Coronavirus: Những người nằm ngoài con số thống kê: Họ chết vì "bệnh viêm phổi thông thường"? (Phần 2) - Dân Làm Báo

Coronavirus: Những người nằm ngoài con số thống kê: Họ chết vì "bệnh viêm phổi thông thường"? (Phần 2)

Finance and Economics Magazine - Như Trúc (Danlambao) dịch - "Finance and Economics Magazine" phỏng vấn hơn 10 gia đình bị nhiễm bệnh, đa số các hộ đều này bị nhiễm bệnh cả nhà. Họ vẫn đang phải dìu đưa người già, phụ nữ có thai tới các bệnh viện, những người thân trong gia đình họ đang ở vào tình trạng hết sức bấp bênh. 

Danlambao gửi đến bạn đọc phóng sự được chia làm 2 kỳ, miêu tả bên trong thành phố Vũ Hán do các phóng viên của tờ báo Tài Kinh (Caijing) thực hiện.

Phần 1 đã đăng

Con đường gian nan tìm kiếm sự sống

"Cha tôi không ngừng nói rằng, bản thân ông không chết trên chiến trường 70 năm trước, nhưng bây giờ lại chết vì tình trạng mất kiểm soát đối với các nguồn lực y tế." "Bác sĩ đã nói rõ rằng, cha tôi nhiễm phải chủng virus Corona mới, nhưng bởi vì không có hộp kiểm nghiệm không cách nào chẩn đoán xác nhận." - Tôn Thần nói với phóng viên của Tài Kinh.

Tôn Thần cho biết, ngày 26 tháng 1, cha anh ta người đang tự cách ly tại nhà đột nhiên ho ra máu. Tôn Thần hoang mang đưa cha anh ta tới Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung để kiểm tra, kết quả kiểm tra cho thấy: Phổi bị nhiễm trùng nặng. Nhưng bản kết quả chụp CT không thể khiến cho cha của anh ta được nhập viện điều trị, bởi vì không trải qua quy trình chẩn đoán xác nhận bệnh.

Bệnh viện yêu cầu cha của Tôn Thần tự cách ly, uống thuốc tại gia, nhưng Tôn Thần ý thức được, "Những ví dụ xung quanh tôi đều đã rất nghiêm trọng, tôi nhất định phải đưa cha tôi tới phòng bệnh cách ly."

Giường bệnh có ý nghĩa gì?

Bởi vì không có giường bệnh, gia đình Lý Khai Mông sinh sống ở Hán Dương nhìn cha mình hô hấp một cách khó khăn trong suốt 1 đêm, cuối cùng cũng ngừng hô hấp. Cha anh ta khi còn sống từng là một vị cán bộ được chuyển nghành từ quân nhân, là trụ cột trong gia đình. Sau khi cha anh ta không may mất đi, xe chở xác của nhà tang lễ sau 10 tiếng đồng hồ mới tới nơi, bọn họ cũng rất bận rộn, một chuyến xe là chở tới mấy người.

Bà của nhân viên ngành đường sắt Trần Lực sống ở Vũ Hán, cũng bởi vì không có được giường bệnh điều trị, ngồi ở sảnh khám Bệnh viện Hán Khẩu suốt 3 ngày, cuối cùng không chịu đựng nổi, cấp cứu không được và qua đời. Bà cũng là không trải qua quá trình chẩn đoán xác nhận bệnh, cũng không được đưa vào con số thống kê.

Bác sĩ tại một bệnh viện chỉ định điều trị dịch nói với phóng viên, bệnh viêm phổi virus Corona mới không có thuốc đặc trị, đối với các ca bệnh ở mức độ vừa và nhẹ, thì phương điều trị ngoại trú và nằm viện về cơ bản là không có sự khác biệt nhiều. Nhưng đối với các ca bệnh nặng nguy cấp thì có sự khác biệt rất lớn. Đối với những người một mực tự cách ly tại gia đình, nhưng cơ thể họ lại đã khó có thể cầm cự được mà nói, thì việc nhập viện điều trị đối với họ chính là hy vọng cuối cùng.

"Bác sĩ đề nghị cha tôi và tôi tìm biện pháp để nằm viện, đặc biệt là cha tôi không thể chậm trễ thêm nữa, tính mạng có thể bị đe dọa bất cứ lúc nào." Từ ngày 27 tháng 1, cha của Đỗ Hồng Lợi bắt đầu không thể tiếp tục ăn, không thể nói ra tiếng.

Kết quả kiểm tra của bệnh viện Liyuan Vũ Hán cho thấy, bố của Đỗ Hồng Lợi với hai lá phổi bị tổn thương kính mờ nghiêm trọng, các đốm ở phổi được hiển thị rõ ràng, độ bảo hòa oxy trong máu chỉ có 90, cho thấy bệnh nhân đã xuất hiện triệu chứng thiếu oxy nghiêm trọng.

Đỗ Hồng Lợi đã áp dụng tất cả mọi phương cách có thể đối với cha mình. 

Ngày 27 tháng 1, anh ta đi tới ban quản lý cộng đồng dân cư để đăng ký, nhưng đều không có kết quả. Bản thân anh ta cũng đã bị nhiễm trùng phổi, bị sốt nhẹ. Anh ta mượn từ bạn bè một chiếc minivan, gắng gượng đem cha mình đi tới các bệnh viện để tìm nơi nhận điều trị.

Bệnh viện 672 ở Vũ Hán nơi có hơn 300 giường bệnh, không có giấy nằm viện thì không cho vào; phân viện Hán Dương thuộc Bệnh viện Wuhan Union Hospital mới tiếp nhận điều trị với hơn 700 giường bệnh thì cũng nói với anh ta: Cần phải chờ đợi.

Ngày 28 tháng 1, Đỗ Hồng Lợi đi tới văn phòng khiếu nại của quận, tin tức nhận được vẫn là không có giường bênh; đi tìm Ủy ban Y tế Quốc gia cấp quận thì cũng nhận được câu trả lời là không cách nào giúp giải quyết, chỉ có thể đợi. Bởi vì không cách nào vượt tuyến để điều phối chữa bệnh cho bệnh nhân, chỉ có thể đợi ở bệnh viện thuộc khu vực sinh sống thu nhận điều trị.

Cha của Đỗ Hồng Lợi 

Cha của Đỗ Hồng Lợi tham gia quân đội vào năm 15 tuổi, đã kịp tham gia vào chiến trường cuộc chiến tranh Triều Tiên, đã từng là cảnh vệ cho hai vị tướng lĩnh cấp cao. Đỗ Hồng Lợi nói với phóng viên Tài Kinh rằng hiện tại cả gia đình anh ta đều bị nhiễm bệnh, triệu chứng chóng mặt và tức ngực của bản thân cũng ngày càng nặng, không biết là có thể đem cha anh ta chạy vạy khắp nơi được bao lâu nữa.

Cha anh ta không ngừng nói với anh, bản thân ông không chết trên chiến trường vào mấy mươi năm trước, nhưng lại có thể chết vào lúc này bởi việc điều phối y tế đã mất kiểm soát. "Mỗi ngày tôi nhìn thấy ở cổng bệnh viện ngoài những chiếc xe cấp cứu có số hiệu 120, thì còn lại chính là xe của nhà tang lễ, chỉ có thể tuyệt vọng và bất lực."

Bởi vì cha anh ta gặp khó khăn khi di chuyển, Đỗ Hồng Lợi mỗi ngày đưa cha mình đi tiêm thuốc ở phân viện Hán Dương thuộc Bệnh viện Wuhan Union Hospital, ngủ ở bệnh viện bên cạnh nhà tang lễ. Hoặc là vào sáng sớm thì đi tới xếp hàng nhận que giấy thử phản ứng ở Bệnh viện Đồng Tế Vũ Hán, bệnh viện Wuhan Union Hospital, nhưng là mỗi ngày bệnh viện Union Hospital chỉ phát 100 phần, vừa phát ra thì đã hết. Cho đến khi phóng viên đăng bài, cha của Đỗ Hồng Lợi cũng vẫn chưa được nằm viện, bởi vì vẫn là không có cơ hội trải qua quá trình chẩn đoán xác nhận bệnh hoàn chỉnh.

Một người dân Vũ Hán là cô Vương nói với phóng viên Tài Kinh, mẹ của cô đã bị sốt tuần hoàn 2 lần tại nhà. Mẹ cô bắt đầu uống và tiêm thuốc tại trạm y tế khu phố từ trước cuối năm. Ngày 23 tháng 1 bà cảm thấy không được khỏe một cách bất thường, bèn cùng đạp xe với chồng đi tới Bệnh viện Hán Khẩu, xếp hàng 12 tiếng đồng hồ mới có thể chụp CT, kết quả cho thấy: Nhiễm trùng hai lá phổi.

Cô Vương nói, vào thời điểm đó bệnh viện không có giọt thuốc nào để tiêm, ngay cả những thứ để chống cảm cúm thông thường như Oseltamivir cũng không đủ dùng, họ chỉ có thể đưa cho mẹ cô một lượng thuốc với liều dành cho trẻ em. Sau đó mẹ cô chỉ có thể quay về nhà tự cách ly, dựa vào máy thở oxy ở nhà để qua ngày. "Có một lần mẹ tôi bị sốc tuần hoàn, cha tôi đã ôm lấy mẹ tôi vào khóc, còn tưởng là bà ấy không qua khỏi."

Trước đây, cả hai người đều "có thể tự giải quyết thì tuyệt đối sẽ không làm phiền người khác", nhưng sau khi trải qua hai lần hôn mê, họ không thể không bốc điện thoại lên và gọi cho con gái.

Nhưng là trước thời điểm này, cô Vương và chồng cô đều đã bị nhiễm bệnh, cô phải chăm sóc người chồng đang bị sốt cao không dứt, bản thân phổi của cô cũng xuất hiện triệu chứng tổn thương kính mờ. Trong khi đó thì cô cũng không thể đi tới nhà cha mẹ vì đường sá đã bị phong tỏa, cô Vương bèn gọi cấp cứu 120 cho cha mẹ cô, nhưng là trước họ thì có tới gần 500 lượt người đang xếp hàng chờ. "Vào thời điểm đó tổng đài 120 nói rằng từ 2 ngày trước thì những người gọi điện đều không được đưa vào bệnh viện, không có hy vọng gì cả."

Cầm cự cho tới 3, 4 giờ chiều ngày hôm đó, hai người già vốn toàn thân đã không còn bao nhiêu sức lực, nhưng vẫn phải gắng gượng đạp xe đi tới bệnh viện.

Cô Vương tiếp tục gọi điện tới đường dây nóng của thị trưởng. Tới ngày thứ hai, đường dây nóng của thị trưởng hồi đáp: "Cô cần phải báo cáo lên khu dân phố nơi cô ở, khu dân phố báo lên phường, phường phản ánh lại cho trung tâm điều phối. Nếu như có giường bệnh trống, trung tâm điều phối sẽ thông báo cho bệnh viện sắp xếp, sau đó sẽ sắp xếp cho cô."

Giáo sư Diêu Lam, Phó chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu y tế sức khỏe cơ bản Trung Quốc thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung nói với phóng viên Tài Kinh, phát huy vai trò của hệ thống phục vụ y tế cơ bản, thực hiện điều trị phân cấp chính là một biện pháp hiệu quả để nhằm ngăn ngừa đám đông bệnh nhân đổ dồn tới các bệnh viện, tránh lây nhiễm chéo.

Nhưng đối với những trường hợp bệnh nặng mà nói, mỗi một phút đồng hồ đều là dằn vặt giữa sự sống và cái chết, bọn họ không biết được phải mất bao lâu để chính quyền khu vực báo cáo lên trên và chờ đợi. "Từ đầu đến cuối thì khu vực đều có báo lên trên, bọn họ đều nói rằng không có biện pháp nào cả, chỉ là nói đang phản ánh lên trên, nhưng vào lúc nào thì sẽ có kết quả?" cô Vương nói.

Trơng giai đoạn này, họ đã gọi điện đến tất cả những nơi có thể gọi, tìm hết mọi mối quan hệ, cô Vương thậm chí còn gọi tới 110, cuối cùng 110 đưa cho cô một số điện thoại cố định, khi gọi tới thì được trả lời rằng cô cần phải liên hệ với chính quyền khu vực.

Ngày 29 tháng 1, cô Vương cảm thấy rằng mẹ cô đã không còn có thể chống đỡ tiếp, cô Vương không còn cách nào khác một lần nữa gọi cấp cứu 120. 120 nói rõ rằng, chỉ có thể liên hệ tốt với bệnh viện về vị trí giường trống, thì mới có thể đưa xe tới đón.

Cô Vương nhớ tới rằng ở trên mạng cô có nhìn thấy tin tức, bệnh viện Wuhan Union Hospital thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung đã tăng thêm 700 giường bệnh, bèn nói với 120 đưa cha mẹ cô đi tới Wuhan Union Hospital. Khi tới bệnh viện thì đã là 9 giờ tối, nhân viên cấp cứu 120 nói, "Người (ở bệnh viện) rất nhiều, hơn nữa họ không có thiết bị cấp cứu sơ cứu, những người xếp hàng nhiều tới mức có thể không đến lượt của cô."

Liên quan tới hơn 700 giường bệnh đó, nghe nói rằng bởi vì đồ bảo hộ của y bác sĩ không đủ, tạm thời không thể toàn bộ tiếp nhận bệnh nhân, "bởi vì một khu mở cửa tiếp nhận hết công suất, bác sĩ không có đủ thiết bị khi điều trị cũng sẽ bị lây nhiễm."

Nhân viên cấp cứu 120 nói với cô Vương nhanh chóng lựa chọn bệnh viện tiếp theo, cô khẩn cầu nhân viên y tế đưa cha mẹ tới Bệnh viện Vũ Xương. Cô cầm lấy chăn, quấn quanh người, khi tới bệnh viện, cô Vương gặp cha mẹ lần đầu tiên kể từ sau ngày 20 tháng 1.

Khuôn mặt của họ tái nhợt, cha cô sốt cao 39 độ, đứng không vững, mẹ cô nằm ở trong xe cấp cứu thở oxy. Không còn giường bệnh, bệnh viện không tiếp nhận điều trị. Nhân viên 120 ở bên cạnh thúc giục, bọn họ đã dành ra 3 giờ đồng hồ ở bên cạnh gia đình này.

Vào thời điểm này, mẹ cô đưa ra quyết định. Bà khoanh tay hình chữ thập nói với nhân viên y tế: "Tôi có chết cũng sẽ chết ở nhà, tôi không ra khỏi nhà nữa, đã không còn hy vọng gì rồi, cầu xin các anh hãy đưa tôi về nhà." Nhân viên 120 để cho cô Vương ký tên xác nhận, sau đó lại đem mẹ cô lên xe, đóng cửa xe.

Nhìn xe cấp cứu rời khỏi, cô Vương không còn nhịn được nữa. Cô quỳ xuống ngồi trên chiếc chăn và khóc to.

Tiến trình tiếp nhận điều trị dài dằng dặc

Một bác sĩ tại một bệnh viện chuyên tiếp nhận điều trị dịch viêm phổi nói, bệnh viện này đã tiếp nhận 600 bệnh nhân nguy kịch, nhưng không có một ai được xác nhận bệnh. "Thiếu que giấy xét nghiệm bệnh, nhưng chúng tôi cũng không rõ vì sao lại thiếu."

Phóng viên của Tài Kinh tìm hiểu và được biết, hiện tại chỉ có hai con đường mà người bệnh có thể được nhận vào điều trị. Một là dựa vào việc xếp hàng ở chính quyền khu phố, người bệnh trước tiên đi tới chính quyền khu phố nộp kết quả CT vùng phổi, báo cáo xét nghiệm máu, khu phố báo cáo lên phường, sau đó căn cứ vào tình trạng bệnh nặng nhẹ để kết nối với bệnh viện nhằm tiếp nhận giường bệnh mới, người bệnh cần phải cầm lấy giấy nhập viện để vào điều trị; hai là đi tới xếp hàng tại các bệnh viện được chỉ định có giấy test xét nghiệm Axit nucleic, sau 48 giờ nhận kết quả, sau khi được chẩn đoán thì không thể bị bệnh viện từ chối nhận điều trị.

Ngày 24 tháng 1, Ban chỉ huy điều phối phòng chống và kiểm soát dịch bệnh Coronavirus chủng mới của thành phố Vũ Hán ban bố lệnh số 7, yêu cầu tiến hành phân loại sàng lọc đối với các cư dân bị sốt. Chính quyền khu phố là chiếc van hơi thừa nhận áp lực của dịch bệnh lần này. Thành phố Vũ Hán quy định, những cá nhân bị sốt phải được tổng hợp cho các nhân viên mạng lưới khu phố cơ sở, báo lên Ủy ban khu phố, sau đó lại báo lên Trung tâm dịch vụ y tế khu phố, tiếp đó là những ca bệnh nhẹ thì quay về nhà riêng tự quan sát, còn những trường hợp bệnh nặng được xe cấp cứu đón, đi tới các địa điểm được chỉ định để chẩn đoán.

Là một nhân viên xã hội của khu phố tại Hoa Kiều Nhai thành phố Vũ Hán, Vương Mộc bắt đầu từ thời điểm giao thừa đã bị xoay vòng trong 8 ngày. Vào mỗi ngày bọn họ đều phải theo dõi tình trạng sốt của các cư dân. Trước 4 giờ, Vương Mộc cần phải báo cáo danh sách bệnh nhân phát sốt lên cho chính quyền khu phố, trong đó bao gồm một danh sách các bệnh nhân sốt nặng. Bản danh sách này sẽ được gửi tới chính quyền phường cùng với khu phố, sau khi trải qua đánh giá, khu phố có thể nhận được thông báo, "Bệnh nhân nào, thời gian nào, có thể đi tới bệnh viện nào tiếp nhận điều trị."

Tiêu chuẩn báo cáo lên cấp trên của chính quyền khu phố được các phóng viên của Tài Kinh tại Vũ Hán tìm hiểu được như sau:

- Tiêu chuẩn của người bị sốt là: 1. Sốt với nhiệt độ từ 37.5 độ trở lên; 2. Ho; 3. Mệt mỏi.

- Tiêu chuẩn của người bị nghi nhiễm virus: 1. Kết quả chụp CT cho thấy hai lá phổi đang có những biến đổi chuyển sang bị tổn thương kính mờ; 2. Kết quả kiểm tra máu cho thấy sự bất thường về số lượng bạch cầu; 3. Kèm theo các tiêu chuẩn của người bị sốt.

- Tiêu chuẩn của các bệnh nhân bị nặng: 1. Độ bão hòa oxy trong máu giảm; 2. Khó thở; 3. Có các bệnh cơ sở; 4. Độ tuổi tương đối lớn, thể chất yếu; 5. Có những dấu hiệu của người bị sốt và người bị nghi nhiễm bệnh.

Trên thực tế, người nhà của nhiều người nhiễm bệnh nói với phóng viên của Tài Kinh, ngay cả khi chính quyền khu phố và bệnh viện đều đề nghị người bệnh ngay lập tức nhập viện, thì cũng không có gì bảo đảm việc có giường bệnh trống để có thể nhập viện.

Những yêu cầu cách ly đối với các bênh truyền nhiễm, đã gây ra tình trạng căng thẳng cho nguồn lực y tế chưa từng có. Thì với những bệnh viện vốn có cả ngàn giường bệnh, sau khi tiến hành bố trí các buồng bệnh cách ly, số giường bệnh chỉ còn lại chừng 1/3 số giường bệnh ban đầu hay thậm chí ít hơn.

Một bác sĩ ở một bệnh viện được chỉ định ở Vũ Hán nói với phóng viên của Tài Kinh, bệnh viện này đang có một lượng lớn bệnh nhân cầm lấy giấy nhập viện phải chờ đợi, nhưng bởi tình trạng thiếu giường bệnh nên không cách nào nhập viện điều trị.

Người phụ trách chính quyền khu phố nơi Vương Mộc sinh sống nói với phóng viên Tài Kinh, chỉ trong ngày 30/1, anh ta liền có hơn 100 cuộc gọi điện thoại. Ở đầu kia điện thoại, đột nhiên truyền tới tiếng khó, hoặc là tiếng kêu gào. "Tôi chỉ có thể cố gắng hết sức an ủi họ, tâm trạng vào mỗi ngày tốt hơn một chút, sức đề kháng được nâng cáo, cơ thể sẽ tốt lên", người này nói.

Một con đường khác để nhập viện - người bệnh đi xếp hàng tại các bệnh viện được chỉ định, thì cũng rất dài.

Lưu Mai nói, sau khi mẹ chồng của cô qua đời, anh trai cả, anh trai thứ hai cùng chồng cô cũng đều bị lây nhiễm, bệnh tình nặng thêm, cần được nhập viện khẩn cấp. Ngày 1 tháng 2 bọn họ đi tới Bệnh viện Đồng Tế xếp hàng chờ lĩnh que thử Axit nucleic, nhưng được cho biết rằng mỗi ngày chỉ có 10 người nhận được.

Cho đến thời điểm trước khi đăng bài, thành phố Vũ Hán tổng cộng có 10 cơ quan có thể tiến hành kiểm tra xét nghiệm Axit nucleic để xác định nguồn bệnh, đó là: Bệnh viện Kim Ngân Đàm thành phố Vũ Hán, Bệnh viện Phổi thành phố Vũ Hán, Bệnh viện Đồng Tế thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung, Bệnh viện Wuhan Union Hospital thuộc Đại học Khoa học Kỹ thuật Hoa Trung, Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc, Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán, Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán, Bệnh viện Trung tâm thành phố Vũ Hán, Bệnh viện số 3 thành phố Vũ Hán và Trung tâm Dự phòng Dịch bệnh thành phố Vũ Hán.

Một bác sĩ ở một bệnh viện được chỉ định ở Vũ Hán nói với phóng viên của Tài Kinh, bệnh viện này thu nhận 600 bệnh nhân nguy kịch, nhưng không có ai được chẩn đoán xác nhận. "Thiếu que thử, nhưng chúng tôi cũng không hiểu được tại sao lại thiếu."

Bệnh loại nhân nào mới có thể sử dụng que thử Axit nucleic? Bác sĩ của Bệnh viện số 3 thành phố Vũ Hán nói, sau khi bệnh viện tiến hành kiểm tra, nếu như bác sĩ cho rằng cần phải nhập viện điều trị, bệnh nhân mới có thể được nhập viện và tiến hành xét nghiệm Axit nucleic.

Một nhân viên của Bệnh viện Trung Nam cho biết: "Đăng ký xét nghiệm Axit nucleic chỉ có thể cho phép bác sĩ viết lên thẻ báo cáo ca bệnh nghi ngờ, nhưng chỉ khi trong tình hình rất nguy cấp thì mới có thể viết lên thẻ báo cáo này."

Nhưng như thế nào thì mới được xem là "tình hình rất khẩn cấp", phóng viên của Tài Kinh đã hỏi thăm nhiều nơi, nhưng không hề nhận được câu trả lời chính xác.

Có không ít người bệnh và bác sĩ có những nghi ngờ sau: 1. Vào ngày 27 tháng 1 thì Ủy ban Y tế Quốc gia thành phố Vũ Hán cho biết, về nguyên tắc mỗi ngày có thể kiểm tra xét nghiệm được gần 2000 mẫu bệnh, nhưng tại sao luôn là thiếu que xét nghiệm? 2. Ngay cả khi làm xét nghiệm cũng không cách nào trong thời gian ngay sau đó đưa ra báo cáo chẩn đoán.

Theo như lời của bác sĩ tại Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán, xét nghiệm mất thời gian 1 ngày, "ngày hôm nay làm xét nghiệm, ngày mai mới có thể biết được kết quả đại khái", nhưng vấn đề là Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán không có cách nào đưa ra báo cáo chẩn đoán chính xác, trong khi đó thì hiện nay các bệnh viện được chỉ định điều trị dịch bệnh lại chỉ dựa vào báo cáo này mới có thể tiếp nhận bệnh nhân nhập viện.

Khi phóng viên đặt câu hỏi rằng cơ quan tổ chức nào mới có thể đưa ra báo cáo chẩn đoán xác nhận bênh, vị bác sĩ này cho biết: "Điều này thì tôi không rõ ràng, cũng có thể là Bệnh viện Đồng Tế, cũng có thể là Bệnh viện Wuhan Union Hospital. Bệnh tình của bệnh nhân ngày càng tồi tệ, cũng là bởi vì không nhận được báo cáo chẩn đoán xác nhận này, thì họ cũng sẽ không có giường bệnh để nằm điều trị."

Đối với số liệu thống kê các ca nghi ngờ nhiễm bệnh, tiêu chuẩn phán đoán của các bác sĩ là "sốt nhẹ, ho, kết quả chụp CT của vùng phổi". Vị bác sĩ ở bệnh viện được chỉ định ở trên nói, anh ta sẽ báo cáo lên cho khoa, nhưng quá trình thống kê tiếp sau đó thì anh ta không hiểu rõ. Trong khi đó thì một vị chủ nhiệm khoa của một bệnh viện được chỉ định khác nói với phóng viên Tài Kinh, những bệnh nhân bị nặng được thu nhận mới có thể tính là nghi ngờ nhiễm bệnh, cần phải chẩn đoán điều trị thêm một bước.

Ngày 30 tháng 1, một bệnh viện được chỉ định ở Vũ Hán bắt đầu báo cáo lên trên số lượng người bệnh nghi nhiễm bệnh cần được xét nghiệm chẩn đoán, thì báo lên trên từng cấp từ khoa, đến bệnh viện, đến cấp quận rồi tới cấp thành phố. Một vị bác sĩ ở bệnh viện này cho biết, nếu như bệnh nhân tử vong mà chưa được chẩn đoán xác nhận, thì sẽ không được đưa vào con số thống kê chẩn đoán tử vong, chỉ có thể xem là "tử vong do bị nhiễm trùng phổi".

"Ngay tại khoa nơi tôi công tác, tỉ lệ tử vong cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ xuất viện. Đồng thời, có rất nhiều ca được điều trị khỏi bệnh và xuất viện cũng không thể xem là khỏi bệnh hoàn toàn, vẫn còn cần quan sát trong thời gian dài." Vị bác sĩ này cho biết.

Điều này cũng có nghĩa là, có một số lượng lớn bệnh nhân nằm ngoài quy trình chẩn bệnh và con số thống kê, họ chỉ có thể tự sinh tự diệt tìm đường sống.

Một người dân thành phố Vũ Hán tên là Lý Lị nói với phóng viên Tài Kinh, sau khi liên hệ với nhân viên của khu phố, cha cô cuối cùng cũng được đưa vào Bệnh viện số 8 thành phố Vũ Hán. Nhưng là Bệnh viện số 8 không phải là bệnh viện được chỉ định điều trị, bệnh viện này trước đây là bệnh viện chuyên về trực tràng.

Bệnh viện chẩn đoán hai lá phổi của cha cô đã bị nhiễm trùng và hoại tử, mức độ thở oxy đã điều chỉnh tới tối đa, cần được chuyển tới bệnh viện được chỉ định càng sớm càng tốt, nhưng bởi vì Bệnh viện số 8 không có que thử Axit nucleic, vì vậy bệnh nhân không cách nào được xác nhận bệnh, mà không cách nào chẩn bệnh thì cũng có nghĩa là không thể chuyển viện.

"Bệnh viện số 8 đã báo lên trên rất nhiều ngày đều không có bất kỳ hồi đáp nào," Lý Lị nói, cô gọi tới tổng đài 120, 120 trả lời rằng chỉ có thể thông qua báo cáo của khu phố báo lên trên để chuyển tới bệnh viện được chỉ định, nhưng là việc nhập viện ở Bệnh viện số 8 chính là một cố gắng rất lớn của khu phố thì mới có thể tranh thủ được cơ hội.

Tình cảnh mà cha của Lý Lị gặp phải, dường như đã tạo thành một vòng luẩn quẩn đau khổ không cách nào giải quyết.

Cho đến thời điểm đăng bài, phóng viên bốc điện thoại gọi tới các bệnh viện được chỉ định điều trị dịch ở thành phố Vũ Hán, trong 7 bệnh viện kết nối được thì đều cho biết "tạm thời không có giường bệnh trống".

Những ai có thể được nhận vào nằm viện?

"Nếu như có thể được, đem những bệnh nhân bị bệnh nhẹ tập trung lại cách ly điều trị, như vậy thì có thể kiểm soát tình hình dịch bệnh một cách có hiệu quả".

Trong con mắt người thân của vô số những người bệnh, việc thành phố Vũ Hán xây dựng bệnh viện Hỏa Thần Sơn, Lôi Thần Sơn trong thời gian rất ngắn chính là hy vọng duy nhất còn sót lại của họ.

Phóng viên của Tài Kinh thông qua phỏng vấn, biết được rằng vào ngày 3 tháng 2, bệnh viện Hỏa Thần Sơn với thiết kế 1000 giường bệnh cần phải được hoàn thành theo kế hoạch, nhưng thời gian mở cửa cụ thể còn cần phối hợp với các phương diện như điện lực, thuốc men và các thiết bị y tế. Hiện tại thì phần lớn các bệnh viện được phóng viên Tài Kinh phỏng vấn đều cho biết chưa nhận được thông báo chuyển bệnh nhân.

Trong thời gian chờ đợi Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, Lôi Thần Sơn mở cửa này, chính là cánh cửa thử thách sinh tử đối với một số bệnh năng mắc bệnh năng. Theo tìm hiểu của phóng viên Tài Kinh, ngay cả khi được chẩn đoán xác nhận bệnh và nhận được giấy nhập viện từ khu phố, thì cũng không nhất định được nhập viện trong thời gian sớm nhất.

Hai bệnh viện Hỏa Thần Sơn, Lôi Thần Sơn tổng cộng lại cũng chỉ có là 2000 giường bệnh, còn không đủ dùng cho số ca mới nhiễm bệnh trong hai ngày của tỉnh Hồ Bắc.

Đăng lời thỉnh cầu trợ giúp công khai trên Weibo trở thành nỗ lực cuối cùng của một số người. Người nhà của một phụ nữ có thai ở khu vực gần Trường mầm non Cơ quan ngành dệt và chế tạo giấy thuộc Quận Giang Hạ thành phố Vũ Hán nói với phóng viên của Tài Kinh, rằng người phụ nữ trong gia đình đang mang thai ở tháng thứ 8, kết quả chẩn đoán mới nhất cho thấy: Hai phổi đã bị nhiễm trùng nặng.

Nhưng điểm thăm khám được chỉ định đối với các trường hợp bị sốt lại không thu nhận chăm sóc trường hợp này, điểm thăm khám cũng không có thăm khám đo nhịp tim thai nhi, bệnh viện nhi đồng của quận và của tỉnh thì lại không nhận bệnh nhân bị sốt. Sau khi người nhà đăng tweet yêu cầu giúp đỡ trên Weibo, ngày 31 tháng 1 thì bọn họ đã nhận được sự quan tâm của chính quyền phường và chính quyền quận, được xe của khu phố chờ đi lần lượt mấy bệnh viện, vào buổi sáng ngày 1 tháng 2 thì đã được đưa vào nhập viện tại Phân viện phía Đông của Bệnh viện Nhân Dân thuộc Đại học Vũ Hán.

Đối với gia đình này mà nói, đây là một tin tức tốt. Nhưng đối với một số gia đình khác, tin tức này khiến cho họ cảm thấy tâm tình phức tạp. "Đây đã là tới thời điểm ai kêu được to, người đó mới có thể sống tiếp rồi ư?" Một người nhà của bệnh nhân nói với phóng viên của Tài Kinh.

Có thể tìm được giường bệnh, đều được gọi là "người may mắn". Nhà của Lưu Tiểu Thanh có 6 người nhiễm bệnh, chỉ có 3 người được tới bệnh viện điều trị, "hơn nữa phần nhiều là dựa vào các mối quan hệ, các kênh cá nhân."

Gia đình Lưu Tiểu Thanh có khả năng bị nhiễm bệnh trong một lần gặp mặt các thành viên trong gia đình. Dịch bệnh vào ngày 18 tháng 1 thì còn được cho là sẽ không có "lây từ người sang người", cả nhà bọn họ cùng nhau ăn cơm tất niên ở bên ngoài. Sau đó thì các thành viên trong nhà lần lượt bị sốt, từ cha mẹ, em gái cha cô cho tới bà nội 90 tuổi, rồi sau đó là tới bà cô họ và chồng của bà. Ngày 21 tháng 1, mẹ của Lưu Tiểu Thanh đi chụp CT, kết quả cho thấy hai phổ đã bị nhiễm virus.

Sau thời điểm này, mẹ cô sốt cao liên tục trong 4 ngày, gần như là bị ngất liên tục, "Chúng tôi đã liên hệ với rất nhiều người, qua đó mới tìm được bên phía Bệnh viện Hán Khẩu, có một giường trống ở đó để đem mẹ tôi tới đó."

Tới ngày 28 tháng 1, bà nội của cô bắt đầu phát bệnh, được chuyển tới Bệnh viện Hán Nam, Khu phía Tây của Bệnh viện Wuhan Union Hospital nhưng không thể nhập viện. Bà nội xếp hàng đợi 1 ngày tại phòng khám, cuối cùng cũng được tiêm thuốc, kết quả lại là "toàn thân run rẩy như là bị động kinh, không cách nào đi lại và nói chuyện bình thường". Bác sĩ giữ bà lại phòng quan sát bệnh để thở máy, nhưng sau khi quay về nhà thì hô hấp của bà gặp vấn đề.

"Chúng tôi tìm tới rất nhiều người mới có thể được nhập viện nằm ở ICU của Bệnh viện số 6 thành phố Vũ Hán. Vào thời điểm đó chúng tôi luôn thúc giục khu phố, thúc giục bên phía Bệnh viện Wuhan Union Hospital, nhưng cũng không nhận được phản hồi và tin tức nào."

Cha của cô sau khi được tiêm thuốc cũng đã gặp khó khăn về hô hấp, phải dùng máy thở oxy. Lưu Tiểu Thanh đem tình hình đăng lên Weibo, sang tới 7 giờ sáng ngày hôm sau khi thức dậy, nhận được một số tin tức hữu ích, bèn đưa cho cô tới ICU.

Cha cô nói, có thể những người khác cho rằng họ đưa tin tức lên Weibo tìm kiếm sự trợ giúp, cuối cùng có thể được điều trị ở bệnh viện là một loại bất công về y tế, "nhưng dù sao sinh mạng cũng là quan trọng nhất." Về sau, cô đã xóa dòng tweet trên Weibo.

4 giờ sáng ngày 29 tháng 1, Trần Hiểu Vi, sống tại khu phố Vạn Tùng Nhai, quận Giang Hán thành phố Vũ Hán kéo lê lấy thân thể nhiễm bệnh đi tới xếp hàng ở bệnh viện, cuối cùng cũng tới lượt nhận que thử xét nghiệm Axit nucleic ở Bệnh viện Wuhan Union Hospital. Ngày 1 tháng 2 kết quả xét nghiệm được gửi tới, cho thấy Trần Hiểu Vi là "dương tính (xác nhận nhiễm bệnh)", nhưng khi cô và người nhà đi tới trụ sở chính quyền khu phố để nhận giấy nhập viện, bọn họ nhìn thấy bên trong trụ sở khu phố rõ ràng có người, nhưng họ không mở cửa. Người nhà của cô chỉ có thể lựa chọn gọi cảnh sát.

Cảnh sát không tới, là văn phòng khu phố tìm tới biện pháp giải quyết. Trần Hiểu Vi nói, ngay chiều hôm đó, văn phòng khu phố giúp họ tìm được một giường bệnh ở Bệnh viện Wuhan Union Hospital. "Cuối cùng cũng được cứu rồi." Cô nói.

Vào tối ngày hôm đó, khi cô và chồng đi tới khu phía Tây của Bệnh viện Wuhan Union Hospital chuẩn bị nhập viện, họ được thông báo rằng cần phải chuyển tới Bệnh viện Chữ thập đỏ. Cho tới thời điểm đăng bài, bọn họ vẫn còn phải chờ ở phòng quan sát bệnh thuộc Bệnh viện Chữ thập đỏ chờ đợi giường bệnh trống.

Giáo sư Diêu Lam, Phó chủ nhiệm Trung tâm bảo vệ sức khỏe thuộc Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hoa Trung nói, bà nhìn thấy Ma Cau đã trưng dụng một khách sạn có vị trí tương đối độc lập, cách xa đám đông để dùng làm khu cách ly quản lý những người có lịch sử tiếp xúc với những người ở Hồ Bắc. Bà kiến nghị tỉnh Hồ Bắc và các địa phương khác có thể áp dụng các biện pháp tương tự nhằm kiểm soát có hiệu quả các ca nghi lây nhiễm.

Thẩm Tuấn, Trợ lý chủ nhiệm Trung tâm cấp cứu, chủ nhiệm cấp cứu Khoa ngoại Bệnh viện Trung Nam nói với phóng viên Tài Kinh, Bệnh viện Trung Nam đều là thu nhận những ca bệnh rất nặng, "Nó thuộc về những bệnh nhân có dấu hiệu sinh mạng rất không ổn định (những bệnh nhân thiếu oxy, tim đập nhanh, bị suy hô hấp)". Thiếu hụt giường bệnh, những trường hợp bị nhẹ đều được cách ly tại gia đình.

Đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Trung Nam nơi Thẩm Tuấn làm việc đang sử dụng ECMO (Trao đổi oxi qua màng ngoài cơ thể) để cứu chữa thành công cho một ca bệnh nặng, đây là ca đầu tiên của tỉnh Hồ Bắc. 

Được biết, bệnh viện về cơ bản đã hết vị trí giường điều trị bệnh, Khoa cấp cứu cũng được dùng để thu nhận điều trị bệnh nhân bị viêm phổi, phòng quan sát bệnh cấp cứu cũng đã kín chỗ, "về cơ bản là phòng bệnh dư ra một vị trí, thì phòng quan sát bệnh sẽ vào một trường hợp."

Thẩm Tuấn nói, việc phân phối giường bệnh không thể nào thỏa mãn nhu cầu từ phía chính quyền khu phố, mà là cần phải đánh giá tình hình người bệnh, "Ví dụ như có người bệnh được người nhà đưa tới bệnh viện, bệnh tình rất nghiêm trọng, phòng quan sát bệnh có giường trống, thì trước tiên giữ lại quan sát, tôi không thể để họ quay lại đi xếp hàng, đợi cho đến khi chính quyền khu phố báo cáo lên để chúng tôi sắp xếp. Hoặc là tôi không tiếp nhận họ, sau đó đem tiếp nhận bệnh nhân bị nhẹ hơn được chính quyền khu phố báo cáo lên, đây nhất định là không thể được."

Liên quan đến bộ xét nghiệm, ông cho biết Phòng khám phát hiện sốt của Bệnh viện Trung Nam có thể thực hiện kiểm tra xét nghiệm Axit nucleic, đại khái khoảng 2 giờ đồng hồ là có kết quả, nhưng bởi vì bộ xét nghiệm có hạn, chỉ những bệnh nhân có kết quả chụp CT nhiễm virus mới có thể thực hiện.

Thẩm Tuấn đề nghị, nếu như có thể được, đem những bệnh nhân bị triệu chứng nhẹ tập trung lại và đem cách ly, điều trị, làm như vậy thì có thể kiểm soát tình hình dịch bệnh có hiệu quả. Ông cũng đề nghị các bệnh nhân tự cách ly tại nhà uống hai loại thuốc, thuốc kháng virus và thuốc chống nhiễm trùng, sốt quá 38.5 độ sẽ hạ sốt, "bởi vì hiện tại không có thuốc đặc trị để điều trị bệnh này, không thể làm theo những gì trên mạng nói, họ nói cái gì lại mua thuốc đó uống, nhập viện điều trị cũng là một cách hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân bị nặng, nếu như có thể vượt qua quãng thời gian này, thì sẽ qua khỏi, chính là như vậy."

Bác sĩ Thẩm Tuấn và Hồ Minh 
thuộc Bệnh viện phổi Vũ Hán ICU sau khi thực hiện ca phẫu thuật 

Trong 2 ngày nay ông đã tiếp nhận chẩn đoán cho một bệnh nhân 45 tuổi, người nhà bệnh nhân có 5 người, cha mẹ bà ấy đã qua đời vì bệnh viện phổ cấp chủng virus mới, con trai bà cũng đã bị lây nhiễm. Tình trạng của bệnh nhân rất nghiêm trọng, đã sử dụng máy thở oxy lưu lượng cao, nhưng độ bão hòa oxy trong máu chỉ đạt 50%, cuối cùng không thể không cho bệnh nhân tiêm thuốc gây tê, sử dụng ECMO.

"Trước khi tiêm thuốc gây mê, bà ấy nhìn chúng tôi làm công tác chuẩn bị, nước mắt không ngừng rơi, loại cảm xúc sợ hãi đó khiến cho người ta rất đau khổ", Thẩm Tuấn nói, những trường hợp như vậy có rất nhiều, "Các bác sĩ chúng tôi đều hạ quyết tâm, cần toàn lực cứu chữa tất cả người bệnh".

Người đang cùng cha mình chờ đợi kết quả xét nghiệm Axit nucleic là Tôn Thần không cho phép bản thân lại mất ngủ và khóc thêm nữa, cô biết rõ rằng bản thân vẫn tiếp tục thôi thúc chính quyền khu phố, tìm bệnh viện, vẫn còn phải nấu cơm cho cha cô, còn rất nhiều việc phải làm, không thể ngã xuống. Cô kỳ vọng bệnh viện Hỏa Thần Sơn và Lôi Thần Sơn được nhanh chóng xây dựng, "Cần phải tranh thủ được nhập viện sớm, đây là hy vọng cuối cùng của chúng tôi."

*

Ghi chú: Những cái tên trong bài viết như Lưu Mai, Tôn Thần, Lý Khai Mông, Trần Lực, Lưu Tiểu Thanh, Lý Lỵ, Vương Mục là tên gọi bí danh, thực tập sinh Trương Phàm, tình nguyện viên Cảnh Bằng có đóng góp cho bài viết).

Nguồn: Bài đã đăng và bị xoá trên trang báo Tài Kinh:

Bài được đăng lại trên trang China Digital Times

09.02.2020



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo