Một “danh ngôn” cho thấy tư duy xổi của Hồ Chí Minh - Dân Làm Báo

Một “danh ngôn” cho thấy tư duy xổi của Hồ Chí Minh

Trần Đắng (Danlambao)
Ở một ngôi trường tiểu học giữa thành phố tôi ở, có trương câu nói “của” Minh “râu”: "Vì lợi ích mười năm: trồng cây; vì lợi ích trăm năm: trồng người.” Tôi phát hiện tư tưởng này sai.

Trước tiên xét nguồn gốc câu này. Quản Trọng (725-645 TCN), tể tướng nước Tề, vĩ đại nhất đương thời, thời Xuân Thu ở TQ nói: "Kế một năm không gì bằng trồng lúa. Kế mười năm không gì bằng trồng cây. Kế trăm năm không gì bằng trồng người.” Liếc mắt, ta biết ngay Minh “râu” lấy câu này của Quản Trọng. Nhưng không quan trọng. Các nền văn minh giao thoa nhau, học nhau, lấy tinh hoa của nước ngoài làm của mình là bình thường. Minh “râu” tự nhận lấy của Tàu cũng chẳng sao cả, không ai thắc mắc, nhưng cần đàng hoàng, nói ta lấy ở đâu, của ai, áp dụng vào việc nước ta có lợi ra sao. Trước 1930, triết học Việt Nam chủ yếu chỉ có Tam Giáo Nho, Phật, Lão mà 3 nguồn này đều từ nước ngoài: đạo Phật ở Ấn Độ, Nho và Lão từ TQ. Ông cha ta lấy cái hay của nước ngoài làm của mình. Vậy Minh “râu” cóp của TQ là không có gì xấu, chỉ xấu khi Minh “râu” nói tự mình tạo ra tư tưởng này nếu có.

Trồng cây thì không tốt, không được là một kế hay trong 10 năm đâu. Cả Quản Trọng vĩ đại lẫn Minh “râu” đều sai. VN ta có thời làm bá chủ thế giới, điều tiết được giá cả mua, bán của hạt tiêu phạm vi toàn cầu. Khi giá tiêu hạ, bà con bảo nhau găm hàng lại không bán, đợi giá cao mới bán ra. Ấn Độ thấy vậy, thích quá, muốn làm VN thứ nhì, trồng nhiều tiêu. Thế là cung vượt cầu, kéo nhau giá tiêu rớt thảm hại. Hiện nay, việc trồng tiêu bị bỏ dở ở VN. Giá tiêu là 58.000 đồng/kg, nông dân chưa có lời.

Israel có nền nông nghiệp phát triển, dân ăn uống sung sướng, lại xuất khẩu tốt nữa, càng giàu thì quốc gia càng mạnh; Israel càng mạnh thì Palestine và các nước Ả-rập càng ghét, tức đối với khối Ả-rập, trồng cây kế 10 năm là hại. Nhìn đây ta có một kết luận quan trọng: Kế 10 năm là trồng cây có tính đa hướng. VN, Ấn sạt nghiệp, bán hạt tiêu giá rẻ thì thế giới hưởng lợi. Giá tiêu lên cao thì các nước khác trên thế giới bất lợi. Nông nghiệp Israel tốt thì Israel lợi mà Ả-rập thấy hại vì Ả-rập thù Israel.

Cái gì cũng có tính đa hướng hết cả, không có hướng tốt, hay, phải, đúng thuần túy. Việc trồng người theo kế 100 năm cũng vậy, không phải lúc nào cũng cho ta những con người đức độ, tài năng mà là những con người đó gây ra lợi, hại; tốt, xấu; chân,ngụy; phải, trái bất thường. Tôi xin kể những chuyện có thật và trong lịch sử sau, quý độc giả kính mến thấy ngay.

Trong một cơ quan, chọn nhân viên nào làm phó phòng? Chọn nhân viên tài, đức? Sai bét! Ở cơ quan đó, bọn nhân viên thấy ai có tài, đức là liền nói xấu, dèm pha, chọc ngoáy đủ kiểu cho người tài giỏi không được lên ghế mà bọn nịnh, bọn xấu, bọn bất tài nhưng nhiều thủ đoạn được lên. Hoặc nạn con ông cháu cha, nạn hối lộ đưa những người bất xứng lên. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đang lọt vào thế này. Ông không bè phái, không tham ô, tham nhũng, tiến thân bằng thực lực, tâm, tài, tầm nhưng đang bị chặn lại, không lọt được vào bộ vua tập thể là bộ chính trị. Đam là người CS mà rồi ta cũng gọi họ là ngớ ngẩn, do sai từ gốc, từ học thuyết Mác-Lê, sai so với bài này. Như vậy ta thấy cái ghế trong một cơ quan rất hỗn độn, có khi xứng, có khi bất xứng.

Khổng Tử (551-479 TCN), đương thời đang sống nhân dân đã coi là thánh. Ông THẤT BẠI hoài hoài như theo chủ nghĩa thất bại vậy, không làm chính trị được dù ông thiên tài trị quốc, về già chỉ làm văn hóa, dạy học. Hai cố sự dưới đây trích từ Sử Ký của Tư Mã Thiên.

“Lỗ Định Công cho Khổng Tử làm quan cai trị thành Trung Đô. Được một năm, cả bốn phương đều noi theo xem là mẫu mực. Từ chức quan cai trị thành Trung Đô, Khổng Tử được thăng làm tư không (coi việc xây dựng), rồi được làm đại tư khấu (coi về pháp luật).

Mùa xuân năm thứ mười đời Lỗ Định Công (500), Lỗ giảng hòa với Tề. Mùa hạ, quan đại phu nước Tề là Lê Sừ nói với Tề Cảnh Công:

Nước Lỗ dùng Khổng Khâu thế nào cũng nguy hại cho nước Tề.

......

Khổng Tử làm tướng quốc (như thủ tướng ngày nay), giết quan đại phu nước Lỗ làm rối loạn chính sự là Thiếu Chính Mão. Sau khi tham dự chính quyền trong nước ba tháng, những người bán cừu, bán lợn không dám bán thách, con trai con gái ở trên đường đi theo hai phía khác nhau, trên đường không nhặt của rơi. Những người khách ở bốn phương đến thành ấp không cần phải nhờ đến các quan, bởi vì người ta đều xem họ như người ở trong nhà.

Người Tề nghe vậy sợ hãi nói:

Khổng Tử cầm đầu chính sự thì thế nào cũng làm bá chủ chư hầu. Nếu Lỗ làm bá thì đất nước ta ở gần sẽ đầu tiên bị thôn tính. Tại sao ta không đem đất nộp cho Lỗ?

Lê Sừ nói:

Trước tiên hãy tìm cách cản trở, nếu chưa được thì nộp đất cũng chưa muộn.

Vua Tề bèn sai chọn tám mươi người con gái đẹp ở trong nước Tề, đều cho mặc quần áo đẹp, tập múa điệu “khang nhạc” và ba mươi cỗ ngựa, mỗi cỗ bốn con rất đẹp. Vua Tề sai bày bọn con gái và những con ngựa đẹp ở ngoài cửa cao phía nam kinh đô nước Lỗ. Quý Hoàn Tử, đại phu quyền thần, ăn mặc thường dân đến xem hai ba lần, toan thu nhận và nói với vua Lỗ đi một vòng để đến xem. Vua Lỗ đến chơi xem đến trọn ngày. Vua Lỗ bỏ việc chính sự. Tử Lộ nói:

Thầy nên đi thôi.

Khổng Tử nói:

Vua Lỗ sắp đi làm lễ tế giao, nếu nhà vua đem thịt tế đến cho các quan đại phu thì ta còn có thể ở lại.

