Những người lính vô tổ quốc: Cuối cùng chúng tôi xin vinh danh những quân nhân miền Nam đã chiến đấu với chúng tôi
Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) dịch - Làm thế nào để biết một xã hội nhớ về cái chết của bạn chúng ta, bao gồm cả những người hy sinh cùng với chúng ta trong các cuộc chiến tranh cho quốc gia của chúng ta? William Gladstone, thủ tướng Anh trong thế kỷ 19, đã đưa ra một công thức về thời gian: Hãy cho tôi thấy cách mà một quốc gia hoặc cộng đồng quan tâm đến cái chết của người chiến sĩ, tôi sẽ dùng toán học để đo lường chính xác sự cảm thông, thương cảm của bạn với những tử sĩ, họ là người tôn trọng luật pháp và trung thành với những lý tưởng cao đẹp.
Vào thứ Sáu, một chiếc máy bay của Không quân Hoa Kỳ sẽ mang hài cốt của 81 binh sĩ Nhảy Dù của Quân đội Nam Việt Nam Cộng Hoà đến từ Hawaii, nơi họ đã được cất giữ trong một cơ sở quân sự trong hơn 33 năm, đến California.
Vào ngày 26 tháng Mười, một lễ nghi quân cách được cử hành để vinh danh chiến công của họ ở Westminster, thường được gọi là Little Saigon, nơi hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt hiện đang sinh sống.
Đây sẽ là một sự kiện đặc biệt bởi vì tên của họ có thể không bao giờ được biết đến và vì họ là những người lính của quân đội đồng minh. Sau buổi lễ, những người lính bị lãng quên này sẽ được an nghỉ dưới một trụ bia kỷ niệm tại nghĩa trang lớn nhất của người Mỹ gốc Việt ở nước Mỹ.
Nơi an nghỉ cuối cùng này sẽ đánh dấu một hành trình 54 năm phức tạp bắt đầu trên một chiến trường bị lãng quên từ lâu trong một cuộc chiến tàn khốc xé tan đất nước chúng ta (Mỹ) và dẫn đến cái chết của 58.000 binh sĩ Mỹ và hàng triệu người Việt Nam.
Photo: Matt Masin/The Orange County Register via AP |
"Những người lính vô tổ quốc". Cuối năm 1965, một chiếc C-123 của Mỹ đã bị bắn hạ, thiệt mạng cả bốn thành viên phi hành đoàn Mỹ và 81 binh sĩ Nhảy Dù Nam Việt Nam. Địa điểm xảy ra tai nạn nằm ở khu vực tranh chấp và không ai được lai vãng đến cho đến năm 1974. Các mảnh xương và một số vật dụng cá nhân đã được thu thập, nhưng tất cả các hài cốt được tìm thấy đều bị trộn lẫn lại với nhau và xếp nằm gọn trong một chiếc quan tài lớn. Hài cốt được chuyển đến Bangkok.
Các thành viên phi hành đoàn người Mỹ sau đó đã được xác định thông qua xét nghiệm DNA và đã được chôn cất cẩn thận. Nhưng không có bảng danh sách chuyến bay nào cho những người lính miền Nam. Vào năm 1986, hài cốt của họ đã được gửi đến phòng thí nghiệm của quân đội Hoa Kỳ POW / MIA ở Hawaii, nơi chịu trách nhiệm xác định những người bị chết hoặc mất tích trong các cuộc chiến tranh.
Và ở đó, hài cốt của những người lính miền Nam đã cất giữ trong 33 năm qua. Vì không có bản kê khai danh sách chuyến bay cho nhiệm vụ chiến đấu như vậy, nên có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết tên của những người đã mất. Họ chỉ được xác định là thành viên của một tiểu đoàn Nhảy Dù tinh nhuệ của Quân đội Việt Nam Cộng hòa. (Đại đội 2, Tiểu đoàn 7 nhảy dù, theo hiểu biết của người dịch).
'Khi thiên đường và trái đất thay đổi ngôi': Ken Burns, Lê Ly và tôi.
Chính quyền Hà Nội đã hai lần từ chối chấp nhận cho họ được chôn cất ở Việt Nam. Và bởi vì đây không phải là công dân hay binh lính Mỹ, nên không được chôn cất và tôn vinh đúng theo cách của Hoa Kỳ. Họ là những người lính vô danh, và thực sự đã trở thành những người chiến binh không có tổ quốc, nên sau khi hy sinh cho đất nước họ vĩnh viễn vào nơi hư vô.
81 tử sĩ yên nghỉ trong Công viên Tự do.
Tôi đã học được về tình huống này hai năm trước. Tôi coi thông điệp về thời gian của Gladstone là kim chỉ nam. Nếu chúng ta là người và chúng ta nói chúng ta là một quốc gia và một dân tộc, chúng ta không những chỉ quan tâm đến cái chết của mình mà còn quan tâm đến những người phục vụ bên cạnh chúng ta trong tình trạng hiểm nghèo. Những người lính tử trận xứng đáng được ghi nhớ với sự tôn vinh và kính trọng của chúng ta.
Photo: Photo by Tracy Valencia |
Sau nhiều tháng đàm phán phức tạp trên cả phương diện ngoại giao và pháp lý, cuối cùng chúng ta đạt được điều mong muốn. Vào ngày 26 tháng Mười, sau lễ Tưởng Niệm ở Công viên Tự do Westminster, những người lính sẽ được an táng gần đài tưởng niệm, và cũng để vinh danh sự can đảm, vượt gian nguy của hàng trăm ngàn người tị nạn Việt Nam đã vượt biển, họ mạo hiểm mọi thứ để đến đất nước Mỹ tìm tự do.
Người tị nạn: Ngày 4 tháng 7 này, tôi cam kết trung thành với nước Mỹ. Phải mất hai cuộc chiến để biến tôi thành người Mỹ.
Buổi lễ sẽ có nhiều nghi lễ khác, không chỉ nhớ về những hy sinh, nhớ năm (5) thập kỷ trường chinh của những người lính trẻ, những người từ lâu đã hy sinh cho lý tưởng dân chủ cho một quốc gia không còn tồn tại. Nó cũng sẽ nhắc lại hàng trăm ngàn binh sĩ khác đã thiệt mạng và hàng ngàn người khác có thể không bao giờ thân xác được tìm thấy.
Câu chuyện bi thương nhưng hùng tráng về những người lính tử trận từ chiến trường Việt Nam đã an nghỉ nơi nghĩa trang người Mỹ gốc Việt lớn nhất nước nầy, nó cũng là nơi an nghỉ cuối cùng cho nhiều người Việt khác đã trả giá đắt trên đường đến Mỹ tìm tự do.
Nó cũng sẽ nhắc quốc gia chúng ta ghi nhớ và đánh giá cao sự đóng góp của 2 triệu người Mỹ gốc Việt đã giúp chúng ta trở thành một xã hội mạnh mẽ và linh động hơn.
Và nó sẽ giúp chúng ta nhớ chúng ta là ai, và chúng ta luôn khao khát trở thành một người biết trân quí cuộc sống của con người và sẽ không bao giờ quên những người đứng bên cạnh chúng ta trong những thời điểm khó khăn đặc biệt.
Cựu Bộ trưởng Hải quân và Thượng nghị sĩ Jim Webb, D-Va., Từng là một sĩ quan bộ binh hải quân tại Việt Nam.
Tài liệu:
Phóng dịch bài: Soldiers Without a Country của Cựu Thượng Nghị Sĩ Jim Webb đăng trên USA TODAY ngày 13/9/2019
Jim Webb, viết cho tờ USA today ngày 13 tháng 9 năm 2019.
17/9/2019