Xuất khẩu lao động: Nỗi nhục cho đất nước, dân tộc - Dân Làm Báo

Xuất khẩu lao động: Nỗi nhục cho đất nước, dân tộc

Nguyễn Dân (Danlambao) - Đất nước ta chưa bao giờ có được như hôm nay?”.

Vâng, đất nước VN ta chưa bao giờ có cảnh:

- Từng đám thiếu nữ trẻ đẹp lõa lồ thân thể xếp hàng để được chọn gả bán ra nước ngoài để làm vợ, làm oshin (giúp việc nhà), và cả làm đĩ, điếm…

- Từng đoàn thanh niên nam, nữ khỏe mạnh, sức vóc, trong nước không sao có được việc làm, cũng xếp hàng đăng ký để được đi ra “lao động” ở nước ngoài.

- Và cũng từng tốp lén lút (qua môi giới, chi tiền cho đám buôn người) để được “ra nước ngoài” làm mọi thứ công việc để được đổi đời, để kiếm tiền lo cho đời sống quê nhà.

Có thể nói: Đó là ba cái “đặc trưng” của một đất nước ta hôm nay – CHXHCNVN - để được tự hào? Theo như lời của một TBT/CTN.

Phạm vi bài viết, chỉ xin nói lên về xuất khẩu lao động (XKLĐ) – phía trước và sau của “quốc sách” này. Và vì là chỉ tìm hiểu, tìm tòi “bí mật nhà nước”, nên rất có nhiều hạn chế, thiếu sót. Cần có thêm mọi sự đóng góp.

Xuất khẩu lao động – Vì sao phải cần XKLĐ?

Đảng ta (CSVN) chủ trương và hô hào đánh thực dân, đế quốc, diệt phong kiến bóc lột, đấu tranh giai cấp, xóa bỏ bất công, đưa đất nước giàu mạnh, và toàn dân hạnh phúc ấm no…

Nhưng mà, sau khi gọi là thành công “đánh xong giặc Mỹ” thì cạn kiệt bao thứ, phải kêu gọi toàn dân ráng chịu khổ thêm nữa. Rồi mọi việc sẽ tốt đẹp, chẳng bao lâu?

Thế nhưng, đất nước mỗi lúc thêm lún sâu, cạn kiệt, chỉ vì (đảng) tha hồ “cướp bóc và thu vén” (gọi là thu chiến lợi phẩm), và cũng để trả chiến phí “khổng lồ” từ mấy mươi năm.

Đưa một đất nước trở nên cạn kiệt tài nguyên, tan hoang mọi thứ, và thêm đói nghèo cho toàn thể người dân. Khẩu hiệu cứu nước được đề ra: “Thay đổi hay là chết”. Phải thay gì? Và đổi gì? Thay đổi chính sách, thay đổi đường lối? Có thể vì “chính sách” không phù hợp? Đường lối không thích nghi? Đối với trình độ, kiến thức (lãnh đạo) dốt nát, non kém, kiểu thất học, rừng rú…? Hay có thể vì quá manh động, quá ham hố, tham lam, không lường mọi sự, đi sai, đi trệt… Mò mẫm tìm kiếm “thiên đường” mà nhằm vào “địa ngục”, cứ phải vấp ngã, xuống dốc, sụp hầm… Cần phải “sáng tạo”, phải biết “khôn khéo” để được sống còn?

Bao chính sách “đổi mới” được đề ra, và đã “xuất khẩu” mọi thứ rồi. Một đất nước chỉ còn phải “lệ thuộc” - lệ thuộc đàn anh XHCN.

Thế là “đảng ta” cần sử dụng một thứ “tài nguyên” quí giá nhất là “con người” để cứu nguy đất nước, để có tiền bù đắp chung (ăn xài và trả nợ). Và một quốc sách “xuất khẩu lao động” ra đời – nghĩa tốt đẹp, văn minh là: XKLĐ, mà nghĩa bình dân xác thực là: đem con cho đi ở mướn làm thuê (theo nghĩa xưa là “ở đợ”) để có tiền về cho gia đình, cha mẹ - Ở đây là cho đảng.

Phía trước và mặt sau của XKLĐ:

XKLĐ là “quốc sách”. Nói như vậy cũng không ngoa, vì nhờ XKLĐ mà nhà nước có thêm món tiền lớn (để trang trải nợ nần). Quốc sách “đợ con” đã được đề cao, khuyến khích. Người ta thấy trên khắp nước nhiều bảng cổ động: “Muốn thoát nghèo hãy tham gia xuất khẩu lao động”, và “Xuất khẩu lao động là thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương”… Bên kia của những tấm bảng (cổ động) này là: “Nỗi nhục và nỗi đau của dân tộc”.

Xin trích (tóm gọn) qua một số tài liệu về XKLĐ: (Theo Wikipedia).

1- Xuất khẩu lao động Việt Nam ra nước ngoài, thường gọi tắt là Xuất khẩu lao động Việt Nam, là hoạt động kinh tế dưới hình thức cung ứng lao động Việt Nam ra nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của doanh nghiệp nước ngoài. Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, trong tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước. Từ khi cơ chế thay đổi năm 1991, hoạt động xuất khẩu lao động phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bước sang thế kỷ XXI, có sự tăng đột biến lượng lao động Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài, nhiều nhất tại ba thị trường Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc. Tính đến 2011, Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại nước ngoài, trong đó 85.650 tại Đài Loan, giữ vị trí thứ 2 về tổng số lao động nước ngoài tại Đài Loan.Số liệu cập nhật mới nhất năm 2017 Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 09 năm 2017 là 13.733lao động (5.411 lao động nữ), gồm các thị trường: Đài Loan: 7.393 lao động (2.574 lao động nữ), Nhật Bản: 5.025 lao động (2.418 lao động nữ), Ả rập - Xê út: 219 lao động (200 lao động nữ), Hàn Quốc: 476 lao động (25 lao động nữ), Malaysia: 229 lao động (102 lao động nữ), Algérie: 106 lao động nam, Israel: 104 lao động (48 lao động nữ), Rumania: 91 lao động (48 lao động nữ) và các thị trường khác.

Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Tuy nhiên, bên cạnh đó diễn ra song song những vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước, những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp pháp. Ngoài ra, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi.

2-Doanh nghiệp tuyển dụng và các công ty XKLĐ

Tính đến cuối tháng 6 năm 2010, tại Việt Nam có 167 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động, trong đó có khoảng 60% doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước hoặc cổ phần có vốn Nhà nước chi phối.[2] Công ty làm nhiệm vụ giới thiệu, đào tạo, thủ tục đi nước ngoài, lo nơi định cư, giấy tờ, hợp đồng lao động,... cho người lao động. Đổi lại, lao động chi trả cho công ty khoản phí gọi là phí môi giới.

Người lao động xuất khẩu]

Người đi lao động xuất khẩu gồm lao động phổ thông và lao động có tay nghề. Người xuất khẩu theo dạng lao động phổ thông thường là những nông dân hay là người các tỉnh nghèo, người dân tộc, vì muốn tăng thêm thu nhập cho gia đình. Người đi lao động thường phải chịu chi phí cao trước khi xuất hành, có thể rơi vào điều kiện làm việc kham khổ, và đôi khi là nạn nhân của lừa đảo, bóc lột, buôn người.

3-Số lượng (theo thống kê) lao động xuất khẩu:

-Cuối những năm thập niên 70 và đầu 80, kinh tế Việt Nam trong tình cảm gặp nhiều khó khăn, sản xuất công nghiệp trì trệ, mô hình hợp tác xã không tạo ra cạnh tranh nên không kích thích được sản xuất. Thêm vào đó là các khoản nợ sau chiến tranh cần phải trả và hai cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế. Do đó, chính quyền chủ trương đưa lao động ra làm việc tại các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.

-Năm 1980, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với hình thức chủ yếu là hợp tác sử dụng lao động thông qua các Hiệp định Chính phủ trực tiếp ký kết. Trong giai đoạn này, gần 245.000 lao động và chuyên gia đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong nước được đưa đến 4 nước Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari).[3] Bên cạnh đưa người đi lao động, Việt Nam cũng đã ký kết về hợp tác chuyên gia trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp với một số quốc gia châu Phi (Libya, Angeri, Angola, Mozambique, Congo, Madagascar) với con số người đưa sang là 7.200 người; Trung Đông (Iraq) khoảng 18.000 người. Bên cạnh đó, gần 24.000 thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu đã chuyển sang lao động trong những năm thập niên 80. Tổng số lao động được đưa đi trong thời kì này gần 300.000 người.

