Quốc Doanh phá sản, Hà Nội chọn “sân sau” - Dân Làm Báo

Quốc Doanh phá sản, Hà Nội chọn “sân sau”

Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Hà Nội đang song hành trấn áp và lừa bịp dân chúng để chính thức hóa nền kinh tế doanh nghiệp “sân sau” ra công khai từ sau đại hội đảng thứ 13 (?). Sau hàng chục năm áp dụng mô hình kinh tế quốc doanh bị phá sản, Hà Nội cho dạo đàn là “chuyên nghiệp hóa” doanh nghiệp, mà không đả động gì đến nguyện vọng của Dân Tộc đòi thay đổi thể chế chính trị để doanh nghiệp tư nhân thực sự được cởi trói.

Tại diễn đàn cao nhất, dù chỉ hình thức là Quốc Hội cũng đang “nhì nhằng” với khuynh hướng “đẩy đưa” cho có để đi đến kết luận là “không có một mô hình thể chế nào tốt cho tất cả các nước trên thế giới. Mỗi mô hình thể chế chỉ có thể phát huy tác dụng trên một nền tảng văn hóa nhất định”

Lập luận này nhằm chuẩn bị cho tính ù lỳ về chính sách kinh tế “quốc doanh” được thay bằng “doanh nghiệp sân sau” từ nhiệm khóa thứ 13 của đảng cộng sản VN (2021-2026).

Dù bị chèn ép hàng chục năm, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng gia tăng, chiếm khoảng 39% GDP, trong đó doanh nghiệp đăng ký chính thức chiếm gần 9% GDP và khu vực kinh doanh gia đình chiếm hơn 30% GDP. Có thể khẳng định, khu vực tư nhân nếu được hoạt động công bằng, thì đang dần chứng minh vị thế là động lực chính cho những kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai. 

Lâu nay, khu vực kinh doanh tư nhân dù có giấy phép hoạt động chính thức, vẫn bị khối doanh nghiệp quốc doanh chèn ép, bị phá sản có năm lên đến hàng trăm ngàn công ty. 

Khu vực kinh tế gia đình làm chủ hiện chiếm trên 30% GDP, từ 44 năm nay bị coi là sinh hoạt kinh tế “ngoài vòng pháp luật”, lần đầu tiên được đưa vào Luật Doanh nghiệp. Điều này đã gây ra tranh luận nhiều chiều [1]. 

Giới quan sát những dịch chuyển của Hà Nội cho thấy mưu gian đang ló dạng: Một hệ thống quyền lực kinh tế đang được xây dựng thay thế khối Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) bằng hệ thống các doanh nghiệp tư nhân sân sau - trá hình dưới vỏ bọc kinh tế thị trường, hoạt động theo quy luật bí ẩn mà biểu hiện bên ngoài của nó là “mạnh được yếu thua”. Giới điều hành loại doanh nghiệp mới này xây dựng mối quan hệ khá keo sơn với các cấp tương ứng của chế độ, gây ảnh hưởng lớn trong mọi dàn xếp nội bộ nơi giới “tinh hoa đỏ”. 

Doanh nghiệp sân sau với những mối quan hệ lợi ích chẳng chịt, trục lợi với những gói thầu trăm, ngàn tỷ đến dự án hay dịch vụ nhỏ hơn, tùy vào thế lực của quan đỏ. 

Doanh nghiệp sân sau là một thứ quái thai của nền kinh tế. Nó bóp chết các doanh nghiệp làm ăn chân chính, minh bạch. 

Có những sân sau được lập ra chỉ chuyên để thắng thầu, được chỉ định thầu làm các dự án đầu tư lớn, môi giới bán dự án kiếm lời... là nơi để tham nhũng, chia chác lợi ích với nhau. 

Doanh nghiệp sân sau hay doanh nghiệp thân hữu hình thành và hoạt động tại mọi ngành, mọi cấp từ dưới lên trên. Lúc đầu, các quan chức còn còn “giữ kẽ”, trao đổi dịch vụ làm ăn, chia chác với đối tác ở địa phương khác, cơ quan khác. Lối sinh hoạt này đang đi vào tiến trình công khai sắp được nhìn nhận như một thứ “quyền của tham quan”, không ai cần giữ ý gì nữa.


Phòng Thương Mại & Công Kỹ Nghệ Việt Nam (VCCI) (*) đưa ra một cuộc thăm dò cho vấn đề doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, gồm 3 câu hỏi: 

1/ Chính quyền có đang ưu ái doanh nghiệp nhà nước; 

2/ Chính quyền có đang ưu ái doanh nghiệp FDI; 

3/ Chính quyền có ưu ái doanh nghiệp tư nhân sân sau. 

Kết quả là 38% trả lời có ở câu (1); 40% trả lời có ở câu (2) và 73% trả lời có ở câu (3) [1]. 

Điều này có nghĩa, mối đe doạ lớn nhất đến sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trong nước không phải là DNNN, hay doanh nghiệp FDI mà chính là các doanh nghiệp sân sau, hay thân hữu đang móc ngoặc, thông đồng với các quan chức trong hệ thống để ăn cắp hết nguồn lợi của cả nước. 

Khảo sát của Ngân Hàng Thế Giới cho biết: thông thường, trị giá tài sản công của mỗi quốc gia nhiều bằng khoảng 4 lần GDP nước đó. Như vậy, tài sản công của Việt Nam là hơn 1.000 tỷ Mỹ Kim, một nguồn lực rất lớn. 

Tính đến nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 12 FTA hiệu lực đang kiếm ra tiền. Nguồn phúc lợi lớn lao này nếu Hà Nội biết phân bổ cho dân thì mức sống của toàn dân được cải thiện rất cao, theo kịp với các nước trong vùng. Đàng này các cơ quan chính phủ đều có cơ chế đảng song hành tiêu pha hoang phí. Nhiều năm liên tiếp, mỗi năm ngân sách đều bội chi trên 200 ngàn tỷ đồng, khoảng gần 9 tỷ Mỹ Kim; phải vay nợ khắp nơi, đến nỗi không đủ khả năng trả nợ đúng hẹn. 

Một tài liệu hiếm hoi cho thấy mức tiêu pha chỉ trong năm 2014 của Văn Phòng Trung Ương đảng chiếm tới 1925 tỷ đồng. Ngân sách hai đại học lớn của Việt Nam chỉ có: Hà Nội 709 tỷ; Sài Gòn 833 tỷ! 

Báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư được báo chí trích dẫn cho biết, chỉ riêng năm 2017, cả nước có 221.469 gói thầu, trong đó có tới 153.280 gói thầu được chỉ định thầu, chiếm 69%. 

Tình trạng này luôn xẩy ra, vì quyết định phân bổ phúc lợi thiếu công bằng, minh bạch của cán bộ trong phe cầm quyền, đưa đến kết quả sau cùng là “không ai phải chịu trách nhiệm” dù có làm sai. 

Việc phân bổ tài nguyên quốc gia ưu tiên cho “sân sau” hay “thân hữu” còn đưa đến tình trạng giầu nghèo quá cách biệt, doanh nghiệp tư nhân bị bạc đãi, nền kinh tế không có cơ hội vươn lên độc lập; phải luôn trông vào người ngoài Foreign Direct Investment (FDI). 

Điều này đang chứng minh thực tế luẩn quẩn của kinh tế Việt Nam, mà dấu hiệu là “vết nứt” trong nền tài chánh, khi Ngân hàng Nhà Nước phải in thêm tiền 3 năm liên tiếp, khỏang 6 triệu tỷ đồng. Hậu quả của việc này đang hiện rõ nơi khủng hoảng vật giá nhu yếu phẩm tăng cao gây bất ổn cho sinh hoạt dân chúng vào dịp cận Tết. Ở mức độ cao hơn, việc in thêm tiền vô tội vạ để thỏa mãn nhu cầu phát hành bừa bãi trái phiếu doanh nghiệp đã đưa đến giao độngThị Trường Chứng Khoán Việt Nam, chỉ trong vòng 1 tháng nay, VN-Index mất khoảng 60 điểm, từ 1012 điểm vào 18 tháng 11, hôm nay (19/12) chỉ còn 952 điểm [2].

