Từ "xuất khẩu lao động" sang "di cư lao động" - Dân Làm Báo

Từ "xuất khẩu lao động" sang "di cư lao động"

Vũ Đông Hà (Danlambao) - Kế hoạch "Xuất khẩu lao động Việt Nam" của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội bắt đầu từ năm 1980. Đối tượng nhắm đến lúc bấy giờ là các nước nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người được xem là một món hàng xuất khẩu và được đưa lên thành chính sách.

Con người, đất đai, tài nguyên là 3 vốn đi buôn duy nhất của đảng cộng sản khởi đi từ thời đại "đổi mới". Và "xuất khẩu lao động" do đó đương nhiên là đại chính sách.

Trong giai đoạn đầu, chính sách xuất khẩu người chủ yếu là để đảng trả nợ cho các nước "xã hội chủ nghĩa anh em" bằng sức lao động của dân. Từ các nước "anh em", chợ người được mở thêm với các thế lực thù địch nhưng có tiền: Nhật, Hàn, Đài, Sing, Mã... Theo dòng chảy của thị trường, lao nô Việt Nam được xuất khẩu đến khắp nơi trên thế giới.

Từ 2011, cứ mỗi năm đã có nửa triệu người Việt đang làm lao nô xứ người. Nếu tính người đi, người về, người trốn ở lại bất hợp pháp, lẫn số lượng hàng người được xuất khẩu bán chính thức qua đường dây của tay chân các quan chức thì tổng số món hàng lao động trong 40 năm qua lên đến ít nhất là 10 triệu. Ít nhất 10 triệu người đã từng là món hàng xuất khẩu của chế độ.

10 triệu người dân Việt Nam khốn khó, bần cùng dưới chế độ cộng sản được lãnh đạo bởi cái gọi là đảng vinh quang, sẵn sàng ký giấy để trở thành lao nô. Họ là "vốn người" của đảng trong công cuộc buôn dân bán nước, góp phần làm nên sự nghiệp dân nghèo đảng mạnh, dân đói đảng giàu.

Sang đến những thập niên sau, với kinh nghiệm buôn người lao động, các mafia cộng sản khai trương một thị trường buôn người mới. Không nằm trong chính sách chính thức nhưng lợi nhuận không kém. Đó là dịch vụ môi giới hôn nhân với cả triệu thiếu nữ rời bỏ quê cha đất tổ đi làm dâu xứ người. Mỗi cô dâu ra đi, mafia cộng sản bỏ túi trung bình 6000 đô từ các chú rễ Đài, Hàn.

40 năm trôi qua, bồng bềnh theo sóng nước cuộc đời là thân phận bọt bèo của những thanh niên, thiếu nữ Việt Nam phải theo chân "bác" ra đi tìm đường cứu đói. Ngày hôm nay, tập đoàn cai trị đã dần dần nhận ra được cụm từ "xuất khẩu lao động" đã đóng dấu cho chứng chỉ "buôn người" của chế độ. Từ đó cụm từ "di cư lao động" đang từ từ thay thế "xuất khẩu lao động".

Với 2 chữ "di cư" (Migrant) để định nghĩa đó là những người rời khỏi quê hương nhằm tìm kiếm việc làm hoặc điều kiện sống tốt hơn, tập đoàn buôn người đã biến hoá mục tiêu của chúng "dùng sức lao động của dân để kiếm tiền" (được vẽ vời là "tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước") thành mục tiêu của người dân - di cư để kiếm sống.

Cho dù với ngôn từ nào đi nữa thì thực tế vẫn là những cú đặt "hàng" từ Đài Loan, Nhật Bản, Mã Lai Á, Singapore, Hàn Quốc và hệ thống chính trị từ Nam chí Bắc sẽ sẵn sàng giao hàng. Không một người dân nào có thể ra đi tìm đường cứu đói mà không qua cửa hàng mậu dịch Cộng Sản Việt Nam - chính thức hoặc bán chính thức. Không một món hàng nào được xuất khẩu mà không đóng "thuế người". Mỗi món hàng ra đi là một lần các quan bỏ túi. Mỗi năm vẫn hàng trăm ngàn món hàng người được "xuất" và "ngoại tệ" vẫn lọt vào túi các quan. Lọt vào từ lúc ký hợp đồng để được xuất khẩu. Lọt vào trong lúc những món hàng đó đang làm lao nô để được tiếp tục làm lao nô với hợp đồng thứ 2 vì hợp đồng thứ 1 chỉ đủ để trả những khoản nợ vay cho "thuế người".

Hàng triệu con người ấy, từ xuất khẩu sang thành di cư đã đem lại cho tập đoàn cai trị bao nhiêu tỉ đô la lợi nhuận? 

10.07.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo