CTV Danlambao – Thứ Ba ngày 26/11/2019, cảnh sát Nam Phi đã bắt giữ 4 nghi phạm có liên quan đến đường dây săn bắt trộm, buôn bán, và vận chuyển xuyên quốc gia các sản phẩm liên quan đến sừng tê giác, xương hổ, và các phụ phẩm sau một thời gian dài thực hiện chuyên án điều tra bí mật. Người Việt Nam điều hành đường dây này chính là Chu Đăng Khoa, có liên quan đến việc nhập tê giác về Vinpearl Safari Phú Quốc trong năm 2016.
Một trong hai nghi phạm vừa bị bắt giữ tại Nam Phi. Nguồn : Cảnh sát Nam Phi
Hai người đàn ông có quốc tịch Việt Nam (23 và 35 tuổi) với các tang vật là nhiều súng săn không có giấy phép và đạn dượcbị bắt cùng 100 sừng tê giác, 2 bộ xương hổ, và các bộ phận khác từ hổ.
Đường dây săn bắn, buôn bán trái phép động vật hoang này đã và đang hoạt động mạnh tại Nam Phi trong hơn một thập kỷ qua. Thành viên chủ chốt hay người điều hành các hoạt động tội phạm này được biết đến với tên gọi Michael (tên thật của anh ta là Chu Đăng Khoa).
Chu Đăng Khoa được biết đến với biệt danh “đại gia kim cương” là một nhân vật bí ẩn đã sống nhiều năm ở Nam Phi. Năm 2011, Khoa bị trục xuất khỏi Nam Phi vì bị khởi tố trong một vụ buôn bán trái phép 5 sừng tê giác.
Năm 2016, trong báo cáo của tổ chức Sáng kiến Toàn cầu chống lại Tội phạm có tổ chức Xuyên quốc gia (Global Initiative Against Transnational Organized Crime), Chu Đăng Khoa đóng vai trò quan trọng trong một công ty cung cấp động vật hoang dã từ Nam Phi đến Công viên động vật hoang dã Vinpearl Safari, một vườn thú có phong cách như công viên kỉ Jura kì quái trên một hòn đảo của Việt Nam gần Vịnh Thái Lan. Vườn thú, được xây dựng với giá trị đáng kinh ngạc 147 triệu đô la Mỹ (tương đương hơn 3.200 tỉ đồng), được khai trương vào tháng 12 năm ngoái (2015) với kế hoạch trưng bày hơn 100 tê giác trắng tại vườn thú. Và người đàn ông giúp Vinpearl có được tê giác và các loài động vật khác từ các tổ chức tư nhân ở Nam Phi chính là Khoa.
Điều đáng kinh ngạc là Khoa làm điều này bằng cách sử dụng tên của công ty do chính anh ta đăng kí tại Nam Phi trong năm 2005 được biết đến dưới cái tên DKC Trading. Công ty này được thành lập với bề ngoài là để buôn bán đồ gỗ.
Cuối năm 2015, tập đoàn VinGroup đã mời an ninh vào cuộc để dập tắt những thông tin liên quan đến đường dây buôn tê giác về Việt Nam. Dân Làm Báo đã có hai bài viết liên quan là "Phú Quốc Safari: Thông tin chưa chính xác hay sai sự thật" và "VinGroup sử dụng an ninh để bịt miệng mạng xã hội?!"
Đường dây tội phạm vừa bị cảnh sát Nam Phi bóc trần có hẳn một trang trại nuôi các động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng. Họ tổ chức các chuyến đi săn bắn cho nhiều quan chức từ Việt Nam sang Nam Phi công tác và phối hợp săn tìm sừng tê, cao hổ cốt. Đường dây này đã nhiều lần bị sờ gáy nhưng họ vẫn đủ mạnh và an toàn sau nhiều vụ bị bắt giữ và trục xuất các thành viên của họ về Việt Nam.
Một trong hai nghi phạm vừa bị bắt giữ tại Nam Phi. Nguồn : Cảnh sát Nam Phi |
Một trong hai nghi phạm vừa bị cảnh sát bắt ngày 26/11 được cho là bà con bên ngoại của Chu Đăng Khoa...
Trong ngày 28/11 các nghi phạm được đưa ra hầu tòa với các tội danh sở hữu súng và đạn phi pháp. Các sừng tê giác thu được cần phảiqua xét nghiệm DNA và kiểm tra chips chéo để xác định nguồn gốc và các giấy phép nuôi, và lấy sừng để có thể xác định hợp pháp hay bất hợp pháp.
Hiện chưa rõ lãnh sự danh dự Nam Phi tại Tp Hồ Chí Minh bà Đỗ Thị Kim Liên, đại gia bán nước sông Đuống với giá cắt cổ cho người dân Hà Nôị có liên quan hay sẽ có phát biểu gì trước sự kiện hay không.
29.11.2019