Tuy vậy, JP Morgan lại đánh giá tích cực với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam trong năm 2020 trên cơ sở tăng trưởng kinh tế cao, vĩ mô ổn định. JP Morgan dự phóng VN-Index sẽ đạt 1.105 điểm. 

1. Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service ("Moody’s") hôm 18/12 vừa thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức Ba đối với các khoản phát hành bằng đồng nội tệ và ngoại tệ và các khoản vay cao cấp không được bảo đảm, và điều chỉnh triển vọng xuống tiêu cực, kết thúc thời gian đưa hồ sơ tín dụng của Việt Nam vào diện theo dõi hạ bậc kể từ ngày 9/10/2019. 

Bộ Tài chính cho biết cơ sở để Moody’s đưa ra quyết định điều chỉnh giảm triển vọng tín nhiệm của Việt Nam bắt nguồn từ nhận định cho rằng vẫn tiềm ẩn “rủi ro” về nghĩa vụ trả nợ không đúng hẹn với các khoản vay gián tiếp, trong bối cảnh chưa có những giải pháp rõ ràng để cải thiện tính minh bạch về quản lý nợ được Chính phủ bảo lãnh. Tuy nhiên Bộ Tài Chánh của Việt cộng vẫn cãi: thẩm định của Moody’s là “không xác đáng” [3]

Hiện có một số đại doanh nghiệp liên kết chằng chịt khó phát hiện với quan đỏ: công an, quân đội để cưỡng chế, cướp đất đai của người dân - nguồn tài nguyên gần như cuối cùng của Việt Nam. Mức giầu có của loại công ty sân sau tăng cao, thì tỷ lệ các đảng viên cộng sản trở thành trùm tư bản đỏ cũng tăng theo, đồng thời gây ra hàng chục triệu dân oan mất đất, mất nhà khắp nước. Đây là cách làm giầu qua cưỡng chế đất đai của hàng loạt doanh nghiệp sân sau kinh doanh bất động sản, gây oan trái khắp nơi, đưa Việt Nam lên hàng “cường quốc dân oan” số một thế giới [4].


Chế độ tuyên dương Công An là “thanh kiếm, lá chắn” bảo vệ thể chế, thì lại bị 73% trong tổng số 1085 người được hỏi ý kiến rải rác tại 19 tỉnh, thành cho biết mức độ tham nhũng tại Việt Nam là “rất nghiêm trọng” theo tỷ lệ bình chọn: cảnh sát giao thông (chiếm 30%), công an (20%), cán bộ thuế (17%), lãnh đạo doanh nghiệp (15%) và cán bộ, công chức nhà nước (13%) [5]

Hà Nội đang ra sức tô vẽ một tương lai, kể cả ru ngủ nhân dân say men chiến thắng “ăn theo” cúp bóng đá SEA games, Việt Nam vừa giành lại được sau 60 năm phấn đấu, đến những hình thức khuyến khích ăn chơi bia bọt... ngụp lặn trong không gian vô cảm để quên đi mưu gian của Hà Nội sẽ chuyển đổi nền kinh tế nhà nước sang kinh tế sân sau. 

Mặc cho Bộ Tài Chính âu lo sẽ tiếp tục thất thu trong năm 2020, báo chí do đảng kiểm soát đồng loạt đánh bóng lời Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng dẫn lại nhận định của World Bank“Mây đen phủ lên kinh tế toàn cầu, song mặt trời chiếu sáng ở Việt Nam” [6]. 

Thực tế lợi tức của người Việt Nam còn thấp hơn cả dân Lào. Đó là lý do tại sao Biên Tập Viên chuyên mảng các thị trường Kinh Tế Á Châu, Shuli Ren, viết thẳng trên Washington Post rằng: “Việt Nam chỉ trông đẹp trên giấy tờ” [7] 

Mưu lừa cũ lập lại trong thời đại tin học đang phát triển nghe rất khó lọt tai, vì còn có những cây viết nói sự thật như Shuli Ren đứng cùng bên với “nhóm thức tỉnh” trong nước, bất chấp Hà Nội gia tăng trấn áp, bỏ tù vẫn can đảm vạch mặt nhà cầm quyền gian manh tàn ngược, để giành lại quyền sống chính đáng cho Dân Tộc. 

09.01.2020

Chú thích:





Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo