Từ bà đầm sắt đến con vịt què - Dân Làm Báo

Từ bà đầm sắt đến con vịt què

Greg Torode và John Ruwitch * Hành Nhân (Danlambao) dịch - Lời xin lỗi và giải thích của nhà lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) về dự luật dẫn độ đã bị tiêu diệt đã không thể dập tắt căng thẳng chính trị và sự ra đi của bà hiện được nhiều người ở thành phố vốn bị Trung Quốc cai trị xem như chỉ còn là vấn đề thời gian trong một lời thổ lộ tâm tình, chia tay kéo dài.

Từ Bà Đầm Sắt đến Con Vịt Què: Sự ra đi của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ở Hồng Kông được coi chỉ còn là vấn đề thời gian

Hôm thứ Ba, bà Lâm đã mô tả dự luật, cho phép người dân ở Hồng Kông, với luật lệ được ấp ủ của mình, được gửi đến Trung Quốc đại lục để xét xử và mở đường cho những tài sản bị tịch thu, xem như đã “chết”.

Nhưng các nhà hoạt động và các nhóm biểu tình phản đối cho biết họ không thể tin vào lời nói của bà và đang gia tăng yêu cầu bà phải chính thức rút bỏ dự luật và từ chức.

Và họ tuyên bố sẽ hành động hơn nữa, sau nhiều tuần biểu tình dữ dội trên đường phố và đôi khi biểu tình bạo lực đã khiến thành phố rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ khi Anh trao trả lại cho chính quyền Trung Quốc vào năm 1997.

Vào thứ Bảy, một số nhóm sẽ truyền bá thông điệp của họ tới các thương nhân đại lục tại một ngôi làng Lãnh Thổ Mới gần biên giới thành phố với Trung Quốc - một bước đi được xem là một sự khiêu khích hơn nữa đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh. Trong khi bà Lâm, một người phụ nữ tự tạo phong cách “Bà đầm thép”, đã tuyên bố sẽ tiếp tục trụ lại, thì những tuyên bố mới nhất của bà chỉ làm dấy lên suy đoán rằng bà được đề nghị bỏ việc.

Khi được hỏi về việc liệu bà có tôn trọng những yêu cầu đòi bà phải từ chức chỉ mới hai năm trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên hay không, bà Lâm nói rằng để một CE (Đặc khu trưởng) từ chức không phải là điều đơn giản.

“Bản thân tôi vẫn còn có niềm đam mê và cam kết phục vụ người dân Hồng Kông”, bà Lâm nói.

Đối với một số nhà phân tích, tuyên bố của bà Lâm là một dấu hiệu cho thấy bà ấy có thể đã từ chức. Nhưng Bắc Kinh sẽ chỉ để cho bà ấy ra đi khi thời điểm thích hợp đến.

Sonny Lo, nhà khoa học chính trị và bình luận viên, cho biết, “Nó phức tạp hơn nhiều so với những người bình thường giả định. Khi nói đến việc đối phó với Bắc Kinh, bạn không thể chỉ rút lui khi bạn thích và bỏ đi”. Ông Lo cho hay thêm: Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã phải cân nhắc các rủi ro trong nước và khu vực và tìm một sự thay thế - đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng đối với một công việc được coi như là một chén thuốc độc, trong việc cân nhắc các quyền tự do ấp ủ của Hồng Kông và những bản năng độc tài của Đảng Cộng sản.

Theo thỏa thuận bàn giao với Anh, Hồng Kông được phép giữ lại các quyền tự do rộng rãi vốn không được hưởng trên đại lục dưới một công thức “một quốc gia, hai thể chế”, bao gồm tư pháp độc lập và quyền phản kháng.

Bắc Kinh có thể muốn bà Lâm ít nhất sửa chữa một số thiệt hại do thất bại lớn lao của dự luật dẫn độ gây ra trước khi rời đi để giúp đỡ bất kỳ người kế nhiệm nào, nhưng gần như chắc chắn muốn bà ta ra đi trước cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp vào tháng 9 năm sau, ông Lo nói.

Hiện tại bên phe nhóm thân Bắc Kinh đang có dấu hiệu chia rẽ giữa lúc bà Lâm biện hộ cho dự luật dẫn độ, gây ra một loạt những chỉ trích từ trong giới lập pháp.

Trong tương lai gần, một số nhà ngoại giao và nhà phân tích tin rằng Bắc Kinh sẽ không muốn làm sứt mẻ thêm hình ảnh của “một quốc gia, hai chế độ” trước cuộc bầu cử tổng thống tại nước láng giềng Đài Loan tự trị vào tháng Giêng.

Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã bắt đầu một lần nữa mời chào “một quốc gia, hai chế độ” là một mô hình cho Đài Loan, nơi họ coi là một tỉnh bướng bỉnh. Đài Loan đã từ chối lời đề nghị này.

Ming Sing, phó giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, cho biết ông tin rằng Bắc Kinh không để bà Lâm từ chức. “Nếu bà ấy từ chức ngay bây giờ, nếu bà ấy bị Bắc Kinh buộc phải từ chức, điều đó sẽ gửi một tín hiệu rất mạnh mẽ đến Hồng Kông và cộng đồng quốc tế rằng Bắc Kinh, quốc gia độc đảng lớn nhất, nhà nước độc tài lớn nhất thế giới, sẽ trở lại đối mặt với áp lực đại chúng”, ông nói.

Mặc dù vậy, một số nhà phân tích và nhà ngoại giao lưu ý bà Lâm đã làm tổn hại đến chương trình nghị sự an ninh quốc gia rộng lớn hơn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khiến cho việc đưa ra bất kỳ luật mới nào liên quan đến an ninh ở Hồng Kông sẽ khó khăn hơn và làm mới các lời kêu gọi cải cách dân chủ.

Nhà lập pháp Hồng Kông, Fernando Cheung nói với Reuters rằng bà Lâm bây giờ là một con vịt què, là người sẽ không thể hoàn thành nhiệm kỳ của mình.

“Cách mà chính phủ và đặc khu trưởng xử lý sự phản đối từ công chúng cũng khiến nhiều người nhận thức được rằng nếu không có dân chủ thực sự, sẽ không có hy vọng nào cho việc quản trị có trách nhiệm”, nhà lập pháp của đảng Lao động nói. “Vì vậy, một khi đã có nhận thức ở đó, sẽ không có sự quay ngược trở lại”.

Với những bảng hiệu phản đối tuyên bố rằng bà Lâm “vấy máu” đã “bán Hồng Kông” và với mức độ tín nhiệm của bà thấp hơn bất kỳ nhà lãnh đạo thời hậu chuyển nhượng nào khác, thì những tuần gần đây đã đánh dấu sự đảo ngược nhanh chóng của một nhà lãnh đạo đã thề sẽ hợp nhất thành phố 

Đối với nhiều người, số phận của bà Lâm giờ đây lặp lại với người lãnh đạo hậu kỳ đầu tiên của Hồng Kông, ông Đổng Kiến Hoa. Ông Đổng đã bị đề nghị từ chức ngay sau khi nửa triệu người xuống đường vào năm 2003 để phản đối luật an ninh quốc gia được đề xuất, điều luật ấy cuối cùng cũng bị gác lại. Phải đến gần hai năm sau - giữa chừng ở nhiệm kỳ thứ hai - cuối cùng ông ta cũng đã có thể rời đi. Lúc đó, ông Đổng nói: “Để đi xa thì thật dễ dàng. Nhưng để ở lại thì khó hơn nhiều!”


Nguồn:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo