CTV Danlambao - Dự án đầu tiên của đường Cao tốc Bắc Nam đã được khởi công vào sáng ngày 16.09.2019. Đích thân Nguyễn Xuân Phúc đến phát lệnh khởi công cho đoạn đường Cam Lộ - La Sơn.
Đoạn đường này dài 98 km với tổng mức đầu tư 7.669 tỷ đồng (331 triệu USD). Đường cao tốc, chưa bắt đầu nhưng đã được ca tụng là "một công trình thế kỷ khẳng định tầm vóc quốc gia". Tuy nhiên, công trình thế kỷ này chỉ có 2 làn xe, bề ngang tổng cộng chỉ 12m, với tốc độ 80-100km/giờ. Ở những nước Tây phương, loại đường 2 làn, 100km/giờ này đã được xây dựng từ cả thể kỷ trước và ngày hôm nay thường được gọi là đường... làng, FM-Farm to Market.
Cách đây 2 tuần, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông tuyên bố "Kết quả trúng thầu sơ tuyển cao tốc Bắc - Nam là tài liệu mật".
Tuyên bố này làm dư luận đặt nghi vấn về sự có mặt của nhiều nhà thầu Tàu cộng nên Bộ GTVT phải tạm thời giấu diếm.
Do đó, trong lần ra quân mở màn này, các quan chức đã xoa dịu dư luận bằng cách giới thiệu Lâm Văn Hoàng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh - đơn vị được giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư.
Ngược dòng lịch sử: Vào tháng 8 năm 1998, Bộ Chính trị đảng CSVN chính thức đổi tên công trình xa lộ Bắc Nam thành Đường Hồ Chí Minh. Vào ngày 11/8/1999 Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định thành lập Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (QLDA-HCM) và giao cho ban này làm đại diện Chủ đầu tư quản lý đầu tư xây dựng Dự án đường Hồ Chí Minh.
Nhà thầu tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn bao gồm các công ty: Công ty đầu tư và xây dựng 703, Công ty Thành An, Công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty xây dựng dịch vụ và thương mại 68, Công ty đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu 168 Việt Nam.
Do đó, tuyến đường ra quân đầu tiên này được các quan chức đưa ra "rất đẹp": sử dụng vốn ngân sách nhà nước, không vay mượn nợ của Tàu, "đại diện chủ đầu tư" là bộ phận thuần Việt được thành hình tận năm 1998, và các nhà thầu đều là madzê in Việt Nam. Không có bóng dáng Tàu khựa.
Phần đầu dài 98 km rất là Việt nhưng phần còn lại sẽ như thế nào? Hay vẫn là bí mật quốc gia!?
17.09.2019