Thở! - Dân Làm Báo

Thở!

Thanh Thản Nhiên (Danlambao) - Hãy thở đi bạn, chúng ta là sinh vật mà! Cây cối còn phải thở huống chi con người. Nhưng may mắn thay chúng không dành lấy dưỡng khí của con người mà ngược lại chúng hút thán khí (gaz carbonique) và thở ra dưỡng khí (oxygène) (1).

Khá lâu tôi có trích đăng bài viết nói về không khí ô nhiễm. Giờ đây tôi chỉ nói về cái “thở“ để biết lúc nào mình cần thở và khi nào hết thở hay chán thở. Ai có tập yoga, ngồi thiền đều hiểu việc quan trọng là phải biết điều chỉnh hơi thở: hít sâu thở nhẹ, chú ý hơi thở ra vào phồng lên xẹp xuống để mình không nghĩ lung tung gọi là vọng tưởng. Kế đến là tư thế ngồi kiết già sao cho thoải mái khi thiền.

Người thích chạy bộ, tập thể dục đều phải hít thở cho nhiều cho căng buồng phổi hầu máu huyết lưu thông. Nhưng bây giờ thật không an toàn khi phải thở, phải vận động cơ bắp.

Thở có nhiều loại như nín thở, thở ra, thở dài, cuối cùng đau đớn hơn là ngừng thở hay hết thở hoặc chán thở.

Nín thở: khi đọc cuốn sách hoăc tiểu thuyết lâm ly bi đát. Lúc coi một phim rùng rợn làm ta hồi hộp, cố nín thở theo dõi nhân vật mình thần tượng. Chàng hay nàng gặp nạn không biết có thoát nguy hay sẽ chết v.v... nếu gay cấn quá ta chép miệng thở một hơi mang các hình ảnh nầy đi vào giấc ngủ. 

Thở dài, thở ra: là gặp vận hạn xui xẻo đâm ra chán đời như thất tình, thất vọng, thất chí tột đỉnh người ta buông tiếng thở dài sườn sượt cho nó tống ra cái chán nản dâng cao trong lòng.

Còn ngừng thở hay hết thở: là các bệnh nhân sống bằng máy trợ thở lúc sắp mất. Kéo dài quá lâu, người nhà đau lòng yêu cầu bác sĩ rút ống cho thân nhân ra đi nhẹ nhàng, thế là tim ngừng đập, ngừng thở luôn. Còn trường hợp người thân đau yếu lúc hấp hối cố níu lấy hơi thở nên ráng kéo hơi lên mà không nổi thấy nhói lòng kẻ ở lại. Miệng bệnh nhân phát ra tiếng kêu đuối sức, cố tìm không khí để thở nhưng sức cạn dần, người đã lìa đời như ngọn đèn hết dầu. Trẻ sơ sinh trái lại, vừa lọt lòng mẹ mà không khóc do bị ngộp. Nó ở trong bụng mẹ chật chội, quá lâu nên bà mụ đở đẻ phải vỗ mông cho trẻ khóc ra hai tiếng "oa-oa". Nó khóc chứng tỏ đã thở và bé "đang chào đời". Người lấy giáo lý Phật Đà bào rằng đứa trẻ đã kêu lên "khổ quá, khổ quá!" Mà đúng vậy, mang thân người sống trong cảnh Ta bà nầy thật khổ nhứt là thế giới đang chiến đấu chống dịch bệnh đang hăm dọa mạng sống chúng ta.

Cuối cùng là chán thở: thì dành cho người chán đời, chán sống muốn tìm cái chết nên tự tử bằng nhiều cách: nhảy lầu, nhảy sông, uống thuốc rầy, thuốc diệt chuột hoặc dùng súng kết liễu đời mình cho mau. Còn kiểu chết bây giờ đang làm mọi người không muốn chết nó cứ tới uy hiếp là… dịch. Ai muốn theo ông bà cứ tới gần người bệnh, bắt tay ôm hôn hít họ sẽ được như… Ý! Là hết muốn ăn cơm, cháo hay phở nữa.

Tôi chỉ xoay quanh chủ đề "thở" vì vấn đề truyền nhiễm có ảnh hưởng tới cái thở của con người. Nhắc về virus Tàu hoài đâm chán… đời thêm nên viết khang khác cho dễ thở. Nó làm ô nhiễm không khí kéo dài đã bốn tháng rồi chưa giảm mà ngày một tăng. Cha đẻ ra nó rất thâm hiểm, lợi dụng các nước gặp nạn nầy cha đem đồ cứu trợ toàn đồ dỏm, xét nghiệm trật lất. Đã bảo rồi đồ của China là vất đi. Họ rao "cứu trợ", như cứu trợ cho Ý chẳng hạn, ai dễ tin tưởng thiệt chớ họ nói "cho" tay nầy nhưng tay kia lượm tiền bỏ túi, đừng tin những gì họ nói. Hỏi nước nhận hàng thì biết liền. Hàng ngày, hàng giờ Corona virus luôn là đề tài nóng hổi mọi người đều kinh hồn bạt vía. Sợ hết thở, ai cũng ráng mang khẩu trang mong còn được thở. Khẩu trang bây giờ không còn dành riêng cho bác sĩ, nha sĩ, y tá trong bệnh viện nữa. Nó đang là món hàng hiếm khó mua. Tuy chẳng phải đồ xa xí gì nhưng thực sự quan trọng cần bảo vệ hơi thở cho người mang nó. 

Đối mặt với đại dịch, Paris mới nhận ra những khiếm khuyết về nguồn cung thiết bị y tế. Libération nêu ra vài ví dụ: hãng Air Liquide sản xuất bình oxy ở Auvergne nhưng bị Anh mua lại và chuyển nhượng sang Ba Lan. Một công ty ở Bretagne sản xuất khẩu trang không có đủ hợp đồng đã đóng cửa năm 2018. Còn Hà Lan, AFP cho biết chính quyền đã nhập khẩu từ Trung Quốc 1,3 triệu khẩu trang loại FFP2 và phân phối cho các bệnh viện. Đây là loại khẩu trang chận được những giọt bắn rất nhỏ, giúp bảo vệ các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm virus Corona. Tuy nhiên nhiều bác sĩ, y tá nhanh chóng báo động cho bộ Y Tế vì nhiều khẩu trang Trung Quốc là hàng dỏm, gây nguy hiểm cho người sử dụng. (2). 

Phải chăng đồ cứu trợ hay hàng được các nước đặt mua nơi TQ là những sát thủ thầm lặng được bọn chệt cài vô để lan toả tiếp virus? Tàu đang đóng vai "Nhạc Bất Quần" với bộ mặt đạo đức giả như trong Tiếu ngạo giang hồ của ông Kim Dung. Cả thế giới lo chống và ngừa dịch còn nó thong thả bày mưu tính kế thâm độc khác? Biết đâu ý nghĩ nầy không sai?

Nói về du khách Á Rập cứ độ tháng bảy mùa hè là kéo nhau qua Đức du lịch và mua sắm không tiếc tiền. Nhìn họ chẳng khác chi bóng ma đen di động vì từ đầu đến chân phủ toàn màu đen. Áo choàng đen, quấn khăn đen, mang mặt nạ che kín hết, chừa có cặp mắt liếc qua liếc lại. Giữa mùa hè nóng cháy da, tôi nhìn thấy muốn "bá thở".

Báo Bild của Đức kêu gọi người dân nên mang khẩu trang khi đi chợ, lên xe buýt, xe điện. Nói chung cần nghiêm túc coi việc nầy là bổn phận của chúng ta. Nhưng bây giờ cái khẩu trang phải xét lại vì hiện nó đang khan hiếm. Mọi nước lại đưa tay đón lấy "quà cứu trợ" từ Tàu chệt bao gồm những thiết bị y tế, xét nghiệm kiểm tra dịch. Tánh mạng người dân đang dựa vào những đồ dùng nầy thì hởi ôi nó lại toàn "đồ dỏm" kết quả cho ra sai gần hết. Bởi vậy dân gọi đồ Tàu là đồ dỏm, đồ nhái thì la làng đính chánh? Dân chúng tự chế tự may cho riêng mình chớ không có nơi nào còn bán ra cho mình.

Kết thúc bài tôi xin nhắc lại câu chuyện liên quan tới hơi thở Phật đã hỏi các đệ tử Ngài:

- Mạng sống con người kéo dài bao lâu?

- Bạch Đức Thế Tôn trong một tháng!

Phật im lặng vì chưa trúng.

Vị Sa môn khác lên tiếng:

- Bạch Thế Tôn trong một tháng! 

Phật cũng làm thinh.

Cuối cùng có chú Sa Di nhỏ tuổi rụt rè thưa:

- Bach Đức Thế Tôn, mạng sống kéo dài bằng một hơi thở ra vô.

Phật gật gù khen và nói:

- Đúng vậy! các ông nhịn ăn một ngày hoặc một tháng vẫn sống. Nhưng nhịn thở dù chỉ một tiếng là đứt thở chết ngay.

Chú thích:

(1) Trích đoạn trong sách“ Xin cứu độ mẹ Đất“ của TT Thích Trí Siêu

(2) trang rfi. fr

11.04.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo