Hong Kong và giải pháp - Dân Làm Báo

Hong Kong và giải pháp

Thành Đỗ (Danlambao) - Tôi không tin việc Bắc Kinh dám ra tay đàn áp Hong Kong mạnh tay bằng quân đội đem sang từ Thẩm Quyến, cách Hong Kong chỉ 7 km, tuy đã có nhiều tuyên bố chụp mũ khá nặng ký do nhóm diều hâu trong đảng cộng sản Trung Hoa chủ trương.

Ông Trần Hạo Thiên (Andy Chan Ho Tin), người sáng lập đảng Hong Kong National Party (HKNP) đòi độc lập cho Hồng Kông tuyên bố: “Dù Trung Quốc phản ứng như thế nào đi nữa, Bắc Kinh đã mất Hồng Kông vĩnh viễn”.

Ông Trần hiện nay đã bị bắt, đảng của ông bị cấm hoạt động. 

Báo Le Figaro (Pháp) cho rằng để che giấu sự bối rối, Trung Quốc khi thì tố cáo “bàn tay đen đúa” của một nhà ngoại giao Mỹ ở Hồng Kông, khi lại cáo buộc công ty Cathay Pacific “đổ dầu vào lửa” khi để cho các nhân viên được đình công, khi thì tố cáo cuộc biểu tình chuyển sang “Khủng bố”.

Dù gì đi nữa thì Bắc Kinh cũng sẽ không thể manh động và mạnh tay với Hong Kong khi mà còn quá nhiều hồ sơ nóng bỏng bởi cần phải chờ xem kết quả ở G7, từ ngày 24-26 tháng 8, tại Biarritz tại Pháp quốc.

Hong Kong đã đặt ông Tập và đảng cộng sản vào thế tiến thoái lưỡng nan, bởi các ưu tiên của Bắc Kinh với Hong Kong và các đặc khu vẫn là các quyền lợi cốt lõi, vì thế càng khiến Bắc Kinh phải thận trọng trong việc xử lý. 

Nên biết Đặc khu hành chính là ngang cấp với tỉnh, khu tự trị hay thành phố trực thuộc trung ương, nhưng khác với các địa phương đó. Hai đặc khu hành chính Hong Kong và Macau được thành lập lần lượt vào các năm 1997 và 1999 khi chủ quyền của hai lãnh thổ này được Anh quốc và Bồ Đào Nha lần lượt trao trả cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 

Ưu tiên của Bắc Kinh

1.) Không thể để chiến lược “Một đất nước hai chế độ” chết vì Hong Kong bởi vì ngoài Hong Kong, còn có Macau và Bắc Kinh vẫn hy vọng sự trở về của Đài Loan. Rất có thể sẽ còn có thêm các đặc khu khác như Nam Việt, Cambodia, Lào, Thái và Malaysia trong tương lai gần.

2.) Bắc Kinh vẫn mong đợi phương Tây và Mỹ sẽ đón nhận chiến lược “Nhất Đới Nhất Lộ” như một phương cách kinh tế cùng phát triển với một Trung Quốc cộng sản trổi dậy trong hòa bình, một thế đứng mới, tẩy rữa một quá khứ quá đen tối khát máu.

3.) Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc, từ Trung Á, Tây Tạng, đến tận vùng đất gia lạnh Mông cổ và Mãn châu, và trọn vẹn biển đông (South sea China).

4.) Cánh cửa hợp tác và phát triển khoa học kỹ thuật với Phương Tây và Mỹ không thể để đóng lại vì Trung Quốc vẫn còn nhiều khiến khuyết và đòi hỏi. Đi tắt đón đầu vẫn là phương châm phát triển được Trung Quốc áp dụng từ 40 năm nay.

5.) Thực hiên giấc mộng Trung Hoa (China Dream), là lời hứa “China twenty, twenty five, China sẽ vô địch, kiểm soát thế giới về kinh tế và quân sự. 

Báo Le Monde (Pháp) có câu kết luận là một sự can thiệp theo kiểu Thiên An Môn 1989 sẽ là hồi kết cho nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”, với những hậu quả khó lường. 

Nhưng với sự thiếu vắng một “kế hoạch B”, chính quyền Trung Quốc hiện nay dường như buộc lòng phải chờ đợi cho phong trào suy giảm dần đi như phong trào Dù Vàng 2014 (Umbrella Movement 2014) và giao hết trách nhiệm cho Hong Kong vì theo các phát biểu gần nhất thì Bắc Kinh vẫn chủ trương Hong Kong phải tự giải quyết các nổi loạn của chính mình để báng bổ hết trách nhiệm lên đầu bà Carie Lâm và Police Hong Kong cho ta thấy họ đang ngần ngại ra tay với Hong Kong. Nhưng chắc chắn họ sẽ không đồng ý để bà Lâm từ chức.

Tuy vậy, về lâu dài, đường phố, Hong Kong vẫn có một cơ hội chiến thắng trước các áp đặt của độc tài cộng sản và các hạn chế về tự do, dân chủ. Họ sẽ thắng bởi Bắc Kinh bị buộc phải tôn trọng một Hong Kong thật sự tự trị như đã ký năm 1997 với Anh quốc.

Đảng cộng sản Việt Nam hiện cũng đang nín thở chờ các quyết định từ Bắc Kinh để copy và áp dụng cho con dân đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho đất nước mình, những người dân mà hiện nay vẫn bị nhà cầm quyền cs xem là thế lực thù địch.

16.08.2019

-->


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo