Hồ Phú Bông (Danlambao) - Thảm sát Đồng Tâm hơn một tháng. Hơn một tháng mạng xã hội thể hiện sự căm phẫn chế độ cùng cực. Nhưng đảng phải tạo chuyện đã rồi để dứt điểm Đồng Tâm, “giải quyết” 2 nỗi sợ.
Sợ nông dân cả nước noi gương quyết giữ đất như người Đồng Tâm. Sợ lực lượng vũ trang sẽ buông súng trở về với đồng bào như hình ảnh “Thượng Tá Phạm Văn Trung, Trung đoàn phó Trung đoàn CSCĐ, chắp tay cảm ơn bà con...” [1] khi đón 38 cảnh sát và cán bộ với niềm vui bùng vỡ sau 8 ngày bị giữ được dân làng đối xử rất tử tế. Hình ảnh đó cho thấy chính nghĩa của Đồng Tâm. Báo Mới, Dân Trí... và nhiều báo khác cũng có bài / ảnh nội dung tương tự.
Trong lúc mạng xã hội bày tỏ căm phẫn thì đảng chọn giải pháp im lặng, ngoại trừ tuần lễ đầu đồng loạt vu cáo, rồi phổ biến “công trạng”, “khen thưởng” và “thăm viếng 3 gia đình liệt sĩ” để trấn an lực lượng vũ trang khỏi bị dao động. Điều đó xác nhận tiêu diệt cụ Lê Đình Kình và đại gia cụ là chủ trương của đảng chứ không phải do phe nhóm nào!
Thời sự nóng bỏng để bùng nổ đấu tranh quyết liệt như biểu tình khắp nước... phản đối sự dã man đã trôi qua. Coi như xăng dầu đã cạn, củi lửa đã hết chỉ còn sót lại vài đóm than hồng trong đống tro, rồi chung cuộc cũng lụi tàn...? Trước mắt, đảng lại “thành công” tiêu diệt được đối kháng bằng bạo lực như đã từng: Cải cách Ruộng đất, Mậu Thân, Bô xít Tây nguyên, Formosa, Thủ Thiêm, Dương Nội, Văn Giang, Lộc Hưng…!
Vấn đề là quan niệm “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” nên người VN chọn lựa sự “thích nghi” thay vì đối đầu. Đảng cũng thế. Chỉ khác là dân "thích nghi” để tồn tại, còn đảng “thích nghi” để tiếp tục cai trị, cho dù dân chọn lựa “thích nghi” là tự đặt mình vào lối sống nô lệ! Vì pháp luật đòi hỏi sự sai phạm phải bị nghiêm trị và hành pháp phải thi hành.
Nhưng dân sống lâu với “thích nghi” đã trở nên thụ động. Còn đảng lại “thích nghi dùng bạo lực” bất chấp luật pháp, dám mặc khải “mọi việc đã có đảng lo”, “không nói chính trị, không bàn chính trị”!
Như những con gà nuôi công nghiệp mất hết khả năng phản ứng để sinh tồn! Vì thế những ai dám công khai phản đối chế độ dễ trở thành biểu tượng can đảm, điều mà với xã hội tự do, dân chủ rất đỗi bình thường. Còn chế độ thì quen thói dùng bạo lực coi đó là sự thách đố quyền lực tuyệt đối của họ.
Vì cấm tự do ngôn luận nên lời cảnh báo rất sớm của Bác sĩ Lý Văn Lượng về thảm kịch dịch Covid-19 (corona) tại Vũ Hán đã bị công an bắt “nhận tội tung tin thất thiệt gây hoang mang dư luận” nên lục địa Tàu đang đối diện với thảm họa mà chưa lường hết được hết hậu quả. VN cũng thế. Phổ biến những sự thật sai trái, tố cáo tội ác của chế độ là bị luật an ninh mạng ghép tội “phản động”!
Vì tính sắt máu đó nên người dân phải sống kiểu “thích nghi” thì có thể hiểu được. Nhưng trí thức mà sống “thích nghi” thì tự nó không còn là trí thức. Sự “thích nghi” bị chế độ lợi dụng và khinh thường. Chuyện cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc chối biến việc làm trưởng đoàn 15 nhân sĩ trí thức đến Ủy ban Pháp luật Quốc Hội trao Kíến nghị 72, đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp, ngày 22/3/2013, là ví dụ. [2] Là Bộ trưởng Tư pháp đã hẳn ông phải biết Điều 4 Hiến pháp là kỳ quái nhưng chối biến việc “đại diện” chỉ vì sợ mất quyền lợi của cá nhân và gia đình! Hỏi đang có bao nhiêu đảng viên “tranh đấu lấp lửng” kiểu như vậy? Vì thế đảng vứt tất cả mọi văn bản, kiến nghị... mà không thèm trả lời. Sự sợ hãi của trí thức “giúp” đảng tự tin hơn về hành động phi pháp!
Cho đến giờ nầy, sự phản đối bằng văn kiện, chỉ có thể coi là dùng để khai dân trí hơn là thực tế, vì đã có các đại sư phụ Google, Youtube, Facebook... Còn tâm thức chống Tàu cộng và chống đảng là không thể nào rõ hơn được nữa. Nếu Tội ác Đồng Tâm cũng qua đi mà không có phương pháp tranh đấu nào khác thì đã rõ, là “chuyện khôi hài đầy nước mắt”.
Tranh đấu lờn vờn bằng văn bản hay dõng dạc tuyên bố “địt mẹ Tòa!” đang xử họ (?) và vô số phản ứng hiên ngang khác nữa của giới tranh đấu bình dân?
(17/2/2020)
Chú thích: