Người Bắc có đáng ghét không (?!) - Phần 2 - Dân Làm Báo

Người Bắc có đáng ghét không (?!) - Phần 2

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Tra trên google, dễ dàng nhận thấy, sau này xuất hiện những "hội" ghét người Bắc [1] khá nhiều. Có cả "cẩm nang" thật tâm của người Nam dành cho người Bắc [2], khi họ chuyển vào Nam sinh sống. 

Điều đáng suy ngẫm, những biểu hiện nói trên không hề có trước 1975, kể cả những năm "sau giải phóng" cũng không nốt.

Không tìm thấy tình trạng ngược lại, như các "hội" ghét dân miền Nam hay dân Sài Gòn (?!), nhưng lại tìm thấy các "hội" ngay cả người Bắc như: Thanh Hóa, Nghệ An v.v... ghét cả "dân miền Bắc" (?!).
Có lẽ "sự kỳ thị người Bắc" xuất hiện theo "dòng chảy" của thời mở cửa vào những năm 2000 đến nay và nó ngày một "đậm đặc" hơn?!. Sự "kỳ thị người Bắc" vẫn ngấm ngầm và âm ỉ chừng như không dứt. 

Ngay trong giới "đấu tranh tự do - dân chủ" không phải không bắt gặp tình trạng này, dù tế nhị hơn, giới này thường không bộc bạch công khai.

Các "trang báo quốc doanh" từng đề cập đến tình trạng "kỳ thị người Bắc" nhưng chỉ dừng lại ở một nửa của cặp phạm trù Triết Học "Hiện Tượng - Bản Chất". Tức là các trang báo chỉ nói lên "Hiện Tượng" và thông thường kêu gọi không nên kỳ thị mà hãy đoàn kết, tương thân tương ái thông qua... "tuyên truyền" và "giáo dục" (kiểu XHCN)!

Song song đó, các nhà chuyên môn: Tâm Lý Học, Xã Hội Học, Việt Nam Học có vẻ cũng không mặn mà về "đề tài nguy hiểm" này, hoặc giả, vì nó quá đụng chạm ngay trong giới chuyên môn cũng nên (?!).

Tâm lý - Xã hội

"Giải phóng miền Nam chúng ta cùng quyết tiến bước
Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước"
(Giải Phóng Miền Nam - Lưu Hữu Phước)

"Nơi thành đô trong ánh điện quanq tiếng nấc nghẹn câu cười
Khu nhà tranh năm cánh ngoại ô rên xiết đêm ngày. 
Quê nhà ta đau đớn lầm than sao bóp nghẹt tim người! 
Sài Gòn ơi! Ta đã về đây! Ta đã về đây!"
(Tiến Về Sài Gòn - Lưu Hữu Phước)

Những "lời ca tiếng hát" như vậy, chúng vang vọng không chỉ trong quãng thời gian "trước và sau giải phóng" mà nó được mải miết "tụng ca dài dài" cho đến sau này, mỗi độ "Ba Mươi Tháng Tư lại về" (!)

"Chiến Tranh Tâm Lý" được sử dụng đến mức "tuyệt đỉnh kung-fu" của người CSVN, là điều phải thật tâm công nhận sự thành công của họ trong giai đoạn chiến tranh. Sự sụp đổ của VNCH, trong đó có sự thất bại của đội ngũ "Tâm Lý Chiến" là điều cũng nên công nhận nốt.

Những mảnh đời "lầm than", những tiếng "nấc nghẹn", những lời "rên xiết" đến "quặn thắt" như thế, thử hỏi, nó tác động kinh khủng đến cỡ nào vào tâm trí "người anh ruột miền Bắc" dành cho "người em ruột miền Nam" (?) trong lúc người Bắc đang sống trong cảnh "Đêm Giữa Ban Ngày" mà họ không hề hay biết. 

Sư dối trá của người CSVN đạt mức "thượng thừa", không những tạo ra hiệu quả cho loại "chiến thắng" dựa trên "sự phi nghĩa, bất chính danh và vô nhân đạo" mà còn tạo "hiệu ứng đa chiều", trong đó có "hiệu ứng ban ơn", "hiệu ứng kẻ cả", "hiệu ứng trịch thượng" v.v... đặc biệt "hiệu ứng dạy dỗ" của "người anh ruột miền Bắc" dành cho "người em ruột miền Nam" (!).

Sự "nhồi sọ" trong hàng chục năm như vậy, nên không thể nào "gột rửa" trong thời gian ngắn. Từ "tâm lý này", việc phân chia "công dân hạng nhất, hạng nhì" lên ngôi, không có gì khó hiểu.

Không dừng lại ở quảng đại quần chúng, trong nội bộ người CSVN với nhau, người ta thấy rất rõ các loại "hiệu ứng" nói trên thông qua phát ngôn của Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Thiện Nhân, đặc biệt "mỗi độ" tranh quyền đoạt bính qua các kỳ đại hội đảng, nó càng hiện rõ mồn một.

Tâm lý - Xã hội dày đặc chia rẽ tình đồng bào từ trên xuống dưới, ngay cả thành phần công - nông, tiểu thương đều do CSVN gây ra là điều không cần bàn cãi. 

