Mục tiêu mới của Trump trong cuộc chiến thương mại: Việt Nam - Dân Làm Báo

Mục tiêu mới của Trump trong cuộc chiến thương mại: Việt Nam

David Hutt (Asia Times) - Hoàng Oanh (Danlambao) dịch - Các quốc gia khu vực Đông Nam Á vô tình trở thành kẻ hưởng lợi trong cuộc so găng thương mại một mất một còn giữa Mỹ và Trung Quốc, kẻ chiến thắng sẽ có khả năng giảm một nguồn thuế quan rất cao so với người thua cuộc. 

Phần lớn đều đồng thuận rằng Việt Nam đã trở thành một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, khi các chuỗi cung ứng trên toàn cầu đều tháo chạy khỏi Trung Quốc và chuyển thẳng đến một số nước Đông Nam Á có chi phí sản xuất thấp hơn.

Theo kết quả nghiên cứu của một ngân hàng, “tổng sản phẩm quốc nội” của Việt Nam (GDP) có thể đã tăng thêm 8%. Mức gia tăng này xem như đụng trần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế mới mang tính chất trừng phạt lên các mặt hàng xuất khẩu của Hà Nội. 

Trong tháng năm vừa qua Việt Nam đã bị Bộ Tài Chính Hoa Kỳ liệt kê những quốc gia đã dùng tiểu xảo để thao túng tiền tệ, Nếu kết quả như trên được xác minh là đúng thì sẽ có một số biện pháp trừng phạt chỉ định dành riêng cho Việt Nam. Lời đe dọa đó đã được thực thi trong tháng này khi Mỹ đã áp 400% mức thuế lên mặt hàng sắt thép Việt nam có nguồn gốc từ Hàn Quốc và Đài Loan xuất khẩu qua Mỹ. 

Chưa dừng lại ở đó, Hoa Kỳ có thể áp dụng mức phạt thuế lên một số mặt hàng xuất khẩu nhất định của Việt Nam. Hành động này dựa vào các cáo buộc cho là Hà Nội đã chấp nhận những hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, đánh tráo trở thành hàng Việt Nam trước khi xuất khẩu sang Mỹ, nhằm gian lận mức áp thuế của Mỹ lên các hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Một quy trình chính thức được gọi là kẻ buôn bán thuê gian xảo. 

Một số chuyên gia kinh tế dự đoán rằng, theo ước tính nếu Hoa Kỳ chuyển sang áp mức thuế 25% lên hàng xuất khẩu Việt Nam như đã từng làm với Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia thì động thái này sẽ khiến cho hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm mạnh ¼ và giảm hơn 1% so với “tổng sản phẩm quốc nội Việt Nam (GDP). 

Các nhà phân tích thì cho rằng điều đó có nguy cơ xảy ra. Vào tháng trước Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những phát biểu chỉ trích gay gắt “Việt Nam là một kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” trong cuộc chiến thương mại và cho rằng “Việt Nam lợi dụng nước Mỹ còn kinh khủng hơn cả Trung Quốc”

Những chỉ trích nên trên đã nhắm vào việc Việt Nam đạt được những giá trị thương mai thặng dư tăng cao đối so với Hoa Kỳ, kỷ lục được ghi nhận là khoản 40 tỷ đô la Mỹ vào năm ngoái (2018), tăng nhẹ so với năm 2017 và người Việt Nam đã bất chấp để cố gắng đạt nhiều hơn từ thị trường Mỹ. 



Trong năm tháng đầu năm 2019, giá trị Thương mại thặng dư của Việt Nam so với Mỹ đạt mức cao khoảng 21,6 tỷ đô la, gấp đôi so với cũng kỳ năm 2018. 

Vượt lên trên những lời ru ngủ ngọt ngào, mức thuế mới của Mỹ đang áp lên lên Việt Nam là một hành động cụ thể cho thấy một sự thay đổi mạnh mẽ, một cú “bạt tai” bất ngờ khiến cho quan chức Việt Nam mất cảnh giác khi vẫn đang trong xu hướng thắt chặt mối quan hệ song phương dưới thời tổng thống Donal Trump. 

Vào tháng hai vừa qua, khi Hà Nội tổ chức vòng đàm phán hòa bình lần thứ hai giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, ông Trump đã dành nhiều lời hoa mỹ khen ngợi nước chủ nhà Việt Nam. 

“Đất nước các bạn đã cho tôi thấy sự phát triển đáng kinh ngạc và đó là điều tuyệt vời mà cả thế giới có thể nhìn thấy” - ông Trump đã nói với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi được đối xử như “những người bạn” dù ngày trước từng là kẻ thù trên chiến trận. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và
Tổng thống Donald Trump tại Hà Nội, 27/02/2019
Photo: Saul Loeb/AFP
Ngay sau khi ông Trump nhậm chức vào tháng giêng năm 2016, Việt Nam trở thành mục tiêu hàng đầu cho những cáo buộc của ông ấy khi trở thành một quốc gia cố giữ sự bất bình đẳng trong thặng dư thương mại với Mỹ. 

Những lời chỉ trích trên đã được nguôi ngoai phần nào sau khi ông Phúc có cuộc thăm viếng ông Trump tại Nhà Trắng vào thời điểm cuối năm 2016 cùng với những đơn đặt hàng béo bở trị giá hàng tỷ đô la cho một số máy bay thương mại do thương hiệu Boeing sản xuất. 

Theo nguồn tin ẩn danh từ đảng cộng sản Việt Nam cho rằng họ cảm thấy bối rối trước sự trở mặt của Trump, vào thời điểm hai năm trước, Trump đã có những hành động như thể Việt nam và Mỹ như là những người “bạn tốt” của nhau, Một quan chức Việt Nam trao đổi với thới báo Asia. 

Một vài quan chức Việt Nam nói rằng "phải chăng chính quyền Trump đang dùng các biện pháp đe dọa nhằm trừng phạt đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam trong tương lai hoặc là một chiến thuật đàm phán kịch tính để tạo sức ép đòi hỏi nhiều nhượng bộ hơn từ phía Việt Nam." 

Nguồn tin cũng cho biết thêm Việt Nam đã có những cam kết liên quan đến thương mại để hiểu rằng họ có thể nhận được sự ủng hộ từ phía Washington, đồng thời cho rằng những bình luận mới nhất của Trump nhằm mục đích đẩy nhanh việc thực hiện. 

Điển hình như một đạo luật được ban hành nhằm cho ra đời 3 đặc khu kinh tế mới, chính điều này đã gây ra những cuộc biểu tình hiếm thấy trên phạm vi toàn quốc tại Việt Nam vào năm trước (2018). Nhiều người lo lắng cho rằng chính quyền Việt Nam có những thương thảo ngầm nhằm bán đất cho người Trung Quốc. Hiện nay đạo luật này đã bị hoãn vô thời hạn. 

Trong khi đó, các đại biểu Quốc Hội gần đây đã kêu gọi các ban ngành chức năng của đảng cộng sản nên hạn chế nhận sự đầu tư từ phía các nhà thầu Trung Quốc vào Việt Nam. Những người viết luật tranh luận rằng Hà Nội nên cụ thể hóa những dự án đầu tư nào được chấp nhận tại Việt Nam. 

Chính quyền Việt Nam cũng đã mạnh tay áp thuế hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc đang trên đường “quá giang” sang Việt Nam để nhập khẩu vào Mỹ, một trò gian lận tiểu xảo nhằm lách thuế của Trung Quốc và Việt Nam đã khiến chính quyền Trump quan tâm sâu sắc. 

Theo một khía cạnh khác, Việt Nam đã giảm thiểu các mức thiệt hại dự trù do lệnh trừng phạt có thể xảy ra của Hoa Kỳ bằng cách ký kết các thỏa thuận thương mại với các nước đối tác khác. Trong những tháng đầu năm nay, những thỏa thuận nêu trên chính thức trở thành một phần của “Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ về chiến lược thay đổi các đối tác trong khu vực Thái Bình Dương”. 

Hơn nữa, vào ngày 30 tháng 6 vừa qua Việt Nam chính thức được ký vào Hiệp định Tự do Thương mại với Liên minh Châu Âu sau nhiều năm đàm phán. 

Thỏa thuận sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu 99% hàng xuất khẩu của Việt Nam trong vòng bảy năm và giảm xuống còn 71% khi hiệp định được ký kết. Theo ước tính chính thức, thỏa thuận này có thể thúc đẩy hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu tăng thêm 20% vào năm 2020. 

Năm vừa qua, Liên minh Châu Âu đã nhập khẩu một lượng hàng hóa của Việt Nam có giá trị lên đến 42,5 tỷ đô la. 

Tuy nhiên Mỹ vẫn là một đối tác thương mại quan trọng bậc nhất đối với Việt Nam, một sự thật không thể phủ nhận rằng không gì có thể thay đổi trong một thời gian ngắn. Trong năm vừa qua, Mỹ đã nhập khẩu đến 49 tỷ đô la hàng hóa của Việt Nam, trong khi đó chỉ khoản 9,6 tỷ đô la hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam. 

Một cửa hàng quần áo ở Hà Nội
Photo: AFP/Hoang Dinh Nam
Trong năm tháng đầu năm 2019, hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ tăng vọt đến 25,8 tỷ đô la, so sánh với cùng kỳ năm ngoái. Số liệu cho thấy rằng Việt Nam là một nước ngồi không hưởng lợi, vô tiền khoáng hậu từ cuộc chiến thương mại đang diễn ra. 

Trong tháng sáu vừa qua, ngân hàng đầu tư Nhật Bản ước tính rằng Việt Nam đã tăng khoản 7,9% Tổng thu nhập quốc nội (GDP) nhờ sự chuyển hướng thương mại và dịch chuyển nguồn cung cấp nguyên liệu được tạo ra như một cái bạt tai mà Mỹ dành cho Trung Quốc. 

Một số nhà phân tích tin rằng phản ứng của Washington lên các hoạt động thương mại của Việt Nam là hoàn toàn bình thường, đặc biệt là chính quyền Washington dù biết rõ là có sự thông đồng dối trá giữa Việt Nam và Trung Quốc, họ vẫn cho phép các công ty Trung Quốc ngụy trang hàng xuất khẩu sang Mỹ. 

Việt Nam hiện nay trở thành một trong 50 nước có nền kinh tế vững mạnh trên thế giới, thì những đòi hỏi trên chỉ đơn giản là yêu cầu tuân thủ các quy tắc tương tự như các đối tác thương mại khác - Cùng một lý do để dẫn đến “cú bạt tai thương mại” Mỹ - Trung 

Mỹ và các đối tác thương mại lớn của phương Tây thường trọng dụng các nước Châu Á có nền công nghiệp hóa phát triển nhanh chóng, rồi khi năng lực cạnh tranh của các nước này đủ lớn mạnh, thì cũng đến lúc phải tuân theo luật của bất kỳ một cuộc chiến thương mại quốc tế nào là chuyện hoàn toàn khả dĩ. 

Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore đều đã trải qua các bước ngoặc quan trọng đó từ nhiều năm trước, không có sự khủng hoảng nào đáng kể, Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn thử thách và cần phải tìm ra cách tự giáo huấn bản thân mình để biết ưu tiên cho những giá trị lớn hơn” - trích lời dẫn của một cựu ngoại giao Mỹ. 

Dù thế nào đi nữa thì ngành chính trị trên nền tảng địa lý học vẫn là vấn đề khó hiểu. Trong nhiều năm qua Việt Nam đã hưởng được rất nhiều ưu đãi từ các chính sách của Mỹ, điều đó thể hiện tầm quan trọng của chiến lược đối ngoại so với lợi ích quốc gia của Mỹ bao gồm cả Trung Quốc và vấn đề Biển Đông. 

Khi cựu tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama phát động chính sách “Vấn đề then chốt của Châu Á” ở đầu thập kỷ này thì Việt Nam đã được xem xét như một đồng minh mới quan trọng vì quốc gia này rất hiếm khi đưa ra những tuyên bố phản đối chủ nghĩa bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực biển Đông. 

Nhìn lại tất cả những sai lầm của Việt Nam - cụ thể được ghi nhận là “hố sâu của nhân quyền” - Một cái giá các nước phương Tây cần phải trả để có một sự ràng buộc chắc chắn với chính phủ nước này đồng ý kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc. 

Việt Nam sẵn sàng phô trương những lợi thế này để tạo thủ đoạn tìm kiếm những sự nhượng bộ từ các nước Phương Tây trong khi vẫn ngang nhiên qua lại với Mỹ và cả Trung Quốc nhằm tối đa hóa những lợi ích ngoại giao từ tất cả các bên. 

Những động thái gần đây của Trump đã rõ ràng và đầy tính bất ngờ khi đặt Hà Nội vào thế dự phòng, thế sân sau. Các nguồn tin cho biết bộ máy quan liêu của họ đang làm việc cật lực nhằm cải cách hệ thống vận hành cấp phép xuất khẩu. 

Chẳng có gì là bí mật khi Mỹ muốn Việt Nam mua thêm các thiết bị quân sự do Mỹ sản xuất và tránh xa Nước Nga - nơi cung cấp các vũ khí quân sự lỗi thời. 

Việc mua một số lượng lớn những thiết bị quân sự mới của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ được xem xét một cách khoan nhượng hơn bởi Washington, một hành động giúp giảm mức thặng dư thương mại của Hà Nội trong khi củng cố thêm mối quan hệ quốc phòng song phương Việt-Mỹ.


Nguồn: 


Người dịch:



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo