CTV Danlambao - Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) bàn về giờ làm thêm của công nhân mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội không tán thành đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa. "Giảm giờ làm sẽ kéo giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế" , ông Đào Ngọc Dung, bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phát biểu. Tuy nhiên phía chính phủ của Nguyễn Xuân Phúc vẫn muốn tiếp tục trình phương án tăng giờ làm việc của công nhân để Quốc hội thảo luận.
Việc giảm giờ làm là xu thế tất yếu của các nước trên thế giới bằng cách áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, đời sống xã hội. Tập đoàn cộng sản Ba Đình thường xuyên chạy theo các chỉ số tăng trưởng ảo, những con số đẹp trên giấy với mục đích vay tiền thế giới để chi tiêu. Nợ cũ chưa trả hết, lãi vay ngày càng tăng, việc vay 500 ngàn tỷ để chi tiêu trước mắt sẽ khó khăn. Đây là những lý do chính khiến Ba Đình tăng cường xiết chặt sức lao động của công nhân, người lao động.
Năng suất lao động ở các quốc gia tiên tiến được nâng cao nhờ cải tiến công nghệ. Việt Nam hiện đang hô hào cách mạng 4.0, nhưng thực tế lại đi ngược lại.
Nhắc đến công nghệ 4.0 tức là nói đến tự động hóa, máy móc sẽ thay con người ở nhiều công đoạn nhằm giảm tải cho con người trong khi vẫn tạo ra sản lượng ấy thậm chí cao hơn. Lấy ví dụ ở một doanh nghiệp với 100 công nhân trước khi áp dụng công nghệ thì phải làm tăng ca, 12h một ngày, làm 7 ngày/tuần tạo ra 1 vạn sản phẩm trong tháng 30 ngày. Nhưng sau khi áp dụng 4.0 với tự động hóa nhiều hơn, vẫn duy trì 100 công nhân ấy, nhưng họ chỉ làm 8 tiếng 1 ngày, làm 5 ngày/tuần và vẫn vào ra 1 vạn sản phẩm trong 1 tháng 30 ngày. Tất nhiên mức lương của công nhân vẫn vậy, thậm chí cao hơn nếu doanh nghiệp được ưu đãi và khuyến khích để đầu tư vào 4.0.
Ở những quốc gia dân chủ, người lao động và chủ là người có quyền quyết định có hay không nên làm thêm giờ. Nhiệm vụ của Quốc hội là đưa ra quy định mức lương cơ bản, quy định về cách tính tiền làm ngoài giờ quy định như: lương được tính gấp đôi nếu làm trên 40 tiếng một tuần. Ngày nghỉ sẽ tính gấp ba số tiền trên một giờ lao động. Đồng thời quy định mức kịch trần, quy định không được liên tục làm ngoài giờ quá ba tuần một tháng và chế độ nghỉ giải lao sau hai tiếng làm thêm. Đây mới chính là các chủ trương đặt quyền lợi của người lao động lên đầu.
Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) ngoài đề xuất tăng giờ làm, còn đề xuất tăng tuổi hưu cho thấy Ba Đình muốn khai thác triệt để sức lao động của giai cấp công nhân.
24.10.2019