Tính "trách nhiệm" của một con người (tức là "dám làm dám chịu trách nhiệm") đã bị ngay những "bàn tay CS" bóp nát từ quá lâu và từ ngay những thành phần cấp cao nhất như: Hồ Chí Minh phủi hết trách nhiệm trong Cải Cách Ruộng Đất cho đến Lê Duẩn với hậu quả thảm thương "sau ngày giải phóng", chẳng lẽ nó không hề "lan rộng và ăn sâu" vào trí não của từng người Bắc nói riêng và người Việt Nam nói chung (?) Và chẳng lẽ, nó không có tác động mảy may nào vào những hãng xưởng tại các khu công nghiệp miền Nam mà ở đó, người ta thẳng thừng từ chối [3] tuyển dụng dân Thanh - Nghệ - Tĩnh (?!)

Cần nhắc lại, tính "vô trách nhiệm" sản sinh ra tính "vô kỷ luật" - đó là tai ương cho đến hiện nay không hề có dấu hiệu chấm dứt. Đó cũng là "nỗi sợ hãi lớn nhất" cùng với "nền pháp luật XHCN" làm các nhà đầu tư phương Tây, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore v.v... ngán ngại, khi đến làm ăn tại Việt Nam.

Và "vô trách nhiệm" cùng với "vô kỷ luật" sản sinh ra tất cả thói hư tật xấu: bướng bỉnh, lỳ lợm, cố chấp, dối trá, thủ đoạn đê hèn, đổ thừa, đua đòi, giành giựt v.v... kể cả tính tàn nhẫn & phi nhân đối với ngay "đồng bào" của mình, cùng với "văn hóa xin lỗi" và "văn hóa cám ơn" ngày càng tiêu tan trên xứ sở "thiên đường mù lòa" mang tên nước CHXHCNVN!

Kinh tế - Chính trị

"Người Bắc có đáng ghét không?" có thể gây tranh cãi, nhưng "Người Việt Xấu Xí" trong mắt thế giới thì không còn gì cần bàn cãi thêm nữa! Khốn nỗi! Cái thứ "Người Việt Xấu Xí" không hề có trước 1975 - sự thật cũng không thể chối bỏ!

Tại sao như vậy?

Thưa rằng, tất cả do nền tảng "Kinh tế - Chính trị" do người CSVN tạo ra.

Không cần đề cập quá nhiều vào thời "mông muội" của Lê Duẩn với phát ngôn: "Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại lạm phát mà sợ?" - trích Đèn Cù của Trần Đĩnh.

Hãy nói về "CS hiện đại", trong khi không chịu công nhận "kinh tế phi thị trường", người CSVN lại biến tướng "nền kinh tế của họ" thành "KTTT định hướng XHCN" để lươn lẹo với thế giới nhằm đạt được những lợi ích nhất thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa. 

Hiện nay người CSVN đang trả giá, qua việc Hoa Kỳ đánh thuế hơn 450% thép Việt Nam. Hậu quả này cũng bởi tính dối trá" và "lươn lẹo" gây ra. Chắc chắn, "sự trả giá" không dừng lại như vậy.

Kinh tế quyết định Chính trị và Chính trị tác động trở lại Kinh tế - Đó là "hằng số" Triết Học không bàn cãi.

Bên cạnh đó, bộ máy nhân sự của BCHTƯĐCSVN cũng như Bộ Chính trị và cả nội các Chính phủ - ngay đó cho thấy "người Bắc" chiếm số đông. Vì vậy, "bộ mặt người Bắc đáng ghét" chỉ là "Hình Thức" mà "Nội Dung" phải gọi chính xác là "bộ mặt người CSVN". Điều này hoàn toàn đúng theo cặp phạm trù Triết Học "Hình Thức - Nội Dung" mà ngay cả người CSVN lẽ ra phải "nằm lòng" hơn ai hết!

Thử hỏi, còn mấy người Việt Nam không nhận ra sự ganh ghét giữa "người Cộng Sản Bắc Kỳ" với "người Cộng Sản Nam Kỳ" trên "địa hạt" này?

Chẳng lẽ 300 bộ áo dài của bà Nguyễn Thị Kim Ngân không phản ánh "hai dân tộc CS" đang đấu đá lẫn nhau trước thềm đại hội đảng sắp tới? Và còn vô vàn biểu hiện khác.

Kết

Phải nói cho chính xác, "người Bắc" không đáng ghét, chỉ có người CSVN" - dù là "Cộng Sản Bắc Kỳ" hay "Cộng Sản Nam Kỳ" - rất đáng căm ghét và rất đáng khinh bỉ trong mắt người Việt Nam trong và ngoài nước cũng như cả thế giới văn minh.

Người CSVN - dù là "Cộng Sản Bắc Kỳ" hay Cộng Sản Nam Kỳ" -phải giật mình cay đắng trước tình trạng kỳ thị "Bắc - Nam" vô cùng trầm trọng và âm ỉ suốt hàng chục năm qua, bằng lương tri và lương tâm còn sót lại.

Người CSVN - dù là "Cộng Sản Bắc Kỳ" hay Cộng Sản Nam Kỳ" - phải chịu trách nhiệm toàn bộ và liên tục trước dân tộc Việt Nam, ít nhất suốt 44 năm qua kể từ ngày, họ gọi là "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" (!)



___________________________

Chú thích:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo