Người có thể giữ cho Việt Nam không cộng sản, nhưng chính quyền Kennedy ra lịnh ám sát ông - Dân Làm Báo

Người có thể giữ cho Việt Nam không cộng sản, nhưng chính quyền Kennedy ra lịnh ám sát ông

Tường trình của Geoffrey Shaw mô tả đầy lôi cuốn, kích động và đáng buồn việc Hoa Kỳ phản bội một người có cá tính rất đáng chú ý và là một thiên tài chính trị. 

Casey Chalk (The Federalist) * VNCH Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Ngày 2 tháng 11, các nhóm người Việt, nam, nữ và trẻ em trên thế giới tụ họp trong các lễ tưởng niệm và tôn vinh người hầu như bị lịch sử Hoa Kỳ quên lãng. Trước đây ông từng nổi tiếng, tên ông được nhắc trên trang nhất các nhật báo, và cũng được nhiều phóng viên nhắc đến trong phần tin tức mỗi tối.

Người đó là Ngô Đình Diệm, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà (thường được biết là Nam Việt Nam) từ 1955 đến 1963, sinh mạng và sự cầm quyền của ông bị kết thúc tàn bạo sau cuộc đảo chánh quân sự được chính phủ Hoa Kỳ yểm trợ chiến thuật. 

Quyển sách gần đây về cuộc đời Tổng Thống Diệm của sử gia chuyên về lịch sử quân đội Geoffrey Shaw, tựa đề: “The Lost Mandate of Heaven: The American Betrayal of Ngô Đình Diệm, president of Vietnam” (Mất Thiên mệnh: Sự phản bội của người Mỹ đối với Ngô Đình Diệm Tổng Thống Việt Nam). 

Một số giới chức chính phủ Kennedy xem ông Diệm rất bướng bỉnh, gia tăng đối nghịch với quyền lợi của Hoa Kỳ, nên đã bật đèn xanh cho giới cầm đầu quân đội ở miền Nam truất phế quyền lực của ông. 

Dù có nhiều chi tiết đúng, nói - ông Diệm là chính trị gia độc tài và gây phiền toái - Geoffrey Shaw chứng minh tất cả đều không chính xác. 

Ngô Đình Diệm, nhà lãnh đạo lý tưởng của Việt Nam

Về tiểu sử Ngô Đình Diệm, Shaw mô tả khác hẳn - ông Diệm không phải là quan lại thừa hành của Mỹ. 

Từ đầu, ông Diệm đã là người rất mộ đạo, đức tin Công giáo là trọng tâm trong mọi quyết định suốt cuộc đời ông. 

Thường bị cuộc sống đạo đức thu hút, nên phải thúc đẩy ông liên tục đảm nhận vai trò nhà cai trị và chính trị gia với khéo léo trời cho. 

Ông Diệm nổi tiếng là học giả khổ hạnh và có khả năng điều hành, một người hoàn toàn thích hợp với vai trò lãnh đạo lý tưởng, một Khổng tử của Việt Nam. Quả thực, Shaw cho thấy HCM rất ngưỡng mộ sự khắc khổ của ông Diệm và hầu như tìm cách bắt chước. 

Ngay cả lúc ở tột đỉnh của quyền lực, ông Diệm sống thanh đạm và hay cho tiền những ai cần giúp đỡ. Hàng ngày ông thức dậy rất sớm dự thánh lễ và làm việc cật lực 16 giờ mỗi ngày. 

Ông không phải là người cách biệt hay xa lạ đối với dân chúng. Qua các báo cáo đầu tiên, ông rất năng động đi sâu vào vùng đồng quê gặp các nông dân, nghe họ nói chuyện và tìm cách cải thiện đời sống cho họ. 

Châm biếm rằng "Diệm là người chống Phật giáo" cũng không đúng, chính phủ Ngô Đình Diệm đổ rất nhiều tiền bảo tồn hoặc phục hồi các cơ sở và tổ chức của Phật giáo. 

Những Phật tử phản kháng nổi danh đã làm suy yếu chế độ Ngô Đình Diệm nhiều tháng trước khi ông bị loại trừ, thực ra họ chỉ là một thiếu số ở miền Nam, bị kích động từ các lãnh tụ Phật giáo quá khích có thể do CS trợ giúp. 

Cuộc khủng hoảng Phật giáo không là dấu hiệu quyền hạn của chính phủ bị lung lay, nhưng là nỗ lực tuyên truyền, cố tình gây khó khăn cho những thắng lợi ngày càng gia tăng về chánh trị và quân sự của ông Diệm và người em của ông - theo các tường trình và tài liệu lịch sử gần đây cho thấy. 

Tổng thống Ngô Đình Diệm nói chuyện với các bô lão lúc đi kinh lý 
(Ảnh US Army Center of Military History) 

Truyền thông thiên vị, thái độ trái ngược của chính phủ Hoa Kỳ

Tại sao chúng ta đi đến ý kiến trái ngược về Ngô Đình Diệm và thời gian tại chức Tổng Thống của ông? 

Theo Geoffrey Shaw có hai nguồn gốc chính đổ lỗi cho chính phủ Diệm: báo chí Mỹ thiên vị nặng nề chống lại ông Diệm, và nhóm nhân viên cao cấp trong chính phủ do Averell Harriman và Roger Hilsman cầm đầu, nhất quyết đòi phải thay thế ông. 

Ngược lại với điều Ken Burns và Novick nói trong loạt phim tài liệu, mấy ký giả báo The New York Tines, Washington Post chỉ là bọn ký giả cấp thấp, luôn tìm kiếm những chuyện hấp dẫn để đánh bóng uy tín của chính họ. 

Nhiều ký giả chỉ ở Sài Gòn hoặc các thành phố lớn, bị lôi cuốn vào các tin đồn hoặc những chuyện giật gân hiếu kỳ, phiến diện của xã hội Việt Nam, do đó tạo ra những nhận định sai lạc về ý kiến của dân Việt, chính điều này gây khó khăn cho mọi nỗ lực lớn lao của ông Diệm đang tập trung bảo vệ và cải thiện cho lớp nông dân nghèo chiếm đa số ở miền Nam. 

Suốt thời chính phủ Kennedy, đoàn quân báo chí đăng hết bài báo này tới bài báo khác lên án bất cứ việc gì ông Diệm làm, một mặt hối thúc thay thế ông ta. Giới truyền thông trình bày các sự kiện xảy ra xấu hơn cả bản đánh giá của quân đội, hay báo cáo của Đại sứ Frederick Nolting người rất ủng hộ chính thể Ngô Đình Diệm. 

Búa rìu của truyền thông thổi phồng quá đáng, một số lần các viên chức Hoa Kỳ phải trực tiếp than phiền với chủ bút báo The New York Times và Washington Post. 

Cuộc nổi dậy của Phật giáo nên được diễn dịch trong tình huống này, mấy người Phật giáo đi biểu tình (thường phản kháng bằng tiếng Anh!) muốn được các ký giả Mỹ chú ý, mấy ký giả lại háo hức muốn loan truyền câu chuyện nóng hổi kế tiếp. 

Ký giả hay kên kên? 

Phía chính quyền Kennedy, Averell Harriman - Phụ tá Ngoại trưởng, cầm đầu một số viên chức chống đối chế độ Diệm kịch liệt. Phần lớn vì Harriman không ưa mưu tính của ông Diệm muốn giữ sự tự quyết của chính phủ, ông Diệm thường bác bỏ chỉ thị của Mỹ, ông xem là những nhận định sai lầm nếu không nói là đe dọa sự tồn vong của Việt Nam. 

Harriman ủng hộ nước Lào trung lập, CS dùng nông thôn Lào làm đường chuyển quân, lương thực và vũ khí vào Việt Nam. Ông Diệm kêu gào an ninh và sống còn của miền Nam bị đe dọa vì tình trạng ở Lào. 

Harriman điển hình là loại công chức cổ điển WASP (chú thích của người dịch: White, Anglo-Saxon, Protestant - Da trắng, gốc Anh, theo đạo Tin lành) lúc nào cũng muốn khống chế người khác. Harriman đứng sau mọi hành động thay thế ông Diệm và gây ảnh hưởng trong nội các Kennedy, đưa nhiều cá nhân ra rìa - như Nolting (đại sứ HK tại VN trước Cabot Lodge) người luôn có cảm tình với ông Diệm. Harriman dựa rất nhiều vào tường trình của truyền thông Mỹ. 

Bọn ủng hộ đảo chánh biết chắc chắn việc gì sẽ xảy ra cho ông Diệm và người em. Cả hai bị bắt tại nhà thờ ở Chợ Lớn ngày 2 tháng 11, 1963 - theo lệnh của các chỉ huy đảo chánh, mấy người lính nhốt hai anh em vào trong chiếc thiết vận xa - "họ bị cắt túi mật trong khi vẫn còn sống, rồi mới bị bắn". (cut out their gallbladders while they were still alive, and then shot them). 

Đây là sự kết thúc đáng ghét dành cho một đồng minh của Hoa Kỳ, một người được giới quan sát người Mỹ, người Pháp, Anh, Úc và cả dân Bắc Việt (CS thì lại sợ ông) tin rằng ông là cơ hội tốt nhất của Sài Gòn có thể duy trì độc lập cho miền Nam Việt Nam. 

Định mạng xoay vần trớ trêu, người lèo lái chính quyền phải chịu trách nhiệm về cái chết của Diệm - ba tuần sau đó cũng bị ám sát chết ở Dallas, Texas (John F Kennedy). 


Ghi chúBài rất dài, chúng tôi lược bỏ phần Ken Burns (The Vietnam war - 2017) nói về gia thế Tổng Thống Diệm, hay lịch sử ông lên cầm quyền từ 1955. Cũng rút gọn phần nói về Averell Harriman ủng hộ Lào trung lập và bị chế diễu "đường mòn tưởng niệm Harriman". 

Tham khảo




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo