫn đem ra trên 15 tài liệu của Hôi đồng thuộc UBND tỉnh ký, trong đó có Giám đốc, PGĐ Sở LĐTBXH, Giám đốc, PGĐ Sở VHTTDL ký trên 10 Văn bản chứng nhận, đề nghị giải quyết 23 năm chính sách BHXH của ông Mẫn (từ năm 1972 đến 1995). Còn năm 1996 trở đi đơn vị “chết đứng” (sai phạm do lỗi của người sử dụng lao động mà Giám đốc sở phải chịu trách nhiệm) nên Chủ tịch tỉnh mới ra quyết định giải thể (năm 1997). Kết quả chứng cứ trên đã được TAND tỉnh Quảng Bình tiếp nhận và ghi vào biên bản. Còn lại 2 văn bản mới trả lời số 1793/SLĐTBXH-TTr ngày 19/12/2018 của Giám đốc Sở LĐTBXH và số 1050/SVHTT-TTr ngày 20/12/2018 của Sở Văn hóa và Thể thao cho rằng: 

1. Sở VHTTDL nay là VH&TT ban hành văn bản số 68 ngày 2/2/2016; số 403 ngày 31/5/2016: “không làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền cũng như ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông Mẫn”(!?) 

Câu hỏi được đặt ra: vì sao Sở VH&TT trả lời: “Không có cơ sở pháp lý để làm căn cứ xác nhận thời gian công tác đối với ông Mẫn 23 năm đóng BHXH”(!?) Như vậy, 2 Sở mâu thuẫn với hàng chục tài liệu đã chứng minh. 

2. Về trách nhiệm, nghĩa vụ: Sở VH&TT tỉnh đùn đẩy cho Giám đốc Công ty là trái với thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản; Trái với Quyết định số 961/QĐ-UB 7/8/1997 của UBND tỉnh Quảng Bình và các văn bản của UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết chính sách BHXH của ông Mẫn. Tuy nhiên, Sở VH&TT đã thừa nhận đề nghị giải quyết chính sách BHXH của ông Mẫn được gửi đến Sở LĐTBXH, UBND tỉnh Quảng Bình gồm: hàng chục văn bản, trong đó ông Nguyễn Mậu Nam ký trùng hợp như trên. Vậy, theo Sở VH&TT trách nhiệm, nghĩa vụ giải quyết còn lại thuộc về Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình.

Văn bản “không tham gia phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cân, công khai chứng cứ và đối thoại” số 103/SVHTT-TTr ngày 21/2/2019; số 139/SVHTT-TTr ngày 06/3/2019 của Sở Văn hóa và Thể thao cùng nội dung: “không hủy bỏ 2 văn bản số 68; số 403. Vì 2 văn bản này được ban hành trên cơ sở áp dụng các quy định pháp luật phù hợp với thẩm quyền của Sở VH&TT. Nội dung không làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền cũng như ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân ông Mẫn”(!?) Sở đề nghị TAND “áp dụng thời hiệu khởi kiện quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 116 Bộ luật tố tụng hành chính 2015”(!?)

Ông Mẫn phản “pháo”: Văn bản số 68 và 403 của Sở này không chỉ lừa dối nguyên đơn mà lừa Sở LĐTBXH và UBND tỉnh Quảng Bình: “đã gửi cho ông Nguyễn Minh Mẫn”(!?) Thực tế không gửi ông Mẫn nên Sở bị tố cáo gay gắt. Vậy, ngày 09/11/2018 ông Mẫn tiếp có đơn tố cáo gửi đến UBND tỉnh. Ngày 12/11/2018 ông Mẫn gửi Giám đốc Sở VH&TT. Mãi đến ngày 16/11/2018 Sở VH&TT mới giao cho ông Mẫn 02 văn bản (photo) số 68 và số 403 mà tùy tiện không y sao? Sau đó ngày 20/11/2018, Sở VH&TT có Thông báo số 27/TB-SVHTT trả lời trái luật định: “Không thụ lý giải quyết đơn tố cáo”? 

Ngày 23/11/2018 UBND tỉnh Quảng Bình tiếp chỉ đạo Văn phòng có văn bản số 4273/VPUBND-TCD: “Chuyển đơn tố cáo của công dân đến Giám đốc Sở VH&TT xử lý”. Hiện Sở VH&TT chưa trả lời là vi phạm luật định? 

Qua đó để chứng minh nguyên đơn khởi kiện 2 Giám đốc Sở LĐTBXH và Sở VH&TT là đúng luật. Văn bản số 103 ngày 21/2/2019 và số 139 ngày 6/3/2019 của Sở VH&TT đề nghị Tòa áp dụng “điểm a, khoản 2, Điều 116 của Bộ luật tố tụng hành chính 2015” là bất hợp lý, trái luật định. Vậy, Sở VH&TT trả lời: “Không tham gia phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại” tại Tòa là bất hợp tác, không giám nhìn thẳng sự thật để sửa sai, coi thường Tòa là không “thượng tôn pháp luật”. 

Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình nói gì?

Ngày 19/12/2018 Sở LĐTBXH trả lời số 1793/SLĐTBXH-TTr không phản biện công văn bị kiện số 1529/SLĐTBXH-TTr ngày 07/11/2017 của Sở do nguyên đơn khởi kiện đúng. Văn bản số 1559/SLĐTBXH-TTr ngày 09/11/2018 của Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh cho rằng: “không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích trực tiếp của ông Nguyễn Minh Mẫn”(!?)

Ông Mẫn hỏi, vì sao Sở LĐTBXH giây dưa kéo dài 9 năm nay mà vẫn không giải quyết? Vì sao Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh trả lời số 1529 và số 1559 rằng: “Sở LĐTBXH không có căn cứ để trình cơ quan thẩm quyền xem xét giải quyết chế độ BHXH cho ông Mẫn”(!?) Vậy, mâu thuẫn chồng mâu thuẫn với hàng chục văn bản, trong đó Giám đốc và Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh cùng Sở VHTTDL ký từ trên 15 văn bản chứng nhận: ông Mẫn có 23 năm đóng BHXH từ tháng 10/1972. Đó là ông Mẫn chưa kể đến từ năm 1996-1997 người sử dụng lao động không đóng BHXH cho NLĐ do Công ty thua lỗ. Đơn vị nợ lương NLĐ 7 năm không trả, đồng nghĩa với cướp đoạt. Vậy, nếu tính đến 1997, BHXH của ông Mẫn phải là 25 năm, Giám đốc Sở là người đứng đầu phải chịu trách nhiệm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH; Công văn hướng dẫn số 843/LĐTBXH ngày 25/3/1996 của Bộ LĐTBXH; Khoản 11 Thông tư liên tịch số 19 ngày 17/3/1994 của Bộ LĐTBXH và Bộ luật Lao động (sửa đổi 2002). 

Xem xét đơn tố cáo (kèm đủ hồ sơ chứng cứ trên), Bộ LĐTBXH chỉ đạo Thanh tra Bộ ban hành văn bản số 4905/CĐ-TTr ngày 21/9/2017: chỉ đạo Sở LĐTBXH tỉnh Quảng Bình giải quyết theo thẩm quyền chính sách BHXH của ông Nguyễn Minh Mẫn, báo cáo Bộ. 

Vậy, “Sở LĐTBXH hoặc ông Đồng có khiếu kiện hàng chục văn bản có kết quả như đã nói trên không? Ông Phạm Thành Đồng trả lời: “không”! Và đến nay không đơn vị, cá nhân, tổ chức nào tố cáo hoặc khởi kiện. Như vậy, kết quả trên có giá trị pháp lý mà không ai có thể phủ nhận được (kể cả Tòa án). 

Thẩm phán Từ Thị Hải Dương yêu cầu Sở LĐTBXH có văn bản báo cáo, đề nghị lên Bộ LĐTBXH về vấn đề này. Ông Đồng cũng xin NLĐ không tố cáo nữa. Ông Mẫn hỏi: “vậy sao Sở LĐTBXH còn trì trệ? Không trả lời được, nhưng ông Đồng yêu cầu máy móc: “Sở VH&TT phải cam kết”? Ý kiến ông Đồng, không chỉ mâu thuẫn chồng chéo, mà trái với Bộ luật lao động. Thậm chí sở này tiêu cực gây phiền hà kéo dài, làm phương hại nghiêm trọng đến chính sách BHXH, hưu trí của NLĐ nay là NCT. Ông Đồng hỏi lại: “Anh Mẫn có nhất trí giải quyết chính sách BHXH 20 năm”? Ông Mẫn trả lời: “Ai cướp mất của tôi 3 năm BHXH, nên tôi đấu tranh tìm công lý đến cùng. Đề nghị Thẩm phán và thư ký Tòa án tôn trọng ghi vào biên bản các chứng cứ, kết quả được nguyên đơn chứng minh”.

Kết thúc đối thoại, biên bản ghi: “Giám đốc Sở VH&TT tiếp vắng mặt nên chưa thống nhất được phương án giải quyết”. Nguyên đơn yêu cầu TAND tỉnh triệu tập người bị kiện có mặt đối thoại để làm rõ? Dư luận yêu cầu TAND tỉnh Quảng Bình công tâm, khách quan thượng tôn pháp luật: hủy 04 văn bản cố làm trái của Giám đốc Sở LĐTBXH và Sở VHTTDL Quảng Bình. Buộc Giám đốc 2 Sở này có trách nhiệm, nghĩa vụ giải quyết kịp thời BHXH, hưu trí và bồi thường thiệt hại tinh thần 9 năm nay của NLĐ theo quy định hiện hành. Đừng để dư luận tiếp tục lên án hành vi quan sở tiêu cực kéo dài, không xứng đáng “người đầy tớ của nhân dân”.

Chúng tôi tiếp tục theo dõi để thông tin vấn đề này đến bạn đọc!

Ảnh: Biên bản đối thoại chiều 06/03/2019 tại TAND tỉnh được nguyên đơn đem ra nhiều chứng cứ: 25 năm công tác; Giám đốc 2 Sở LĐTBXH ký 23 năm đóng BHXH.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo