Trần Văn Giang (Danlambao) - Câu hỏi và vấn đề này (“Trung cộng ăn cắp kỹ thuật?”) đọc và xem thấy hàng ngày tên truyền thông các nước có khả năng sản xuất hàng hóa tên tuổi trên toàn cầu; và được cũng bàn cãi rất nhiều. Trước tiên, vì “tình hữu nghị” (?!), tôi dành phần cho mấy anh Tàu cộng “lý giải” trước.
Cứ nghe 10 anh Tàu thì đủ 10 anh “coỏng” là:
“Nhảm (non-sense)! Làm gì có chuyện (ăn cắp) đó!”
Có anh Tàu còn cho thí dụ rất tài tình y như truyện Tề Thiên đại thánh:
“Nếu tôi thấy anh có một món đồ đẹp; khi anh qua lưng đi, tôi ‘chôm’ làm của riêng thì đó là ăn cắp. Nhưng nếu tôi thấy anh có một món đồ đẹp, tôi về nhà dùng phương tiện và các vật liệu trong nhà tôi rồi làm ra một cái tốt và đẹp y chang như của anh thì tôi đâu có ăn cắp cái gì của anh (!) bởi vì anh vẫn có món đồ của anh... Ăn cắp chỉ áp dụng cho đồ vật (things) chứ không cho ý tưởng (ideas) hay kỹ thuật (technology)... Tỉu mà na cái nị! Pố hảo lớ!”
Anh Tàu cộng còn kết luận tới luôn theo tinh thần Tàu vị yểu là:
“Chỉ có sự chia sẻ (Sharing?) kỹ thuật; chứ không có chuyện ăn cắp (Stealing) kỹ thuật. Sự chia sẻ (kỹ thuật này) xảy ra ở mọi lúc và mọi nơi.”
Chưa hết đâu! Có anh Tàu còn giải thích ngon ơ nhiều mục như “điểm xấm” (“Dim xum”) theo lịch sử tiến hóa về kỹ thuật thế giới:
“Ăn cắp kỹ thuật? Mà ai ăn cắp của ai? Các nị hãy đọc lại lịch sử. Pây giờ là lúc nước Tàu của ngộ chỉ lấy lại (reclaim?), sửa chỉnh (renovate?) và sản xuất lại các kỹ thuật và sản phẩm mà các nước Tây phương đã ăn cắp của Trung hoa vĩ đại của ngộ từ khuya như thuốc súng (gunpowder), giấy (paper), in ấn (printing), xây cất (concrete mix for construction), đồ sành (porcelain), trà (tea), tơ lụa (silk), địa bàn (compass), công cụ đánh cá (fishing techniques), nghệ thuật chiến tranh (Art of war - Binh thư Tôn tử)... Ăn cắp? Ngộ có đủ cả rồi; Tôn Ngộ không cần phải ăn cắp! Hè hè... Mà này, các nị có kỹ thuật gì đó thì phải tìm cách giữ kín chứ. Nếu không giữ được thì ráng mà chịu. Còn kiu can cái gì!?”
Phát minh luôn luôn phải dựa trên các kỹ thuật đã có sẵn từ trước (pre-existing technology). Hoa kỳ (và Nga) ‘ăn cắp’ kỹ thuật hỏa tiễn và không gian, cách sản xuất hàng loạt vũ khí và phương tiện chuyên chở để cung cấp cho chiến tranh, máy ảnh màu (color camera) của Hitler nước Đức’ Anh quốc ‘lấy’ kỹ thuật của cả Âu châu để làm cuộc cách mạng phát triển kỹ nghệ... Nước Tàu của ngộ đâu có phải là một ngoại lệ hè...
Vả lại chính Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ Thomas Jefferson đã nói: “Ý tưởng cần phải được truyền bá rộng rãi vì luân lý và sự cải tiến chung cho đời sống cùa con người, và đó là chuyện ích lợi chung cho mọi người mà thiên nhiên đã định; chẳng hạn như lửa sẽ cháy không ngừng, không khí luôn luôn có sẵn để con người thở và sống thoải mái. Vì vậy bản chất tự nhiên của các phát minh không phải là tài sản hay là của riêng một ai.”
Nguyên văn:
(That ideas should freely spread from one to another over the globe, for the moral and mutual instruction of man, and improvement of his condition, seems to have been peculiarly and benevolently designed by nature, when she made them, like fire, expansible over all space, without lessening their density in any point, and like the air in which we breathe, move, and have our physical being, incapable of confinement or exclusive appropriation. Inventions then cannot, in nature, be a subject of property.”)
Thiệt tình. Phải chào thua “lý giải” của mấy chú ba xếnh xáng.
Trái lại, người Mỹ (và Tây phương nói chung) có cái nhìn hơi khác với cái nhìn của mấy anh Tàu cộng. Họ cho là “chia sẻ kỹ thuật” không phải là vấn đề. Vấn đề là “Bản quyền” (Patent Law - Copyrights).” Trung quốc đã vi phạm “Bản quyền,” ăn cắp “Sản phẩm trí tuệ” (IP - Intellectual Property) một cách trắng trợn giữa ban ngày trong suốt 30 năm qua và không coi luật lệ quốc tế ra cái củ cải muối gì cả!
“Ngành sản xuất của Tây phương tổn thương và lâm vào trường hợp y như một nạn nhân bị đâm lén vào ban đêm. Sáng hôm sau không thấy thủ phạm, nhưng đã có một vụ giếp người xảy ra vào ban đêm!”
Người Tây phương khi có cơ hội tiếp xúc với văn hóa Trung hoa từ thế kỷ 18 đã biết là người Tàu có phương châm loại “hảo lớ”:
能骗就骗 - (Cheat/Scam whenever you can! - Pinjin: “Néng piàn jiù piàn” - Hán việt: “Năng Biển Tự Biển?”) có nghĩa là “Gian lận / ắn cắp được mà không bị bắt, thì cứ gian lận Không lý do gì mà phải sống lương thiện; có nghĩa là hành động bất lương mà kết quả của nó đem lại lợi lớn cho mình thì cứ “vô tư” làm (!)
Tây phương cho là vấn đề “ăn cắp” của Trung cộng được phân loại thành 3 trường hợp (xem A-B-C ở bên dưới):
A- Rình rập - Bám - Theo đuổi sát nút (Stalking).
Sau đây là một số các trường hợp điển hình của sự rình rập (quý vị sẽ tên đọc các Công ty ở USA theo sau bởi tên Công ty tương tự ở China):
1. Google thành lập năm 1998 tại Menlo Park California USA thì Baidu (còn gọi là “Google of China”) thành lập tháng Giêng năm 2000 tại Bắc Kinh, China.
2. Microsoft thành lập tháng 4 năm 1975 tại Albuquerque New Mexico USA thì Tencent (còn gọi là “Microsoft of China”) thành lập tháng 11 năm 1998 ở China.
3. WhatsApp thành lập năm 2009 tại Mountain View California USA thì WeChat (còn gọi là “WhatsApp of China”) thành lập tháng 10 năm 2010 ở China.
4. Amazon thành lập tháng 7 năm 1994 tại Seatle Washingon state USA thì Alibaba (còn gọi là “Amazon of China”) thành lập tháng 4 năm 1999 tại Hàng Châu, China.
5. YouTube thành lập năm 2005 tại San Bruno California USA thì Youku (còn gọi là “YouTube of China”) thành lập tháng 3 năm 2006 ở China.
6. Facebook thành lập tháng 2 năm 2004 tại Cambridge Massachusetts USA thì Renren (còn gọi là “Facebook of China”) thành lập tháng 12 năm 2005 ở China.
7. Tweeter thành lập tháng 3 năm 2006 tại San Francisco California USA thì Weibo (còn gọi là “Tweeter of China”) thành lập tháng 8 năm 2009 ở China.
8. Apple thành lập tháng 4 năm 1976 tại Cupertino California USA thì Xiaome (còn gọi là “Apple of China”) thành lập tháng 4 năm 2010 ở Bắc kinh, China.
9. AT&T Inc. thành lập tháng 10 năm 1983 tại Dallas Texas USA thì China Mobile LTD (còn gọi là “AT&T of China”) thành lập tháng 9 năm 1997 ở China.
10. Ford thành lập tháng 6 năm 1903 tại Detroit Michigan USA thì FAW (còn gọi là “Ford of China”) thành lập năm 1953 ở China.
B- Làm Hàng Nhái (Copycatting) “Cóp-pi” trắng trợn
Điền hình là:
1. HiPhone là bản “cóp-pi” y chang iPhone của công ty Apple USA.
2. Xe hơi hiệu Geely GE “cóp-pi” y chang từ xe Rolls-Royce Phantom của Anh quốc.
3. Wumart là “cóp-pi” y chang của siêu thị Walmart USA.
4. Sunbucks (Shanghai) là là “cóp-pi” y chang của Starbucks USA.
5. OFC (Obama Fried Chicken) là “cóp-pi” y chang của KFC (Kentucky Fried Chicken) USA.
6. PolyStation là “cóp-pi” y chang PlayStation của Microsoft USA.
...
Về kiến trúc, xây cất, Trung cộng “vô tư” làm các là “cóp-pi” y chang các dinh thự kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như China’s White House (xây ở City of Wuxi và Fuyang Hàng Châu) China’s Capitol Hill - Quốc Hội Hoa kỳ (ở Anhui province); China’s Sydney Opera House (Jiangsu Province); China’s Eiffel Tower - Tiancheng Tower (Fujian Province)...
Vì có quá nhiều sự hiện diện của các hàng nhái, người Tây phương chế nhạo là Tàu cộng đã đọc chữ “Copyright” (Bản quyền) thành ra là “Copy Is Right” (có nghĩa là “Có quyền đươc cóp-pi!”) mới chết chứ?
C- Lén lút ăn cắp các kỹ thuật tinh vi và tân tiến (Stealing)
Đủ loại “ăn cắp” từ trái qua phải: Kỹ thuật điện số (digitals/elctronics), hóa chất (chemicals), thuốc tây (medicines), điện thoại tinh khôn (Smart phones), xe chạy bằng điện (electric cars), xe tự lái (self-driving cars), Điện mặt trời (solar systems), kỹ thuật hàng không và không gian, vũ khí... Sản phẩm cứng và mềm (software & Hardware) của kỹ nghệ máy tính điện toán (computers). Đủ loại CD, DVD nhạc và phim ảnh Hollywood USA.
Tóm lại người Tây phương cho là Tàu cộng đã ăn cắp làm của riêng không chừa một ngành nghề, hay một lãnh vực nào.
Lời kết
Chính sách tự do kinh doanh của thế giới tự do là cái mà Tàu cộng đã lên án cả thế kỷ nay thì, rất ngạo ngược, nó cũng chính là phương tiện Tàu cộng lợi dụng để dọn đường cho “Néng piàn jiù piàn.”
Chỉ vì tham khi nhìn thấy một thị trường tiêu thụ lớn (1.4 tỉ nhân mạng chệt) và nhân công rẻ mạt, công ty của các nước tư bản lớn ở Hoa kỳ và Âu châu vào làm ăn ở Trung cộng với vòng tay mở rộng qua các chương trình hợp tác mậu dịch (Joint ventures) giúp và giới thiệu đến các công ty Tàu nhiều kỹ thuật tân tiến. Chỉ sau vài thập niên, tất cả tư bản lớn đều ngã ngửa kêu trời! Nhưng bánh xe thời cuộc đã lăn không quay trở ngược lại được...
Tàu cộng, cũng nhân dịp này, cài đặt gián điệp trong mọi hoạt đông từ khảo cứu, thương mại, sản xuất đến quốc phòng của Hoa kỳ. TT Trump không có lựa chọn nào khả dĩ hơn là đánh “tariff” trên hàng hóa “Made In China” và đồng thời rút giảm việc cộng tác, sản xuất trên đất Tàu cộng. Hy vọng các quyết định muộn màng này sẽ làm chậm bớt lại sự bành trướng rất hống hách ngạo mạn của Tàu cộng.
Phải chờ xem. Thời gian sẽ trả lời. Tôi vẫn tin là “Quả Báo” (Karma) luôn luôn có thật trong đời sống. Tàu cộng sẽ trả lại tất cả (cộng thêm “interest - tiền lời”) những gì họ đã ăn cắp (hay ăn cướp) của người khác; những gì không phải của họ.
Cái gì của Caesar hãy trả lại cho Caesar...
(*) Các dữ kiện viết trong bài này được ghi và chép lại từ nhiều nguồn khác nhau trên mạng; không thể liệt kê ra cho trọn vẹn. Quý vị có thể “Googling”để biết thêm các chi tiết đã nêu trong bài...
13.01.2020