Từ năm 2006 đến 2008, trung bình mỗi năm có hơn 83.000 lao động xuất khẩu sang nước ngoài, chiếm khoảng 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm trong cả nước. Đến năm 2009 đã có khoảng 500.000 lao động Việt Nam làm việc ở 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau.

4-Mức lương chi phi và thu nhập:

-M ột vài con số: mức lương cho mỗi lao động tại một số nước (1 tháng):

- Dưới đây là thống kê đặc trưng chi phí và loại hình tuyển dụng, lương trung bình tại một số thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2006:[5][48]


- Công ty môi giới có trách nhiệm giúp người lao động làm thủ tục cư trú và giấy tờ thuế đồng thời tìm công việc thích hợp, sau đó nhận được một khoản cố định từ lương hàng tháng của người lao động.[65]

Mặc dù theo luật định, mức trần tiền môi giới cho các thị trường cứ mỗi năm của hợp đồng không vượt quá một tháng lương của người lao động, tuy nhiên trong thực tế, nhiều công ty xuất khẩu đòi hỏi người lao động phải đóng phí môi giới cao hơn. Ngoài ra còn tiền dịch vụ (mức trần khoảng 10% của lương tháng, đóng trước 18 tháng) trả cho công ty xuất khẩu, chi phí đặt cọc "chống trốn", chi phí dạy nghề và ngoại ngữ trước khi xuất hành, vé máy bay lượt đi,... Nhiều lao động đã phải thế chấp đất và nhà cửa hay vay mượn để có đủ tiền lo chi phí.

Theo sự tính toán của báo Lao động: "Mức lương tối thiểu người lao động được hưởng là 15.840 Đài tệ/tháng. Bị trừ thuế tại Đài Loan: 3.168 đài tệ; phí cho công ty Việt Nam tuyển dụng lao động là 12%/tháng lương: 2.000 đài tệ; bảo hiểm tại Đài Loan: 46 đài tệ; phí môi giới 5.750 đài tệ. Mỗi tháng người lao động được ứng 2.000 đài tệ để sinh hoạt. Như vậy với mức lương 15.840 đài tệ/tháng, sau khi trừ các chi phí, người lao động chỉ tiết kiệm mỗi tháng khoảng 2.876 đài tệ. Số tiền này chỉ bằng 1/2 số tiền chi cho môi giới. Nếu với việc quy đổi khoảng 33 đài tệ = 1 USD thì họ chỉ còn giữ lại để gửi về nhà khoảng 87 USD/tháng. Như vậy có thể nói người lao động làm việc quần quật trong 1 tháng chủ yếu chỉ để trả cho các loại phí và chủ yếu là phí môi giới."[59] Cứ mỗi người lao động thì công ty môi giới có thể hưởng lợi gấp ba lần số tiền mà mỗi người làm công có thể để dư được (phí môi giới gần gấp 2, và phí dịch vụ gần bằng) và gần phân nửa số lương tháng của họ, dù không phải trực tiếp lao động.

Theo luật của Đài Loan, mức phí môi giới lao động phải trả hàng tháng là từ 47 đến 56 USD, tuỳ thuộc thời hạn hợp đồng. Tuy nhiên, có nguồn tin cho biết có nhiều trường hợp bên môi giới lấy số tiền nhiều hơn mức cho phép và không quan tâm đến quyền lợi của người lao động.[65]

- Nguồn thu ngoại tệ

Lao động xuất khẩu qua đào tạo ngày càng tăng. Năm 2007, người lao động Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước lượng kiều hối từ 1,6 tỷ USD.[52] Trung bình mỗi năm gửi về từ 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Trong đó từ Hàn Quốc trên 700 triệu USD, Nhật Bản hơn 300 triệu USD.[8][12] Năm 2010, Việt Nam đứng thứ 16 trong 30 quốc gia có lượng kiều hối chuyển về nhiều nhất,[53] là một trong 10 quốc gia có thu nhập lớn từ xuất khẩu lao động.[4] Tính đến năm 2015 thì khối lượng tiền lao động gửi về chiếm 13,2% Tổng sản lượng quốc nội

