Ông Lê Khả Phiêu là người như thế nào? - Dân Làm Báo

Ông Lê Khả Phiêu là người như thế nào?

Thảo Ngọc (Danlambao) - Với cái chết của cựu Tổng bí thư ĐCSVN - Lê Khả Phiêu (LKP), vừa qua, đã có nhiều ý kiến tranh cãi về nhân vật này. Đặc biệt là câu hỏi vì sao ông LKP chỉ làm Tổng Bí thư ĐCSVN có 3 năm, chưa đến 1 nhiệm kỳ, là vị TBT nắm quyền ngắn nhất trong lịch sử ĐCSVN.

Nhiều người nhắc lại ý câu nói của ông TBT Nguyễn Phú Trọng lúc được vinh dự sang thăm nước Mỹ: “Mình có làm sao thì người ta mới đối xử với mình như vậy chứ”?

Báo Dân Trí hôm 11/08/2020 có bài: “Chuyện về quyết định xin nghỉ trước Đại hội IX của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu”.

Theo đó: “Nguyên Ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt đánh giá, việc nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu “xin nghỉ” tại Đại hội IX là vì lợi ích chung, thể hiện bản lĩnh chính trị của ông... Bộ Chính trị phải kiểm điểm từ cá nhân Tổng Bí thư trở xuống. Chắc mọi người cũng suy nghĩ bàn tán nhiều về việc ông xin nghỉ. Tôi là người trong cuộc tôi biết, quyết định đó được đưa ra vì sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, vì lợi ích chung của Đảng” (1).

Nghĩa là, vì sự sống còn của đảng, nên người ta sẵn sàng cho cả TBT phải “hy sinh”?

Dư luận cho rằng, thời còn nắm quyền, ông LKP đã dành nhiều ưu ái cho những người đồng hương của mình. Những đồng hương Thanh Hóa được LKP cất nhắc vào BCT gồm: Phạm Quang Nghị, Tô Huy Rứa, Nguyễn Duy Niên. Cô gái TNXP cao ráo, đẹp gái và ưa nhìn Nguyễn Thị Hằng được lên làm Bộ trưởng BLĐ&TBXH. Đặc biệt là Hoàng Ngọc Nhất, từ một Thượng tá, Giám đốc CA Thanh Hóa, được LKP lôi lên Bộ CA, ngay lập tức phong hàm Đại tá, vượt qua đầu hàng trăm tướng khác lên làm Thứ trưởng Bộ CA. Thế mới thật là vi diệu và tài tình.

Những kẻ không ưa ông LKP thì đưa ra một số nhận định về những vấn đề như sau:

Nhà báo Âu Dương Thệ nhận xét:

LKP lại tìm mọi cách cản trở bang giao với Hoa Kỳ, như không để ký "Hiệp định Thương mại" (Bilateral Trade Agreement -BTA) giữa hai nước trong dịp Tổng thống Clinton và TT Phan Văn Khải cùng dự hội nghị cấp cao Apec ở Auckland (Tân tay lan) 9.1999, mặc dầu hai bên đã thỏa thuận xong từ cuối tháng 7.1999 và phải đợi thêm hơn một năm sau khi TQ gia nhập WTO.

Lê Khả Phiêu lập cơ quan A10 để kiểm soát nội bộ đảng TUĐ, đặc biệt là cả Ban Cố vấn (2).

Nhà báo Lưu Trọng Văn, trên trang cá nhân của mình đã viết mấy ý về ông LKP, trong đó đáng lưu ý 3 điểm chính:

1. Làm ngăn trở việc bình thường hóa với Mỹ chậm mất nhiều năm, khi VN đang đa phương hoá quan hệ và cần kết bạn với Mỹ;

2. Chửi TT Mỹ khi Clinton sang thăm VN là thất sách về ngoại giao khi khách đến nhà;

3. Không công khai ngay danh sách hơn bốn mươi lãnh đạo cao cấp của Việt Nam gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài và truy cho ra tiền ấy từ đâu. Nếu tung danh sách bọn gửi tiền bất chính ở nước ngoài ra và trừng trị thì tham nhũng đâu nở rộ như ngày nay.

4. Chửi Mỹ tại sao lại đem quân đánh Việt Nam mà không dám chửi Trung Quốc tại sao lại tấn công VN trên toàn bộ tuyến biên giới hai nước năm 1979, khi Chủ tịch TQ sang thăm VN.

5. Nhận định sai về thời cuộc. Lời ông Phiêu: “Bà bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ trong một lần gặp tôi có hỏi: chủ nghĩa xã hội có tồn tại được không? Tôi nói: không những tồn tại mà chủ nghĩa xã hội sẽ tiếp tục phát triển thắng lợi..." (3)

Ông LKP có phải là người sống giản dị, trong sạch như một số người nói không?

Nhân dịp tết Kỷ Sửu 2009, Hội đồng hương Thanh Hóa thăm nhà bác Phiêu. Đại diện của Ban liên lạc gồm có:

- Ông Lê Xuân Thảo - Trưởng Ban Đồng hương Doanh nghiệp TH.

- Ông Lê Thế Chữ - Trưởng Ban liên lạc Đồng hương Tỉnh, và một số vị khác, đã có buổi đến thăm và chúc Tết bác Lê Khả Phiêu tại nhà riêng tại ngõ 34A Trần Phú (ngôi nhà bác mới chuyển về từ đường Hoàng Diệu).

Và các khác đồng hương đã được chứng kiến cuộc sống "giản dị đầy xúc động" của LKP:

“Phòng thư viện với tủ sách đồ sộ. Và tác phẩm của bác Phiêu là “Mênh mông tình dân”, một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ quý có cẩn cặp ngà voi to tướng với giá thị trường khoảng 50 ngàn đô (voi là động vật quý hiếm, pháp luật VN bảo vệ, cấm săn bắt). Ông LKP không quên dành một gian thờ Đức Phật ngự trên toà sen, dưới chân Phật là tượng “bác Hồ” nhỏ bé. Ngoài ra khách chứng kiến báu vật Trống Đồng Đông Sơn (báu vật quốc gia, luật pháp cấm cá nhân sở hữu).

Lên sân thượng, khách chứng kiến vườn rau sạch được chăm sóc bằng một hệ thống tự động với phí tổn không dưới 20 ngàn đô.

Vì cuộc sống “giản dị và khiêm tốn” của LKP, nên có người nói ông LKP nên thay tựa để quyển sách là “Mênh mông tình dân” thành “Mênh mông tiền dân” mới hợp lý.

Những căn nhà sang trọng nhiều từng lầu chung quanh nhà bác Phiêu đều là của các lãnh tụ cao cấp tướng, không xa sân bay để đề phòng khi có biến các bác chạy cho nhanh (4).

Về việc mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc và một số diện tích đất khác dọc theo biên giới 2 nước Việt-Trung:

Theo tác giả Huy Đức của “Bên thắng cuộc”(chương 20), thì Ải Nam Quan là ranh giới 2 nước theo Hiệp ước Pháp Thanh năm 1887, đã bị Trung Quốc lấn sang phía Việt Nam 300m vào năm 1955. Nay theo Hiệp ước 1999, Việt Nam mất thêm 100 nữa là thiếu công bằng. Cũng theo Hiệp ước Pháp Thanh, Thác Bản Giốc là hoàn toàn của Việt Nam. Bức ảnh nổi tiếng về thác Bản Giốc do nhà nhiếp ảnh Võ An Ninh chụp đã từng ngự trị trong sách giáo khoa, trên các tờ lịch in màu hiếm hoi của miền Bắc thời trước năm 1975. Nay chia đôi Thác Bản Giốc trong đó phía Việt Nam được non một nửa là không hợp lý. Ngoài ra bãi Tục Lãm, bãi Dậu Gót (Quảng Ninh) với hàng ngàn cây số vuông dọc biên giới Việt-Trung cũng “không cánh mà bay”.

Ngoài ra việc ông LKP ký Quyết định 234, thành lập đề án A10 là cơ quan theo dõi nội bộ, chủ yếu là cán bộ cao cấp. Đã được Bộ Chính trị lập ban chuyên án gồm: Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ nghiệm UBKT Nguyễn Thị Xuân Mỹ, Trưởng Ban Bảo vệ Đảng Nguyễn Đình Hương giải quyết (5).

Nhà báo Dương Tự Lập, con nhà thơ trào phúng Dương Quân (phóng viên báo Lao Động, cháu gọi Hoàng Văn Hoan là ông Cậu), trong bài “Lê Khả Phiêu ngàn năm “cõng” tội”, từ nước Đức đã “mếu máo gào khóc khi nghe tin chú chết”, như sau:

“Với cương vị Tổng Bí thư một nhiệm kỳ ngắn ngủi chỉ hơn ba năm, chú đã tai tiếng để lộ nguyên hình một kẻ tội đồ mại quốc cầu vinh.

Đó là chưa kể năm 1988, theo nhiều lời đồn đoán rằng, chú qua thăm Trung Hoa ăn chơi trác táng đã bị bọn Bắc Kinh gài bẫy mỹ nhân kế với cô đào Trương Mỹ Vân (Cheng Mei Wang) để lại cho cô ta một bé gái. Trong cuốn “Đèn Cù”, hồi ký của tác giả Trần Đĩnh, từng là phóng viên báo Nhân Dân cũng có nói lại vụ việc này. Bọn Trung Cộng đã bám vào cái gót chân Achilles yếu huyệt của chú Phiêu để ép chú ký dâng đất đai biên giới, biển đảo đến cùng” (6).

Vì vậy khi ông LKP mất, có người nói “ông Thần Đèn đã di dời Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc từ phía VN sang phía TQ” đã qua đời.

Nhưng dù sao nghĩa tử là nghĩa tận. Xin thắp nén nhang tưởng nhớ linh hồn người quá cố sớm được siêu thoát, về với cõi Phật và với bức tượng Phật ông thờ trong nhà.

Xin vĩnh biệt cựu TBT Lê Khả Phiêu “vô vàn kính yêu”).

Chú thích:







15.08.2020




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo