Nguyên Thạch (Danlambao) - Câu chuyện cuối tuần hôm nay Đá tui có chút "tâm sự của loài chim biển" muốn kể về cái thời xa xưa, một quá khứ đen tối được xem như mõm chó. Cái thời mà đám khỉ ở rừng mới lũ lượt kéo nhau về phố mà chúng chưa hề biết đèn xanh đèn đỏ là cái thứ quái gì, hễ cứ thấy đường là chạy. Cái thời mà bọn khỉ cộng vào đất Nam, thấy cao ốc biệt thự có mấy cây ăng ten TV thì cứ cho là các căn cứ của Mỹ và T-54 bảo nhau sẵn sàng nả đạn.
Ngoài mấy chuyện lạ đời như toilet nuốt cá, nịt vú là lược lọc cà phê, con gái miền Nam đít có gân vân vân, đám khỉ CSBV còn không dám nằm ngủ trên nệm ở các cao ốc hay khách sạn vì chúng cảnh báo với nhau là ngủ trên những cái bẫy xốp có chông kim loại tẩm chất độc của Mỹ Ngụy đâm chết, nên an toàn nhất nà ngủ dưới thềm trải thảm.
Bất luận là con người hay loài vật, tất cả cần thời gian để thích ứng với hoàn cảnh và môi trường. Quả vậy, sau này bọn khỉ rừng cũng biết xe sang, nhà cao, biệt thự và dĩ nhiên là không còn hàng hàng lớp lớp nằm sấp trên thềm xi măng nữa. Chúng cũng biết hốt vàng, hốt tiền, hốt tài sản bất cứ khi nào có cơ hội. Khi sở hữu vàng kho, tiền khối thì chúng mua tiên cũng được. "No cơm thì ấm cật". Thế là bọn khỉ đực thì sung sức, vợ ba vợ bốn, bồ nhí, gái gú thả giàn. Còn khỉ cái thì thuê dăm ba phi công trẻ Việt Nam hay Phi châu hoành tráng để... lái đi chu du đó đây cho thỏa chí cái.... con lợn lòng.
Trở lại trào xưa, cái trào mà cả nước ăn "canh toàn quốc", cái thời kinh khủng mà cả nước muốn treo cổ tự tử, Đá tui cũng không khác chi thiên hạ, đã chôn thân nơi rừng thẳm nước độc, cày sâu cuốc bẩm hầu tồn tại trong cái thời đồ đá xã nghĩa này.
Mùa màng bị khỉ rừng phá thô bạo, phá vô nhân đạo khiến gia đình tôi phải lâm vào cảnh đói xanh xương, đói thê thảm... nhưng tui nào chịu bó tay. Ngày cày, đêm thao thức, tôi đã nghĩ ra nhiều cách để chống bọn khỉ nhưng hầu hết các phương pháp cổ điển đều thất bại. Duy có một cách tuy hơi tốn kém nhưng cũng mang lại kết quả khả quan. Cách đó là tui chịu khó lấy giấy cạt tông cứng uốn nắn thành dáng con hổ, mà người Nam còn gọi là con cọp, hay tiếng để hù dọa con nít là ông kẹ. Khi bé, tui có tài vẽ, nên lúc ấy tui dùng sơn đỏ đậm và lọ nồi để tô những nét rằn ri y như thân con cọp thiệt, xong đặt nó núp trong dám bắp. Quả thiệt, từ ngày có con cọp giấy núp trong rẫy bắp, đậu, mì thì đám khỉ rừng bỗng ngán, không còn dám hiện nguyên hình nữa.
Dân mình đã nói: "Cây kim để trong bọc lâu ngày cũng lòi", thời gian trôi đi, cái gì cũng bị khám phá. Quả thật, sau một vài mùa, đám khỉ đã phát hiện rằng con cọp trong đám bắp không nhúc nhích mà chỉ trơ gan cùng tuế nguyệt, cho nên lũ khỉ cứ thoải mái tấn công khi mùa bắp rộ. Khiến tui lại phải khóc ròng.
Thời ấy, trong rừng vẫn còn có cọp, cọp thấy lũ khỉ tung hoành ngang dọc nghênh ngang như chỗ không người, chúng coi chủ rẫy như đã chết, ý là nhà chết chủ, nên muốn vào thì vào, muốn ra thì ra. Một hôm có con cọp đực khổng lồ thấy bầy khỉ đông quá bèn tức khí, nó cũng núp trong đám bắp và đứng yên bất động, chỉ thỉnh thoảng cười mím chi mà thôi. Như thường lệ, lũ khỉ cứ tưởng đó là cọp giấy nên cứ an nhiên tự tại mà bẻ trộm bắp. Đùng một phát con cọp thật ào tới vồ dăm bảy con banh xác, máu me xối xả khiến lũ khỉ kinh hồn tháu chạy có cờ... bắp.
Chứng kiến cảnh trên, Đá tui nằm đêm tréo chân mà suy nghĩ: Trên đời có những thứ giả mà thiên hạ lại tưởng thiệt. Ngược lại, có những thứ thiệt mà người ta lại nghĩ là giả!. Sự thể của thế gian thiệt là tréo cảng ngỗng khó lường. Câu truyện hổ giấy, hổ thật coi như là "lấy tích xưa, vận thời nay" của Đá tui tới đây tạm ngừng để bạn đọc ai muốn nghĩ sao thì nghĩ.
12.10.2019