5-Bao hệ lụy: Bất hạnh, gạt lừa, bạc đãi:

- Quy định và thủ tục pháp lý không rõ ràng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng lách luật để cuối cùng bắt người lao động phải chịu những chi phí cao một cách bất hợp lý.[59] Theo khuyến nghị của các nước khác, Việt Nam nên tập trung vào các đầu mối ở cấp tỉnh để đưa người lao động đi nước ngoài để quản lý chặt chẽ hơn.[27]

Bên cạnh đó là tình trạng vi phạm các quy định pháp luật của một số doanh nghiệp Việt Nam với các hình thức như không thẩm định hợp đồng, không đào tạo trước khi đi, không báo cáo danh sách lao động, thu tiền quá quy định… Các tổ chức, cá nhân không có chức năng thực hiện xuất khẩu lao động lừa đảo đưa người lao động sang các quốc gia khác lao động bất hợp pháp, điển hình như tại Malaysia[32] và Đài Loan.

Thông tin thân phận người lao động:

Nhiều lao động Việt Nam qua đời ở nước ngoài, tuy nhiên những con số này chưa được công bố rộng rãi. Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội cho biết những trường hợp chết đã làm thủ tục thông báo về gia đình, còn đăng lên báo thì không có lợi trong dư luận xã hội vì nhiều vấn đề chưa được rõ ràng. Một số trường hợp do khâu kiểm tra sức khỏe không được kỹ nên ra nước ngoài gặp điều kiện lao động căng thẳng, cộng thêm có lao động không giữ mình nên đã uống rượu, dẫn đến đột tử.[27] Có thông tin về trường hợp người lao động mất do tai nạn nhưng hai tháng sau gia đình tại Việt Nam mới được báo tin.[60]

Theo thống kê của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước Việt Nam, từ tháng 4 năm 2002 đến đầu năm 2008 đã có hơn 300 trường hợp người lao động Việt Nam chết tại Malaysia.[31] Riêng năm 2007, Phóng viên báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh thống kê có ít nhất 100 lao động Việt Nam chết tại Malaysia. Con số này nhiều hơn hẳn các thị trường lao động khác, trong đó 1/3 thống kê do "đột tử". Có nhiều nghi vấn chưa giải đáp quanh vấn đề này vì nhiều nhân chứng tại Malaysia và gia đình các nạn nhân khẳng định những người bị chết đều khỏe mạnh, trước đó không có biểu hiện bệnh tật.[61] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết việc khám sức khỏe không cẩn thận là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lao động bị đột tử phổ biến tại quốc gia này.[62]

Tháng 12 năm 2011, ba lao động tại Nga thiệt mạng vì bị ngạt khí gas. Do xuất khẩu lao động theo đường dây bất hợp pháp nên khi chết, họ không được chôn cất mà chỉ được quấn vải rồi lấp đất lên.[63][64]

-Lừa đảo và buôn người:

Đã có nhiều hiện tượng lừa đảo xuất khẩu lao động từ cá nhân tự phát đến có tổ chức tại Việt Nam. Điều này xuất phát một phần từ nhu cầu muốn được xuất khẩu lao động từ phía người dân trong nước. Như năm 2011, kỳ thi tiếng Hàn đạt kỷ lục về lượng thí sinh tham dự với gần 67.000 người, gấp hơn 2 lần so với năm 2010 và hơn 8 lần so với năm 2009, trong khi số lượng hồ sơ phía Hàn Quốc đăng ký lựa chọn là 15.000 và chỉ nhận tuyển khoảng 13.000 người.[66]

Theo số liệu của công an Thành phố Hà Nội, riêng khoảng thời gian từ đầu năm 2006 đến giữa 2007, tại Hà Nội có hơn 2.000 nạn nhân bị lừa đảo xuất khẩu lao động sang Đài Loan và Hàn Quốc, tổng lợi nhuận chiếm đoạt là hơn 52 tỷ đồng.[67] Tại Hà Nội còn có hiện tượng giả danh cán bộ quản lý, lừa đảo xuất khẩu lao động hoặc lừa đưa người đi xuất khẩu lao động bằng con đường du học.[68] Mặc dù một số công ty vi phạm Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị xử phạt hành chính với mức phạt chỉ từ 1500 USD trở xuống.[7]

Nhiều lao động Việt Nam tại Malaysia bị lừa đảo hợp đồng lao động và bị ngược đãi, đánh đập, bỏ đói, tìm kiếm sự can thiệp để về Việt Nam.[69]

Đối với việc xuất khẩu lao động sang Nga, người lao động rất dễ bị lừa và không thể kiếm được chỗ làm hợp pháp nếu không qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được cấp phép. Có hàng nghìn người Việt Nam bị rơi vào cảnh "nô lệ lao động" tại thị trường này. Họ bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài và lao động vất vả tại những xí nghiệp may phi pháp, bị bóc lột thậm tệ, bị thu hoàn toàn giấy tờ tùy thân và cũng không có khả năng tài chính trở về Việt Nam.[70] Đầu năm 2012, một số lao động xuất khẩu bất hợp pháp tại Nga gọi điện cho báo giới Việt Nam cầu cứu về tình hình lao động mà không được trả lương cả năm, trốn ra ngoài thì bị báo cảnh sát bắt và phạt tiền.[63]

Có tình trạng nhiều đối tượng, công ty lừa đảo người lao động Việt Nam chiếm đoạt tài sản hoặc đưa người lao động sang châu Âu bất hợp pháp. Ngoài ra còn có dấu hiệu hình thành các đường dây đưa phụ nữ Việt Nam sang châu Âu, bán vào các ổ mại dâm.[37]

Từ 2004 đến 2008, khoảng 5.400 người đã chấp nhận vay mượn tiền để xuất ngoại đi lao động tại các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Úc nhưng không đi được vì bị lừa.[71]

Vi phạm hợp đồng và bóc lột

Việc vi phạm hợp đồng có thể diễn ra từ nhiều phía: nhà môi giới, nhà tuyển dụng hoặc lao động.

Các lao động Maylaysia bị nhà mội giới xuất khẩu bỏ mặc ngay sau khi sang nước ngoài, nhận được việc làm không theo nội dung như trong hợp đồng. Một số rơi vào tình trạng việc làm lúc có lúc không, bị quỵt lương, bị chuyển nơi làm việc nặng liên tục như bốc vác, hàn xì, đổ bê tông,...[36] Đây là thị trường được xem la có thu nhập thấp, rủi ro cao. Thu nhập bình quân của các lao động này ở Malaysia là khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.[31] Người lao động có thể phải làm việc 12 giờ mỗi ngày tại những công trường công việc nặng nhọc trong điều kiện lao động nguy hiểm mà công nhân địa phương không chịu làm và nhiều tháng liền không được trả lương đồng thời bị ngược đãi

- Tại Cộng hòa Séc, người lao động Việt Nam gặp phải tình trạng bóc lột, bỏ đói và nhiều vấn đề phức tạp khác. Giới truyền thông đại chúng Séc sử dụng rộng rãi cụm từ "nô lệ thời đại mới" để nói về những công nhân ngoại quốc.[74]

- Tại Malaysia, việc bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động ở Malaysia còn nhiều hạn chế. Một số điều trái với luật lao động của Malaysia và trái với tiêu chuẩn lao động cơ bản của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) như việc chính phủ nước này ủy quyền cho các doanh nghiệp tự kiểm soát dịch chuyển công việc của lao động nhập cư. Mặt khác, theo luật pháp Malaysia, khi người lao động gặp rủi ro, các doanh nghiệp sử dụng lao động và doanh nghiệp môi giới sẽ đền bù cho gia đình người tử nạn. Tuy nhiên, nhiều gia đình trong trường hợp này nói rằng họ chưa hề biết đến số tiền đó. [31]

Năm 2011, Malaysia tìm kiếm nguồn lao động giúp việc gia đình từ các nước, bao gồm Việt Nam trong tình trạng các chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động giúp việc gia đình còn chưa đầy đủ. Do đó, người lao động nước ngoài làm giúp việc tại Malaysia dễ gặp rủi ro và ít được bảo vệ. Phương tiện báo chí đã nêu lên một số điển hình về tình trạng giữ tiền lương, hành hạ hoặc lạm dụng người lao động giúp việc.[32]

6-Số phận và tủi nhục:

Một vài mẩu chuyện thương tâm: con dân phải đi làm thuê, ở mướn xứ người:

a)-Đối với công nhân Việt ở Bahrain (qua phóng sự RFA Thanh Trúc thực hiện, 16/10/2008):

Xin tóm gọn:

-Theo hợp đồng, công nhân (không tay nghề) qua nước Bahrain (Trung Đông) làm việc cho công ty xây dựng Hàn Quốc. Làm việc 26 ngày/1 tháng, không tính ngày nghỉ và lễ. Trả trước cho công ty môi giới 31 triệu (VND). Qua Bahrain hưởng lương 90 BD (Bahrain dollar), tương đương 270 USD. Nhưng khi qua làm, lương bị sụt còn 75 BD, và trừ thuế 5 BD – còn 70 BD – (khoảng 2 triệu VND, thời giá 2008).

Lúc làm việc, vì không rành ngôn ngữ (Hàn quốc), bị supervisor (đốc công) đánh đập là chuyện rất thường. Khiếu nai, không ai giải quyết. Gọi môi giới VN (rất khó), nếu được, thì bảo: làm báo cáo gởi về, chờ can thiệp… Hầu như không bao giờ được giải quyết. Đem con bỏ chợ, đành cam cho số phận.

b)-Số phận của lao động Việt LÀM CHUI bằng con đường du lịch Nhật Bản (13/8/2019 – xuatkhaulaodong.com.vn/thuc-tap-sinh/tam-su/):

Không biết từ khi nào thuật ngữ đi XKLĐ Nhật Bản bằng con đường du lịch lại “có mặt” ở Việt Nam. Nhiều lao động nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời bọn mô giới, chạy ngược xuôi vài trăm triệu đồng để được bỏ trốn ở Nhật. Nghe thật phi lý nhưng chuyện đó là có thật.

Nhật Bản: Hôm nay con đã nhận được lương chưa?...

11/07/2019

Mẹ tôi gọi điện thoại hỏi sau 4 ngày tôi chưa gửi tiền về nhà. Vừa tủi thân, vừa buồn, vừa giận, tôi cũng không biết nên nói gì bây giờ… “Dạ, tháng này con có việc mẹ ạ, tháng sau con gửi về nhé!”
LỘT TRẦN sự thật kỹ sư Nhật Bản tiến cử, bao đỗ, không cần học tiếng!

27/06/2019

Sang Nhật theo con đường kỹ sư luôn là mơ ước của rất nhiều lao động có bằng cấp ở Việt Nam vì mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt và cơ hội phát triển. Chính vì thế mà nhiều cò mồi luôn treo bảng kỹ sư Nhật Bản tiến cử, bao đỗ, không cần học tiếng và khá nhiều lao động bị dính bẫy vì quá khát khao được sang Nhật làm việc vừa nhanh, vừa không yêu cầu cao.

Giấc mơ Nhật Bản…

12/10/2018

Nếu nửa đêm bạn bị thức giấc vì những ác mộng giữa bộn bề cuộc sống, giữa những áp lực của công việc hay giữa những lo toan về tiền bạc thì lúc ấy các bạn sẽ hiểu “giấc mơ Nhật bản” như thế nào!

Cuộc sống ở Nhật Bản: Đằng sau giấc ngủ trưa vội vã

08/10/2018

Thời gian gần đây Nhật Bản đang trở thành thị trường xuất khẩu lao động thu hút nhiều lao động trẻ Việt Nam với thu nhập ở mức khá khoảng 25 triệu – 30 triệu đồng/ tháng chưa kể làm thêm, tăng ca, bên cạnh đó chế độ dành cho người lao động cũng rất tốt. Tuy nhiên, đằng sau thu nhập khá và chế độ tốt thì tính kỷ luật và áp lực công việc rất cao mà chẳng mấy ai ở nhà hiểu được.

SỐC: Vừa đi xuất khẩu lao động Nhật, chồng cặp kè luôn bồ nhí

03/10/2018

Khi vợ chồng xa nhau, sẽ có muôn vàn nỗi lo và trăn trở. Đặc biệt là chuyện Ngoại tình. Câu chuyện chồng đi xuất khẩu lao động Nhật vừa hơn 1 tháng đã cặp kè, nhắn tin tình cảm với bồ nhí khiến cộng đồng mạng sôi sục những ngày vừa qua.

Ngày cuối cùng làm việc ở Nhật!

25/09/2018

Ngày cuối cùng làm việc ở Nhật cũng như bao ngày khác vậy mà trong tôi lại dâng trào cảm xúc lạ: có chút tiếc nuối, có chút lưu luyến… Phải chăng tôi đã yêu Nhật Bản mất rồi!

1092 ngày ở nước Nhật, bạn làm gì?

14/09/2018

3 năm ở Nhật là một khoảng thời gian dài, đủ để viết lên những câu chuyện thanh xuân của một cô gái mới lớn như tôi. Buồn có, vui có, áp lực có, hy vọng có…ghi lại để nhớ một thời “in dấu chân”tại Nhật.

Đi Nhật – tối đâu là nhà, ngã đâu là giường!

13/09/2018

Đời công nhân đã khổ, ở nơi xứ người lại còn khổ hơn. Khi mà tất tần tật mọi thứ phải lo, ti tỉ thứ phải nghĩ, cuối tháng lại một đống tiền đổ lên đầu thì lúc đó mới THẤM thế nào là đi Nhật.
Thấm dần 4 chữ “Một nắng hai sương” – TTS nông nghiệp

11/09/2018

Ngồi nhìn bát canh, quả trứng luộc mà nhớ nhà da diết. Ai bảo đi Nhật làm nông nghiệp máy móc hiện đại, làm trong nhà kính không mưa nắng, nhàn hạ. Tất cả chỉ là lừa dối.

Bàn chuyện: Ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây...

10/09/2018

Các bạn hiểu gì về câu nói ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật, ở nhà Tây? Dưới cái nhìn của một thanh niên xuất khẩu lao động đã gắn bó với Nhật 2 năm thì tôi có suy nghĩ thế này nhé…(Hết trích).

Rồi trong mấy ngày qua: vụ 39 người chết trong thùng xe đông lạnh ở Anh, toàn là người VN, là nỗi thương tâm làm chấn động địa cầu. Họ đi chui – lo tiền để đi chui với giá trên 30.000 bản Anh để chỉ có tìm công việc lao động nước ngoài cho cuộc đời thay đổi. Vì trong nước đã quá bi thương: đói nghèo, khốn khổ. Đi lao động nơi xứ người: thiệt thân, tủi nhục? Vì ai, và do đâu? Dân Việt Nam ta phải liều thân đi vào chổ chết?

-Vì một chế độ làm cho đất nước càng kiệt quệ, đói rách, bần cùng.

-Vì cái bọn lãnh đạo chỉ biết lo cho bè nhóm, bản thân, ăn trên ngồi trước, không lo cho đất nước, cho dân tộc, mà lo đi nịnh bợ, lòn cúi để giữ vững quyền tước thống trị. Vì cái đám vô lại, bất nhân.
Đất nước đã bị gặm mòn cạn kiệt, bao tài nguyên, nguyên khí quốc gia bị hủy hoại.

-Vì một đảng cúi đầu, u tối, tham lam, chỉ có ăn mà không có làm. Làm toàn thất bại.

“Đất nước ta có bao giờ được thế này không?”. Đầu óc mông muội, u mê mới thốt ra câu nói để tự hào? Để phỉnh phờ, để khích động. Để đất nước ngày cứ mãi lầm than. Chỉ còn có một con đường: bước vào nô lệ…

Hởi tuổi trẻ VN!

Một dân tộc không hèn nhát. Một dân tộc với lịch sử trải qua 14 lần đánh tan quân xâm lược (giặc Tàu phương Bắc). Một dân tộc không bao giờ biết khuất phục… Vì sao cứ phải cúi lòn… và cam tủi nhục trước cái lũ cai trị ươn hèn?

5/11/2019



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo