Võ Ngọc Ánh (Danlambao) - Sự bao che cho người trong cùng hệ thống đã có tác dụng ngược trong vụ Nguyễn Hữu Linh. Thực tế trong vụ việc dâm ô mà ông Linh là thủ phạm, vô tình các đồng chí của ông Linh đã làm hại ông cùng gia đình trước áp lực của xã hội. Ông Linh và các đồng chí của ông có lẽ đã quá tự tin vào hệ thống luật pháp mà xưa nay họ vốn làm chủ, tùy tiện trong việc lập án, định tội.
Nếu Nguyễn Hữu Linh, không phải quan chức nhà nước, không từng nắm vị trị lãnh đạo, không phải đảng viên cộng sản thì có lẽ ông đã không bị truy cùng đuổi tận như đang diễn ra.
Dâm tặc ở Việt Nam không phải ít, bọn này có từ đủ hạng người từ thầy giáo, bí thư đoàn, công an, quan chức, công nhân, nông dân... Nạn nhân của dâm tặc có khi còn trẻ con, bé gái chưa qua tuổi dậy thì và cả người trưởng thành.
Dĩ nhiên dâm ô, cưỡng dâm ở mức độ nào cũng đáng lên án. Hành động của Nguyễn Hữu Linh với bé gái trong thang máy chưa nhằm nhò gì so với nhiều vụ dâm ô khác. Nhưng ông ta lại là người bị lên án với tần suất lớn nhất.
Vì sao?
Nếu Nguyễn Hữu Linh không phải quan chức nhà nước từng nắm vị trị lãnh đạo, không phải đảng viên thì có lẽ ông đã không bị truy cùng đuổi tận như đang diễn ra.
Sự bao che cho người trong cùng hệ thống đã có tác dụng ngược trong vụ Nguyễn Hữu Linh. Thực tế trong vụ việc dâm ô mà ông Linh là thủ phạm, vô tình các đồng chí của ông Linh đã làm hại ông cùng gia đình trước áp lực của xã hội.
Ông Linh và các đồng chí của ông có lẽ đã quá tự tin vào hệ thống luật pháp mà xưa nay họ vốn làm chủ, tùy tiện trong việc lập án, định tội.
Hành động của ông Nguyễn Hữu Linh là đáng lên án, cần xử lý nghiêm minh, nhưng ở một khía cạnh khác có thể nhận thấy ông Linh là một ví dụ cụ thể cho thấy thái độ của người dân với chế độ hiện tại. Do căm ghét chế độ này mà người ta đã trút lên đầu ông Linh.
Bởi trong cái hệ thống xã hội chủ nghĩa này, con người bị tước tất cả mọi quyền căn bản về tự do, dân chủ, “chuyện chính trị nhạy cảm lắm”... thì việc trút giận vào tên dâm ô xem ra rất an toàn.
Qua vụ việc của Nguyễn Hữu Linh, nếu nhà cầm quyền chịu lắng nghe sẽ đọc được nhiều thông tin. Trước đó là vụ Nguyễn Khắc Thủy, một cựu quan chức nhà nước tại thành phố Vũng Tàu.
Bởi thực tế, khi quan chức còn tại vị có không ít người nịnh hót, tâng bốc, mời mọc... Tuy nhiên, khi có tin bất kỳ quan chức nào bị bệnh tật, tai nạn, chết... thì đa số dân Việt cảm thấy hả hê. Đây là tình cảm tự nhiên, đơn giản của con người. Họ lý giải, làm điều ác phải trả ác... Lòng dân với quan chức cộng sản trong quan niệm “nghĩa tử nghĩa tận” đã bị “phá sản” với người Việt.
Dù cho đảng cộng sản Việt Nam và nhà nước độc tài của nó cố tình tô vẽ, dùng quyền lực để lừa đối, luật pháp để áp đặt về một xã hội tốt đẹp, người dân tin tưởng vào sự cai trị thì lòng dân đã rõ.
Trong cái chết, bệnh tật, tai nạn, vướng vòng lao lý... của quan chức CS, dân Việt hả hê trong nỗi sợ của họ.
Một đất nước mà quan hệ giữa dân và những người cầm quyền mà như vậy thì đất nước sẽ đi về đâu?
27.06.2019