Ông Bút (Danlambao) - Chính Đề Việt Nam (CĐVN), tôi đọc không phải nguyên bản 355 trang, chỉ đọc sách đã tóm tắt 172 trang, không tính bìa, nhóm chủ biên cho rằng sách tóm tắt là phần giới thiệu để bạn đọc đi tới chính bản, tuy vậy sách tóm lược đã cho người đọc những khái quát rất đầy đủ.
CĐVN do ông Ngô Đình Nhu, và nhóm tham mưu soạn thảo, từ đầu thập niên 1960, chưa kịp chào đời, đã vội chết theo chủ ngày 1/11/1963, sau đó lại âm thầm tái sinh lần đầu, cũng là lần cuối, tại Sài Gòn năm 1964.
Lang thang theo dòng người tỵ nạn, CĐVN nguyên bản được in, phát hành tại Hoa Kỳ 2 lần, sách tóm lược (172 trang) mới in lần đầu năm 2015
Vài nét về CĐVN
Một loại sách giống như cẩm nang, để đào tạo cán bộ các cấp, nhìn vào thời điểm, đủ thấy nó cần thiết biết bao. Bởi trước đó không lâu, nước mình vừa thoát khỏi phong kiến và thuộc địa, do đó bất cứ một chính quyền mới nào, cũng chưa thể có một hàng ngũ lãnh đạo thống nhất, chưa thể có một hướng đi rõ ràng, nói chung về mọi mặt. Tuy nhiên CĐVN, không phải là sách hướng dẫn về phương pháp lãnh đạo, mà chỉ là gợi ý trang bị tư duy, cho tầng lớp phục vụ đất nước.
Vì khả năng hạn chế, đọc rất kỹ, song không đủ để hiểu hết, dù ngôn từ và ý tưởng trong sách không chứa đựng triết lý cao siêu. Điều nhận biết là sách không thể cũ, dù năm tháng đã qua lâu, kẻ viết bài này rất mong tuổi trẻ Việt Nam, đặc biệt các bạn trẻ quốc nội tìm đọc, đọc để tìm hiểu nguyên nhân nước Việt đang đi vào "giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 3." Hiểu nguyên nhân, mới mong nhận diện kẻ chính thù, ngõ hầu giữ được nước.
Cần một lý thuyết chống Cộng?
Cho đến nay, còn rất nhiều người lầm tưởng ông Ngô Đình Nhu, lập ra một thứ lý thuyết nào đó, để "địch" lại với lý thuyết CS, trang 18 ông minh định lý thuyết không dựa trên thực tế, điều tệ hại hàng chục lý thuyết ra đời, khiến cộng đồng chia rẽ, vì không ai chịu lý thuyết của mình kém hơn người khác, do đó càng nhiều lý thuyết, sức đấu tranh chống Cộng, càng yếu thêm.
Kẻ nào còn ngông cuồng, lầm tưởng chủ nghĩa CS "vô địch," xem ông Nhu xác định từ lâu: "chủ nghĩa CS chẳng những không giải quyết được vấn đề của quốc gia VN, mà còn sẽ đưa dân tộc vào một tương lai đen tối, cho nhiều thế hệ trong tương lai" (Trích từ dòng 7 trang 18 CĐVN)
Ngoài ra ông còn phân tích sâu sắc, vì điều kiện canh tân đất nước, trước hiện tình tây phương, tiến vượt bậc về khoa học kỹ thuật, bấy giờ nước Nga chậm tiến, còn bị Tây phương đe dọa, nên Nga chọn đi con đường CS chủ nghĩa, mục đích canh tân đất nước, và kết tụ những nước thuộc địa, hoặc bán thuộc địa, làm thành một lực đồng minh, khả dĩ chống nạn Tây phương lăm le, sách nhấn mạnh:
Nga dùng CNCS như một phương tiện, một khi mục đích đã đạt, phương tiện kia cũng vứt bỏ, sách soạn năm 1960, đến năm 1989 CNCS thực sự tiến nhanh, tiến mạnh vào sọt rác lịch sử!
Thực tế không đương nhiên buông bỏ, theo Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện phân tích, chế độ CS Liên Sô tan rữa nhờ sức mạnh toàn dân, trong đó nỗ lực giới Trẻ và trí thức, dự phần yếu tố chính, chúng ta có thể hiểu, bởi hai nguyên nhân chính:
Một là khí cụ lỗi thời, như ông Nhu nhận định
Hai là nhờ yếu tố sức mạnh toàn dân.
Hồ Chí Minh, tập đoàn CSVN, lụi thụi cắm đầu đi theo, không bản đồ, không phương hướng, nên nói rất ngu: "Chỉ có một con đường duy nhất, là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên XHCN" Nguyễn Phú Trọng, chỉ là con vẹt què. Tuy nhiên hiện nay, ai nói đảng CSVN còn ôm mộng CSCN là lầm, họ bám vào đảng, bám vào quyền lực, để cai trị lâu dài đất nước.
Ông Nhu cũng bác từ, dùng tôn giáo, để chống Cộng, vì những bất cập của nó, ông cho rằng: "Tín ngưỡng tự nó không phải là một lợi khí chống lại Cộng Sản"
Phần chính yếu sách kêu gọi thiết tha "phát triển dân tộc bằng cách Tây Phương hóa và xây dựng lãnh đạo". Bài viết của tôi không đề cập phần này, chỉ suy nghĩ từ những nhận định khách quan lịch sử, thực tại đất nước, ông Nhu đã có những nhận định về tương lai dân tộc, xin nêu ra để quý bạn có căn cứ so sánh và tìm hiểu thêm.
Sau khi kêu gọi lãnh đạo phát huy tự do, nuôi dưỡng tinh thần độc lập - tự do đến toàn thể đồng bào, ông muốn có một chính sách khoáng đạt, mở rộng khuôn khổ lãnh đạo, rồi ông khái quát vần đề:
"Đương nhiên một chính thể chuyên chế độc tài, không làm sao đủ điều kiện để bảo vệ quốc gia, chống ngoại xâm được. Bởi vì bản chất một chính thể chuyên chính độc tài, đã tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần độc lập - tự do, trong tâm não của mọi người dân, để biến mọi người thành một động cơ hoàn toàn không có ý chí, dễ điều khiển, dễ đặt để và dễ sử dụng như một khí cụ"
Các bạn trẻ thân mến, các bạn thử soi bóng hình trong câu nói này, để tìm chính mình là khí cụ trong tay, của bọn người bất xứng.
Trung Cộng xâm lược biển đảo, chúng trơi đời "phát cờ tổ quốc cho ngư dân bám biển" hơn 90 triệu dân, có mỗi bà phát ngôn nhân "chống" Tàu, nhạt hơn nước hến.
Ông Nhu nhận định: "Chỉ có những dân tộc sống tự do, mới chống được ngoại xâm"
Năm 2000 nhiều người về nước, trở ra hải ngoại, họ vô tình phán rằng: Trước đây ngăn sông cấm chợ, chứ bây giờ tự do không thua gì miền Nam trước 1975, khắp nơi đề tự do làm ăn! Tôi đáp ngay: Tự do làm ăn, mới chỉ có quyền ngang một con heo, chưa phải con người. Tệ hại nhất của con người, chỉ biết mất miếng ăn, ngoài ra không thấy mất những điều thiêng liêng, cao cả!
Bàn về phát triển theo Tây Phương, ông Nhu cũng bàn về CS Bắc Việt dựa vào Trung Cộng để phát triển, ông quả quyết:
"Căn cứ trên một ngàn năm lịch sử bang giao giữa hai nước, chúng ta quả quyết rằng, không bao giờ phát triển được và thay vào đó sẽ tròng vào cổ dân tộc cái ách nô lệ, mà tổ tiên chúng ta phải đổ nhiều xương máu để cởi bỏ"
Chỉ bàn luận phạm vi phát triển thôi, ông Nhu đã có viễn kiến chính xác:
"Các nhà lãnh đạo miền Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn vong của một dân tộc.
Sở dĩ tới ngày nay (1960) sự thống trị của Trung Cộng chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây Phương, là một trở lực vừa chính trị, vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì việc Trung Cộng thôn tính Việt Nam, chỉ là một vần đề thời gian" (Trích trang 110)
Các bạn quý mến:
Miền Nam bị Bắc Việt thôn tính, không còn giả sử nữa, một thực tế hiển nhiên, 44 năm qua, theo bạn có phải: "Chỉ là một thời gian" đã đủ để chúng ta mất nước? Và dấu chỉ nào biểu hiện khổ nạn này?
Trang 128,129, 130, ông Nhu phân tích nguyên nhân phụ thuộc các nước lớn, theo chủ nghĩa CS, từ đó nêu ra kết luận, ông cho rằng lãng đạo miền Bắc trước hết lệ thuộc văn hoá Trung Cộng, là họ đã chấp nhận lệ thuộc ở tư tưởng.
"Chỉ nghĩ đến cái viễn ảnh ngàn năm, lệ thuộc TC, mà các nhà lãnh đạo CS miền Bắc, đang sửa soạn cho dân tộc, chúng ta phải khiếp đảm, vận mạng các thế hệ tương lai thật cực kỳ đen tối."
Trang 137 bàn về Tổ Chức Quần Chúng, ông chỉ rõ Pháp mang vào VN hệ thống kinh tế của họ, làm đảo lộn trật tự vốn có từ ngàn xua trong làng xã VN, các tín hiệu tập hợp không còn, để quy tụ quân chúng, các nhà lãnh đạo giờ đây chỉ biết hoặc khai thác mê tín khắp nơi, hoặc áp dụng chính sách độc tài cưỡng bức.
Nhìn bộ mặt CS ngày nay, còn tàn tệ hơn bọn Pháp đô hộ.
Xin trích ra 3 câu, trang 138 thay lời kết bài viết, để tuỳ quý vị nhận định, hiện tình đất nước:
"Hoàn cảnh lịch sử và vị trí địa dư của chúng ta, không cho phép chúng ta áp dụng chính sách độc tài cưỡng bách, nếu không muốn đưa dân tộc vào vòng nô lệ."
Người dân mình không chỉ bị độc tài cưỡng bách, còn bị cưỡng chế tàn bạo.
Kính chào thân mến