Ảnh facebooker Thắng Thế Lê |
Thưa chị Loan, cháu Thu Thuỷ và LS Phong thân mến,
Từ khi có Việt cộng đến nay, tôi chưa hề viết về bất cứ một cung cách, một hành động nào của họ qua những phiên tòa họ hành sử. Bởi lẽ, tôi đã thuộc lòng những bản án của họ trong thời 1953-56, đặc biệt là văn bản “Địa chủ ác ghê” của Hồ Chí Minh và bản án của gia đình bà Nguyễn Thị Năm”. Từ đó mạng sống của con người không bằng giá của vài sào ruộng và thua xa lời vu cáo. Nhưng đây, xem ra là ngoại lệ. Cùng một vụ, tôi đã viết bài thứ hai. Bởi lẽ, nó đã và đang là một vấn nạn lớn của xã hội Việt Nam hôm nay.
Trước khi vào tâm tình của lá thư này, tôi xin ghi lại một số sự kiện quan trọng liên quan đến vụ án này mà tôi đã viết đến trong bài trước. Đây là những điểm mà chính những viên quan tòa ngồi và kêu án tử hình cho Hồ Duy Hải cũng đã chính thức nhắc đến:
1. Không ai nhìn thấy Hải lúc xảy ra án mạng.
2. Không có bất kỳ một dấu vết, một vân tay nào của Hải ở trong hiện trường xảy ra án mạng. Nhưng có 10 vân tay của người khác.
3. Tang vật giết người được đem ra làm bằng chứng cho vụ án là con dao cắt cổ nạn nhân, và cái thớt dập đầu nạn nhân, được công an ra chợ mua đem vào vụ án sau này.
4. Cái ghế mà can phạm dùng để hành hung nạn nhân có thể có dấu vân tay, dấu máu của cả nạn nhân lẫn kẻ thủ ác nữa, đã hoàn toàn biến mất và được thay bằng cái ghế khác.
Ngoài ra, về nguyên tắc. Ai cũng biết, chỉ cần một sợi tóc, một vết máu, một mảnh da nhỏ khi vụ án xảy ra, nếu đem lên thử DNA thì kết quả gần như đã là 90% để xác định thủ phạm.
Tuy nhiên, những chuyện dễ ấy họ không làm, Nhưng một nạn nhân tình cờ trở thành thủ phạm và lãnh án tử hình thì họ đã vẽ ra đấy đủ những loại tội (chỉ thiếu bằng chứng chứng minh). Hỏi xem, luân thường đạo lý, pháp nước này ở đâu mà có?! Đọc câu hỏi này, bất cứ ai cũng có thể trả lời là ở cái xứ gọi là nhà nước Việt cộng làm chủ thì không bao giờ thiếu gian trá.
Đó là những sự kiện đã công khai, ai cũng biết. Nay, đứng trước việc làm vô luân, vô đạo đức của tập đoàn Việt cộng mà đại diện là tên Nguyễn Hòa Bình ngồi xử án. Lại thấy chị tất tưởi nhờ luật sư làm giấy xin ân xá cho Hải, tôi không thể không viết cho chị lá thư này, dù không một quen biết. Tuy nhiên, trước khi đi vào điểm chính của lá thư. Tôi thành thật đặt ra với chị một câu hỏi là:
- Ngoài tình thương chị dành cho Hải, chị có tin rằng Hải đã phạm tội giết người không? Nếu chị cho rằng cháu đã phạm tội này thì hãy làm đơn xin ân xá ngay, kẻo trễ.
- Nếu chị không tin và có đầy đủ lý lẽ chân thật, chứng minh Hải con chị không gây ra thảm án cho hai cô gái kia thì đề nghị với chị Không Bao Giờ Làm Đơn Xin Ân Xá cho Hải.
Tại sao ư?
Chị có biết, sau khi tuyên bản án này, thì tất cả tập đoàn ấy đều cầu mong được nhìn thấy cái đơn xin ân xá của chị (của cháu) để chúng có đầy đủ lý lẽ diễn nốt vở tuồng vô đạo, giả nhân nghĩa không? Nay chị làm đơn xin ân xá là rơi vào cái bẫy của chúng. Bởi vì:
- Có tội nên phải xin.
Khi xin là chính chị và con chị đã xác định là người gây ra tội ác. Từ đây, chúng sẽ vênh mặt lên kiểu người có nhân nghĩa, vì xã hội mà tha hay giết kẻ phạm tội ác. Phần xã hội không ai tin con chị bị oan ức nữa. Cách riêng, từ đây về sau, chị tự buộc phải chấm dứt việc đi kêu oan cho con mình. Thay vào đó là những giờ phút ngồi chờ lá thư trả lời.
Kế đến, khi làm đơn xin Ân xá cho Hải, chị đã tự buộc mình vào nút thắt sau:
1. Chấp nhận cái bản án ấy là đúng người đúng tội.
2. Chấp nhận đó là sự thật, lý lẽ của đời. Nay hối lỗi thì cầu mong một sự ân giảm.
Như thế, nếu con chị không phạm tội, việc xin ân xá này, ngoài việc chính chị hợp thức hóa tội cho con chị, chị còn giúp chúng rửa tay trong những sự kiện có thể có là:
- Thứ nhất giúp chúng ban ơn ân xá để sửa sai.
- Thứ hai, chị giúp ác nhân lừa đảo toàn dân Việt thêm lần nữa.
Nhưng, nếu chị không làm đơn xin ân xá cho Hải là chính chị đã đẩy chúng vào đường khốn cùng, không biết phải giải quyết trường hợp này ra sao? Sử lại cũng dở, mà tiếp tục thi hành án không xong. Theo đó, bây giờ chúng đang mong ngày mong đêm để nhận được lá đơn xin Ân xá của gia đình chị.
Tuy nhiên, chị bảo rằng trước đây đã làm rồi, bây giờ có làm thêm cũng chẳng sao!
Điều suy nghĩ này là không đúng, hoàn toàn sai. Bởi lẽ, lần trước chị làm đơn xin ân xá không phải vì chị xác minh con chị đã phạm tội. Nhưng vì chị cần thêm thời gian để tìm hiểu cặn kẽ mọi góc cạnh của sự việc. Chị cần thêm tiếng nói của công lý, chứng cứ để bào chữa cho những uẩn khúc chưa rõ. Hơn thế, chị cần thêm những công luận từ công chúng trợ giúp.
Nay, sau phiên toà này ai cũng biết rất rõ ràng rằng, có đến 90% chúng muốn giết Hải là để thay thế cho một kẻ nào đó đã được chúng bao che và giúp cho cao chạy xa bay rồi. Tuy nhiên, vụ án không thể không có đoạn kết, chúng phải bày ra thêm hàng loạt những văn bản, lại là phiên tòa gọi là tối cao với đầy đủ 17 vị quan toà. Họ có mặt, không phải để phân biệt đúng sai, phải trái, nhưng là đồng loạt giơ tay lên biểu quyết giết người theo kiểu đấu tố xưa kia, mà không cần biết đến lý chứng.
Đây phải được coi là phiên tòa “hùng vĩ, uy lực” nhất thế giới. vì ngay tòa Nuremberg sử tội ác chiến tranh cũng chỉ có 4 Chánh án. Rồi tối cao pháp Viện Hoa Kỳ khi ra một phán quyết quan trọng cũng chỉ có 9 vị. Xem thế thì đủ biết lòng dạ của họ đã có sẵn những chủ kiến. Phải sử từ hình để cho bị cáo xin ân xá. Ầy là chưa kể đến chuyện “kinh hoàng” của ngành tư pháp Việt cộng là: “người” ngồi ra bản án tử hình hôm trước cho nạn nhân, lại cũng là “chánh án” của phiên phá án!
Theo đó, sau khi tuyên án, chúng chỉ mong mỏi và tin rằng chị sẽ làm đơn xin Ân xá cho cháu. Khi ấy chúng ngồi trên ngôi cao, cướp lấy lý lẽ và bao biện cho việc hành ác của chúng là đúng. Nay lại một lần nữa, thuận cho ân xá để tuyên truyền, hoặc là đem ra xử trảm để làm gương thị chúng.
Việc ký ân xá này, giúp cho kẻ làm ác khoa tay múa chân với nhau và lừa bịp người đời rằng: Chúng đã làm phúc, tha cho tử tù đến hai lần. Trong khi chị và cháu lại thêm những tháng năm kế tiếp sống trong đau khổ, nhục nhã và sống dưới gọng kìm không thể than thở được một câu. Nếu bi thương quá, than thở sẽ bị người đời lên án nguyễn rủa. Con bà đã được tha như thế còn muốn gì nữa đây? Như thế, việc làm đơn xin Ân Xá, tưởng là hay là đúng, hóa ra lại rơi vào đúng ước mong và tính toán của chúng.
Kế đến, không ai dám bảo chứng rằng sẽ được ân xá. Từ đó, cái đơn xin ân xá ấy như là một chứng cứ xác minh tội phạm từ chính bị cáo. Trong trường hợp này đa phần là sẽ bị bác, rất ít trường hợp được ân xá.
Thưa chị, tôi biết là của đau con xót. Tôi biết tình mẹ là bao la vô tận. Bà sẵn sàng bỏ ngoài tai bất kể là chuyện gì miễn bà được sống qua từng ngày với con của mình. Theo đó, nếu con chị lầm lỡ phạm tội, tôi tin rằng chị sẵn sàng qùy phục xuống xin nhận trách nhiệm, kể cả tù đày hay là chết thay cho con chị. Hoặc giả, chị có thể xin làm trâu, làm ngựa cho chúng suốt đời để đổi lại cái ơn chúng tha mạng cho con chị. Điều này, có lẽ chẳng người mẹ nào không muốn làm như thế khi con mình lỡ phạm tội. Đã thế, họ cũng biết, gia đình họ và con của họ ở trong chốn lao tù kia cũng chỉ là sống trong cay đắng mà thôi. Họ khó tìm được niềm vui, nếu có chỉ là nhất thời, sau đó là những ánh nhìn đau đớn thay cho dòng lệ rơi trong những ngày thăm tù mà thôi! Tuy biết thế, họ vẫn phải làm đơn xin.
Nhưng nay, trong trường hợp của Hải xem như đã hoàn toàn minh chứng trước xã hội là cháu vô tội. Hải vô tội không phải chỉ vì lòng tin của chị và gia đình chị đặt vào cháu, nhưng vì chính những khí cụ, những chứng án đã nói rõ cho toàn dân Việt Nam biết rằng Hồ Duy Hải không phải là một can phạm giết người. (Nếu phải thì nó phải có những chứng cứ khác, chứ không phải chỉ có bấy nhiêu). Từ đó, Hải như là một thế thân. Phần chính phạm, có thể là một kẻ khác với đầy đủ những dấu tích còn để lại tại hiện trường, nhưng được nhà nước này cố tình xóa dấu vết, bỏ qua dấu vân tay, quăng bỏ đi con dao, cái thớt và cái ghế mà Y đã hành ác. Sau đó, thoải mái thay thế vào đó bằng ba cái thứ hàng tự ra chợ mua về để kết án người khác.
Họ đã có chủ trương dã nhân như thế thì chị xin làm gì? Chị tính giúp chúng gây thêm tội ác với những trường hợp sẽ xảy ra sau này ư?
Tôi viết dài dòng như thế là bởi vì. Nếu chị không xin ân xá cho cháu thì chỉ có lợi cho chị, cho cháu và cho xã hội mà thôi. Tuyệt đối, không có gì là hại cho chị và gia đình chị cả. Bởi vì, chị hãy nhìn xem, 172,000 Việt Nam có chút tiền của kia, Hồ Chí Minh còn giết công khai và chiếm đoạt tài sản của họ, thì nay, Hải là gì trong cái ý chí giết người chạy tội cho con cháu của chúng?
Để nhìn cho rõ từng sự việc hơn, tôi viết rõ nét như sau: Nếu chị không làm đơn xin ân xá cho Hải là chính chị đã xác minh cho người dân Việt biết rằng Hải vô tội. Cái ác muốn giết cháu thì tùy chúng. Như thế, con chị sẽ sống. Sống mãi trong chứng tích. Phần chúng, gia đình chúng sẽ phải chết trong ô nhục. 17 cái tay đưa lên kia, sẽ là 17 con dao chém chết cuộc đời của chúng và gia đình chúng.
Đây là ý kiến rất thành thật và thẳng thắn của tôi. Tùy nghi theo ý kiến của chị. Tuy nhiên, nó chính là phương cách dể cứu cháu Hải đấy. Bởi lẽ:
Sau phiên tòa lần trước, khi chưa nắm được toàn bộ vấn đề, chị xin ân xá là phải. Lần này câu chuyện không còn nhỏ nữa, và cũng không thu hẹp trong phạm vi nước Việt nữa, nhưng toàn thể cộng đồng thế giới đã biết, đã nghe và tất cả đã rõ trắng đen rồi. Theo đó, công luận đã có. Trắng đen đã rõ. Chị cần gì phải xin ân xá? Không có tội việc gì phải xin ân xá? Như thế, chính cái lá đơn xin ân xá trong vụ việc này là một phương cách giúp cho ác nhân thêm lý lẽ giết người đấy.
Sau cùng là, ai cũng biết tình chị cho con không bao giờ hết, nhưng mọi người đã nhìn thấy cái ác độc của loài khỉ ở cuối con đường rồi. Theo đó, thay vì viết cái đơn xin ân xá, chị hãy viết lên lời công chứng, viết lên những chứng cứ thật của câu chuyện cho mọi người thấy. Tôi cho rằng đây là hướng đi chị nên can đảm bước đi thay vì cúi đầu nhận tội bằng cách xin ân xá.
Tôi viết khá dài rồi. Xin kính chúc chị và gia đình được bình an và can đảm với cái quyết định trong những ngày này.
13-5-2020