Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Vụ án tử tù vô tội Hồ Duy Hải tiếp tục phơi bày những khuất lấp hơn 12 năm trước, đang được nhìn nhận rõ ràng hơn, đầy đủ hơn với rất nhiều ý kiến của dân trong nghề luật, nhà báo, nhà quan sát thời cuộc và đông đảo người dân.
Giữ nguyên bản án tử hình đối với ông Hồ Duy Hải sau 3 ngày làm việc của phiên giám đốc thẩm được Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao - Nguyễn Trí Tuệ trả lời [1] phóng viên báo Pháp Luật hôm 13 tháng Năm năm 2020: "Chúng tôi biểu quyết bằng nhận thức của mình, bằng cái tâm của mình và chịu trách nhiệm trước ý kiến của mình", buộc người dân phải tiếp tục soi xét các văn bản quy phạm pháp luật.
So với Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS)
Tại điều 8 của BLTTHS quy định "thường xuyên kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp đã áp dụng"
Hội đồng toàn thể Thẩm phán (HĐTTTP) gồm 17 người đã không thực hiện việc "thường xuyên" theo quy định thượng dẫn.
Chính vì không thực hiện "thường xuyên" (tức là phải luôn luôn cập nhật tình hình và tình tiết của vụ án), nên 17 ông (bà) thẩm phán chỉ căn cứ vào những tình tiết cũ bị bóp méo, phi lý, phi pháp và đầy ngờ vực có căn cứ, từ đông đảo dân trong nghề cho đến thường dân.
Song song đó, tại điều 44 BLTTHS quy định "Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án và Phó Chánh án Tòa án", Chánh án có tất cả 14 nhiệm vụ. Tuy nhiên, không có quy định nào cho phép Chánh án trực tiếp THAM GIA XÉT XỬ. Đây là quy định vô cùng quan trọng để bảo đảm tính khách quan và công minh trong xét xử.
Vi phạm cả Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân
Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân (LTCTAND) [2] được thông qua ngày 14 tháng Mười Một năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng Sáu năm 2015.
LTCTAND gồm có 11 Chương với 98 điều "quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong Tòa án nhân dân; về bảo đảm hoạt động của Tòa án nhân dân". Trong đó, tại điều 27, quy định "Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao" ghi rõ Chánh án TANDTC có tất cả 17 nhiệm vụ và quyền hạn.
Trong tất cả 17 nhiệm vụ, cũng không tìm thấy nhiệm vụ của Chánh án TANDTC được trực tiếp tham gia xét xử Giám đốc thẩm.
Như vậy, ông Nguyễn Hòa Bình với tư cách Chánh án TANDTC đã vi phạm vào điều 27 Mục 2 Chương II của Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân.
Kết
Căn cứ vào điều 8 và điều 44 của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự cùng với điều 27 của Luật Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân đủ xác định ông Nguyễn Hòa Bình trong tư cách Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, đã vi phạm pháp luật. Suy ra, quyết định giám đốc thẩm vào ngày 8 tháng Năm năm 2020 phán quyết án tử hình đối với ông Hồ Duy Hải là hoàn toàn vô giá trị.
Yêu cầu Bộ Chính Trị và Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội nhanh chóng phủ nhận quyết định của 17 ông (bà) thẩm phán, đình chỉ điều tra vụ án và trả tự do ông Hồ Duy Hải. Đồng thời khai trừ đảng, cách chức và khởi tố Chánh án Tòa án Nhân Dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, vì đã vi phạm vào điều 1 trong "19 điều đảng viên không được làm" [3] theo quy định 47/QĐ - TW ban hành ngày 1 tháng Mười Một năm 2011 và vi phạm pháp luật như phân tích trên.
Chú thích:
[
14/5/2020