S.T.T.D Tưởng Năng Tiến (Danlambao) - Có lẽ không tỉnh thành nào được quí vị lãnh đạo Đảng/Nhà Nước quan tâm, và đặt nhiều kỳ vọng như Thanh Hoá:
- Chủ Tịch Trần Đại Quang : “Thanh Hóa cần khắc ghi lời Bác để trở nên một tỉnh kiểu mẫu.”
- Chủ Tịch Trương Tấn Sang: “Phấn đấu đến năm 2020, Thanh Hóa trở thành một trong những tỉnh tiên tiến, xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh giàu đẹp, tỉnh kiểu mẫu như Bác Hồ hằng mong ước.”
Năm 2020 đã qua nhưng Thanh Hoá – tiếc thay – vẫn chưa có vẻ gì là sắp (hay sẽ) “giàu đẹp”, “tiên tiến” và “kiểu mẫu” như Bác đã hằng “mong ước” cả. Tin tức nhan nhản, đọc được hàng ngày, trên báo chí nước nhà – xem chừng – không được lạc quan hay khích lệ gì cho lắm:
Những mẩu tin tiêu cực như trên vẫn xuất hiện đều đều từ mấy thập niên qua. Tới cuối năm rồi, may quá, Thanh Hoá (bỗng) đạt được hai kỳ tích sáng chói:
- Cô gái xứ Thanh Đỗ Thị Hà đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020
Tuy cả hai sự kiện vừa nêu đều đáng được ghi vào lịch sử của tỉnh nhà nhưng công luận, buồn thay, vẫn có không ít điều tiếng mỉa mai (chì chiết) chỉ vì cái tựa ngô nghê của bản tin thượng dẫn:
- Phạm Thanh Nghiên : “Mồ ma Trần Dân Tiên ở lăng Đinh Bà mà sống lại cũng đến ‘ạ’ các con nhang đệ tử trong đội ngũ ‘nhà báo Cắt Mạng’ mất thôi.”
- Thiên Đức: “Nặng mà 500 bảng Anh? Báo chí mà ngu hết không cho ai ngu bớt vậy.”
- Đinh Văn Hải: “Quả bom nặng 500 bảng Anh. Đù, trọng lượng mà đơn vị là tiền tệ mới ghê. Dốt nát mà hay đánh đu chữ nghĩa.”
- Tường An: “Ngu không chừa chỗ cho người khác ngu với các ông nội ?”
- Chung Nguyenvan: “Báo chí cắt mạng toàn bọn bại não.”
Dư luận, rõ ràng, hơi quá khắt khe và vô cùng nghiệt ngã!
Ở một đất nước mà “những người uy tín” thường dùng bằng giả, và những vị lãnh đạo quốc gia đều rất “ê a” (hoặc “cờ lờ vờ”) thì sự lờ mờ giữa cân Anh với bảng Anh của một ông nhà báo quốc doanh nào đó … chỉ là chuyện nhỏ – như con thỏ thôi. Có chi nghiêm trọng đâu mà phải rầm rĩ dữ vậy, hả Trời? Sao không nhìn vào những khía cạnh tích cực hơn cho nó vui vẻ cả làng, và cả nước?
Coi: kể từ khi bác Hồ đến thăm Thanh Hoá lần đầu vào năm 1947 đến nay, tính cho gọn, đã là ba phần tư thế kỷ rồi. Gần tám thập niên đói “liên tục” mà tỉnh nhà vẫn sản xuất ra được một cô hoa hậu nhan sắc khuynh thành (há) chả phải là một điều kỳ diệu, rất đáng hãnh diện sao?
Tương tự, tuy đói quay quắt nhưng Bộ Chỉ Huy Quân Sự Thanh Hóa đã không mang quả bom đi cân sắt vụn (bán đồng nát kiếm thêm chút cháo) mà còn “tiêu hủy” đàng hoàng (thế) chả phải là một việc làm vô cùng dũng cảm, và cần được biểu dương sao?
Khách quan mà xét, cả hai vụ này đều xứng đáng để tỉnh nhà làm lễ báo công dâng Bác. Tuy thế, theo thiển ý, chúng ta không nên mang dâng cô hoa hậu cho Người. Lúc sinh thời Bác vốn đã bị hơi nhiều tai tiếng (về chuyện luyến ái lăng nhăng) nên nay lại bỏ gái vào lăng e sẽ không tránh được lắm chuyện nhân thế eo sèo.
Bởi thế, tôi đề nghị: chỉ cần mang quả bom nặng 500 cân Anh vào lăng là đủ. Tuy đã được báo cáo là “tiêu hủy thành công” nhưng có quả bom chưa nổ – chắc chắn – sẽ làm giảm bớt số lượng bầy đoàn, vẫn thường xếp hàng (rồng rắn) nườm nượp ra vào, cứ y như đi chợ vậy.
Năm rồi, sổ tay của tôi còn ghi rõ:
- Ngày 03 tháng 2: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Ngày 30 tháng 4: Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Ngày 19 tháng 5: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng Bác
- Ngày 25 tháng 07: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Lăng Bác, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ
- Ngày 01 tháng 09: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 75 năm Quốc khánh 2-9
(Đ…mẹ! Bộ tụi nó thờ ma xó hay sao mà cứ đi ra/ đi vô – xì xụp, lạy lục, cúng kiến – hoài vậy, hả Trời?)
Còn lỡ trái bom cỡ này mà nổ (bất tử) cho bung cái lăng luôn thì lại càng khỏe nữa. Để nó nằm chình ình mấy chục năm qua (giữa Thủ Đô Của Lương Tri & Phẩm Giá Con Người) ngó rất khó coi, và cũng tốn kém vô cùng. Vào năm 2000, G.S. Trần Khuê đã từng đề nghị:
“Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính thử tính sổ xem 30 năm qua ta đã tiêu tốn vào lăng Người tổng số là bao nhiêu tiền của… Và thử xem riêng ngân sách dự chi cho năm 2000 xem có thể xây được bao nhiêu trường học cho một ngàn xã hãy còn vắng về giáo dục ở miền cao. Có thể xây bao nhiêu căn nhà để nuôi trẻ mồ côi… Có thể xây bao căn nhà dưỡng lão cho người già lão cô đơn, không nơi nương tựa. Có thể xây bao nhiêu nhà thương làm phúc chữa bệnh cho người nghèo…”
Giáo sư Hà Văn Thịnh cũng đã bầy tỏ tâm sự với không ít băn khoăn:
“Tốn kém là có thật. Tôi biết điện để làm lạnh cho việc bảo quản thi hài ông bằng điện dùng cho một thị trấn. Với người phương Đông mình, có khi phải chấp nhận thôi. Đã đưa bác vào chôn cất trong lăng rồi, giờ lại đưa ra thì như vậy có tội với người đã khuất vì đã lỡ như vậy rồi. Giờ lại đưa ra thì không ổn. Điều này tôi không tán thành đâu…”
Quả bom hơn 200 ký mà nổ trong lăng thì đúng là ơn Trời. Trong chớp mắt, Bác sẽ biến mất tiêu mà không phải “đưa ra” (đưa vô) gì ráo trọi, và cũng chả cần sự “tán thành” hay tán đồng của bất cứ ai.
Sau đó, nếu dùng ngân quỹ duy trì lăng Bác hàng năm chỉ để dành riêng cho tỉnh Thanh Hoá (coi như tiền thưởng) thì bộ mặt của tỉnh này – chắc chắn – sẽ hoàn toàn thay đổi:
- Dân Thanh Hoá sẽ không còn phải vác rá đi xin gạo hằng năm.
- Trâu bò ở Thanh Hoá được thả tự do ăn cỏ ngoài đồng mà không phải chịu một thứ thuế phí nào ráo.
- Người Thanh Hoá sẽ thôi phải phải tha phương cầu thực (đi bán kem, bán trái cây, hay làm việc phụ hồ) ở những nước láng giềng Lào – Thái.
- Giới quan chức Thanh Hoá ai cũng có thể nuôi thêm vài cô “hot girl” mà không cần phải ăn chận tiền hỗ trợ cho nạn nhân thiên tai, hay cắt xén tiền học bổng của học sinh nghèo… nữa.
Chỉ cần một quả bom để làm lễ báo công mang dâng Bác mà có thể giải quyết tất tần tật mọi vấn đề, và mang lại vô số ơn ích cho tỉnh nhà (nói riêng) cùng cả nước (nói chung) mà còn chần chờ gì nữa – mấy cha?