Bạn đọc Danlambao - Mặc dù Kim Jong-un là người có quyền lực tuyệt đối tại Triều Tiên kể từ năm 2011, nhưng trên nguyên tắc ông ta chỉ là “lãnh đạo tối cao” chứ không phải là “nguyên thủ quốc gia”, tức là người đại diện chính thức của đất nước Triều Tiên.
Kim Jong-un là Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ và được xem là “lãnh đạo tối cao” tương tự như cha Kim Jong-il và ông nội Kim Il-sung. Trong khi đó người nắm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên (SAC), tức quốc hội được xem là nguyên thủ quốc gia. Người đó là Choe Ryong-hae, cận thần thân tín của Kim Jong-un.
Để trở thành lãnh tụ tối cao kiêm nguyên thủ quốc gia, Kim Jong-un đã sửa đổi hiến pháp.
Bản Hiến pháp được sửa đổi của Triều Tiên đã được đăng lên trang web Naenara của chính quyền với sau khi được thông qua trong phiên họp đầu tiên của Hội nghị Nhân dân Tối cao lần thứ 14 vào tháng Tư vừa qua. Trong đó, Điều 100 quy định vị trí chính thức của Kim Jong Un, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ không chỉ là "lãnh đạo tối cao" mà còn "đại diện cho quốc gia".
Trước đó một tháng, vào tháng 3, 2019, Triều Tiên đã tổ chức bầu cử quốc hội và Đảng Lao động Triều Tiên - đảng cầm quyền - đã giành được 99,99% phiếu bầu. Kim Jong-un đã không ra ứng cử vì không muốn ngồi vào Quốc hội để có thể làm nguyên thủ quốc gia bằng chức vụ Chủ tịch Quốc hội. Thay vào đó, Kim Jong-un cho đổi hiến pháp để nắm luôn 2 vai trò lãnh tụ tối cao và đại diện đất nước mà không cần phải thông qua một cuộc phổ thông bầu phiếu.
12.07.2019