Cuối cùng Quý Hoàn Tử nhận nữ nhạc của Tề, bẩm với Lỗ hầu. Lỗ hầu say mê ba ngày không nghe việc chính sự. Khi làm lễ tế giao cũng không đem thịt tới cho các quan đại phu. Khổng Tử bèn ra đi. “Vì tâm, tài, tầm của Khổng Tử vĩ đại mà ông bị lạnh nhạt, bị thất sủng ở Sở:

“Chiêu Vương nước Sở định phong cho Khổng Tử miếng đất trong sổ sách có 700 lý (1 lý là nhóm gia đình 25 nhà). Quan lệnh doãn (như thủ tướng ngày nay) nước Sở là Tử Tây hỏi:

Trong số các sứ giả nhà vua phái đến các nước chư hầu có ai bằng Tử Cống không?

Không.

Trong số những người giúp đỡ nhà vua có ai bằng Nhan Hồi không?

Không.

Trong số các tướng của nhà vua, có ai bằng Tử Lộ không?

Không.

Trong số các quan của nhà vua, có ai bằng Tể Dư không?

Không.

Không những thế, tổ tiên nước Sở cũng chỉ được nhà Chu phong với cái tước hiệu là “tử” và năm mươi dặm đất (Ý nói Sở trước kia chỉ nhỏ 50 dặm và chỉ có tước “tử”, nay lớn mạnh). Nay Khổng Khâu theo phép tắc của Tam Vương, làm sáng cả cơ nghiệp của Chu Công, Thiệu Công. Nếu dùng ông ta thì nước Sở làm thế nào mà được đời đời đường hoàng có đất vuông ngàn dặm? Văn Vương ở đất Phong, Vũ Vương ở đất Cảo đều chỉ là những ông vua có trăm dặm đất, thế mà rốt cuộc lại làm vương thiên hạ. Nay Khổng Khâu có được miếng đất làm cơ sở, lại có bọn học trò giỏi giúp đỡ thì đó không phải là phúc của nước Sở.” 

Chiêu Vương bèn thôi.

Tôi kể tiếp một vị thánh nữa là Mahatma Gandhi (1869-1948), anh hùng dân tộc Ấn Độ, đấu tranh bất bạo động chống thực dân Anh. Ông hay ở chỗ đuổi thực dân Anh đi không tốn một viên đạn, cơ sở hạ tầng Ấn được giữ nguyên. Hạng như HCM tốn núi xương sông máu mới giành được độc lập, phải thua kém vị thánh thật này. Nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ 20, Albert Einstein nói về sau, có nhiều người sẽ không tin có một con người như Gandhi từng bước trên địa cầu này. Einstein rất khâm phục Gandhi. Gandhi kêu gọi và thực hành người Anh, người Ấn bình đẳng. Thực dân Anh ở Ấn không sai khiến được dân Ấn do họ theo Gandhi, bất hợp tác với Anh, nhưng không đánh lại người Anh, Anh mà đàn áp thì báo giới Anh, Ấn la làng là đánh người tay không vũ khí. Anh ở lại Ấn vô ích nên trả độc lập cho người Ấn. Khi độc lập rồi thì Ấn Độ bị chia ba là Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ vì người theo Hồi Giáo muốn ở quốc gia riêng, không ở chung với người Ấn Độ giáo. Thấy chia rẽ, Gandhi đau lòng. Ông không thể chống đồng bào Hồi giáo, nên hòa hoãn để níu kéo sự đoàn kết. Một số người Ấn Độ giáo có mối thù với Hồi Giáo, cho ông là thiên vị đạo Hồi, và nhóm Ấn Độ giáo cực đoan này ám sát ông.

Ta thấy hai vị thánh, thánh Khổng thì tư tưởng được dùng đến 2000 năm. Ai mà nghĩ ra được cái tồn tại, phát triển 2 thiên niên kỷ như thế. Hạng thánh, vượt xa khỏi cái chuẩn “100 năm trồng người” mà còn bị xa lánh, bị giết như thế thì “danh ngôn” của Minh “râu” là sai.

Đời Hán có thừa tướng (như thủ tướng nay) Tiêu Hà (257-193 TCN) giỏi giang, đức độ, Hán Cao Tổ Lưu Bang sợ ông nói dân và quân nghe, dễ lật đổ ngai vàng. Ai mà chả thích làm vua! Thấy Lưu Bang hay dò xét mình, Tiêu Hà phải cướp đất của dân, phá uy tín mình đi, Lưu Bang mới tin ông, cho tiếp tục làm thừa tướng. Ăn cướp của dân là minh triết, là thông minh, còn một mực đạo đức là ký vào bản án tử hình!

Trồng người 100 năm không chỉ có thất bại như các cố sự trên. Có thành công vĩ đại nữa, như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Song, tôi thêm, cuối đời nhà Lý, nhà Lý bị Trần Thủ Độ tuyệt diệt. Đến lượt mình, cuối đời Trần, nhà Trần bị Hồ Quý Ly tuyệt diệt. Cuối đời nhà Lê, các vua Lê bị các chúa Trịnh cho sống thì được sống, bắt chết là phải chết như một cục đất sét muốn nặn sao thì nặn vậy. Không rõ khi thấy hậu duệ mình bị tàn hại vậy, các vua khai quốc nhà Lý, Trần, Lê có thấy chán ngán cho cái vinh quang, cái ngai vàng mình tạo nên một cách chính đáng hay không?

Thế giới của chúng ta đa đoan, phức tạp, nhiều mối, tức đa hướng, không thuần hướng tốt, hướng có lợi, hướng hay, hướng phúc. Coi các video clip ở website youtube.com, ta thấy vũ trụ rất đa hướng, không biết vũ trụ đi theo hướng tốt, có lợi là hướng nào. Trái đất thì bất cứ đâu, bất cứ khi nào cũng có thể bị động đất. Khi đó, nhà ta sụp, ta bị tường đè què chân, vợ con ta chết. Sống ở cái đa đoan phức tạp như thế mà nói thế giới càng ngày càng tiến bộ, càng ngày càng đi lên, càng tốt lên là thế nào nhỉ?

2/3 thời gian trong 1000 năm qua, Trung quốc bị dị tộc cai trị. Dân tộc Hán, đông nhất, sao không chính danh mà cầm quyền đi, để đất nước bị dị tộc xâm lăng và cai trị?! Nhìn vào đó thấy TQ đa hướng, không có hướng tốt, hướng có lợi, hướng phát triển thuần túy.

TQ còn đa hướng ở điểm cùng là giai cấp công nhân lãnh đạo mà TQ chiếm biển đảo, dầu, cá, không phận của VN, còn lấn biên giới nữa. TQ là kẻ thù của nhân dân VN yêu nước.

Chúng tôi đã trình bày rồi, gốc của thế giới, bản thể của thế giới có tính đa hướng, chứ không có hướng tốt, hạnh phúc, có tài, hay, giỏi, … thuần túy nên trồng người 100 năm nó đa đoan, nhiễu sự, rối rắm, chứ không phải cứ đào tạo ra người tài là được hưởng phúc đâu.

Cuối cùng thì tôi thách CS các nước Cuba, Lào, TQ, Bắc Hàn, VN chỉ ra được tôi sai, còn HCM đúng. Nói rộng ra thì Mác, Lê, Mao, Hồ, Tập, Trọng “lú”, tất cả đều sai, là không chính danh, không chính danh là ngụy. Mấy ông GSTS triết học ở Hội đồng lý luận Trung ương, Học viện chính trị HCM, Hội triết học VN tranh luận với tôi xem sao?!!! Tôi năn nỉ các ông phê bình, phản biện!! Nếu không viết được thì đông đảo độc giả ở danlambaovn sẽ biết các ông đuối lý, cái lý đúng thuộc về nhân dân, tức thuộc Đắng tôi, tôi là một phần nhỏ của nhân dân VN, không thuộc về đám CS VN lãnh đạo mà tên nào tên nấy giàu sụ, toàn là tư bản đỏ la liếm ăn của dân không từ cái gì, từ đó ích kỷ, giữ độc quyền lãnh đạo mà cao nhất là mười mấy tên trong bộ chính trị.

Thanh Hóa 4-1-2021


Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo