CTV Danlambao - Sản phẩm áo lót này đã được Đặng Minh Tấn - Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cần Đước, tỉnh Long An ký văn bản vào ngày 18.07.2019 và ban hành xuống cho hiệu trưởng các trường trực thuộc thi hành.
Trong văn bản quảng cáo làm ăn không biết xấu hổ này, ông phó trưởng phòng đã giới thiệu "dòng sản phẩm Áo lá kháng khuẩn" giá 129.000 hồ tệ và yêu cầu nhà trường lập danh sách học sinh mua.
Công ty mà các đồng chí phòng Giáo dục và Đào tạo bắt tay làm ăn là cty Công ty dệt may Nguyên Dung.
Đọc kỹ văn bản chúng ta thấy:
- Văn thư này dựa vào công văn 1819 được ký trước đó 1 ngày bởi Sở GD&ĐT "về việc phối hợp, hỗ trợ Cty Nguyên Dung". Điều đó có nghĩa việc bắt tay với con buôn đã biến thành hoạt động có văn bản chính thức của Sở GD&ĐT.
- Đây là một "kế hoạch" được "triển khai" chứ không phải là một công tác nhỏ, nhất thời, ngắn hạn giao xuống cho các trường.
- Các hiệu trưởng, thầy cô - nói chung là "nhà trường" phải hoạt động như một con buôn: rao hàng, kiếm người mua, lập danh sách khách đặt hàng, liên lạc đại lý và tự thanh toán hóa đơn. Sở Giáo dục không liên quan khi bể chuyện, nhưng chia chác giữa các quan giáo dục và con buôn làm áo lót như thế nào thì đó là chuyện 2 bên cũng tự thanh toán huê hồng.
Để "bảo vệ chính nghĩa" cho việc biến trường thành chợ bán áo lót, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Long An đã Nguyễn Thanh Tiệp khẳng định rằng việc thực hiện này hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh và học sinh, không được ép buộc. Tức là mua bán đồ lót trong trường là... OK, miễn sao đừng... cải cách ruộng đất phụ huynh học sinh nếu họ không chịu kháng khuẩn áo lá!
Và cũng để "bảo vệ chính nghĩa", trong muôn ngàn mặt hàng áo lót thì "Áo lá Kháng khuẩn" được chọn vì nó... kháng khuẩn, sẽ cho thấy các quan chức giáo dục rất mặn mà trong việc chăm lo sức khoẻ cho các nữ sinh dậy thì.
22.07.2019