Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Thủ Tướng khẳng định: “Việt Nam kiên quyết không chấp nhận mô hình tăng trưởng trước, dọn dẹp sau”. [01/6) Chủ Tịch Quốc Hội: “phải xác định ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là mục tiêu hàng đầu”. “Lạm phát năm nay sẽ kiểm soát được ở mức dưới 4% bởi sức cầu đang quá yếu”. [15/6] Tổng Cục Thống Kê cảnh báo: “Áp lực lạm phát sẽ tăng dần từ nay đến cuối năm”. [18/6]
Chủ Tịch Quốc Hội, ông Vương đinh Huệ tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/6 về tình hình kinh tế - xã hội, đã công bố nhận định: "Chỉ số chứng khoán ngày càng đi lệch so với nền kinh tế thực, không còn là hàn thử biểu của kinh tế. Vòng xoáy này sẽ gây áp lực lạm phát lớn trong dài hạn, ảnh hưởng rất mạnh đến kinh tế vĩ mô". Trong hoàn cảnh đai dịch tái phát, doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp cao, thay vì nhìn nhận Nhà Nước “yếu địa” hơn so với các nước đang có những gói kích cầu quy mô giúp dân, Ông Huệ “vuốt ve” dân rằng “mặc dù giá nhiều mặt hàng tăng song tình hình lạm phát năm nay sẽ kiểm soát được ở mức dưới 4% bởi sức cầu đang quá yếu”. [1]
Khi đưa ra nhận định trên tại Quốc Hội, Ông Vương đình Huệ tỏ vẻ mất kiên nhẫn với những “lúng túng” trong 100 ngày đầu của Nội Các Phạm minh Chính về Kinh Tế Vỹ Mô. Đây là điểm mà dư luận ngay từ sau đai hội XIII đã đồn đoán, cuộc đấu đá giữa các tay chóp bu của chế độ chỉ chờ “đúng dịp” sẽ nổ ra để gây anh hưởng nhằm tranh chiếc ghế Tổng Bí Thư khi Ông Trọng mãn nhiệm.
Chủ Tịch Quốc Hội Vương đình Huệ, Phó Tiến Sỹ Kinh tế, nguyên Phó Thủ Tướng (4/2016 – 6/2020) người từng rất tâm đắc với phiên bản Trái Phiếu Doanh Nghiệp bên Tầu, yểm trợ phát hành Trái Phiếu Doanh Nghiệp (TPDN) tại Việt Nam; gây ra cảnh nợ xấu, rất xấu trong hệ thống Ngân Hàng Thương Mại (NHTM). Hiện nay nhiều Doanh Nghiệp phải sử dụng cách “đảo nợ” bằng phát hành đợt trái phiếu mới, gom tiền trả trái phiếu đáo hạn. Việc các ngân hàng mua TPDN trong thời gian qua có thể nhằm đảo nợ do đó về bản chất các TPDN này đã là một khoản nợ xấu tiềm ẩn sẵn có [2]. Mãi cho đến nay, chính ông Vương đình Huệ cũng phải nhìn nhận, nợ xấu tại các NHTM vẫn rất xấu và có chiều hướng gia tăng đáng kể.
Tính đến ngày 27-5-2021, qua 15 tháng, Việt nam có trên 32 triệu dân thất nghiệp do đai dịch Covid, mà Nhà Nước chỉ hỗ trợ được trên 14,4 triệu dân với số tiền 32.694 tỷ đồng, bằng trên 53% trong gói hỗ trợ 61.580 tỷ đồng. Hôm 9-6, báo Nhà Nước loan tin sẽ cứu xét thêm gói hỗ trợ thứ 2 khoảng 27.000 tỷ đồng.
Chính giới Việt Nam đã phải nhận rằng, hoạt động doanh nghiệp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, cổ phần hóa, sắp xếp lại DNNN còn chậm. Hiệu quả của các giải pháp tài chính, tiền tệ để hỗ trợ doanh nghiệp, các đối tượng khó khăn còn hạn chế, chưa triển khai được.
Còn dân chúng phàn nàn rằng, điều kiện và thủ tục quá rườm rà, khắt khe nên ít người nhận được sự giúp đỡ ngay trong gói 62 ngàn tỷ được báo Nhà Nước quang bá, rêu rao từ ngày đầu đại dịch.
Malaysia chỉ có gần 33 triệu dân, bằng khoảng 33,7% dân số Việt Nam, cùng chịu thảm họa đại dịch CoVid-19. Nhưng Malaysia đã chi ra 340 tỷ Ringgit (khoảng 82,11 tỷ Mỹ kim) nhằm giảm bớt tác động của đại dịch lên nền kinh tế quốc gia. Các bộ trưởng và thứ trưởng của Mã Lai không nhận lương 3 tháng, từ tháng 6/2021 và số tiền này sẽ được chuyển đến Quỹ tài trợ cho các chi phí liên quan đến COVID-19. [3]
Đầu tháng 06/2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định “Việt Nam kiên quyết không chấp nhận mô hình ‘tăng trưởng trước, dọn dẹp sau’; [4] không chấp nhận phương thức tăng trưởng bằng mọi giá, thiếu tính bền vững; và càng không chạy theo tăng trưởng đơn thuần mà phải hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường sống của người dân”.
Giữa tháng 06/2021, Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ nói trước Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, “phải xác định ổn định kinh tế vĩ mô vẫn là mục tiêu hàng đầu. Tận dụng tối đa chính sách tài khóa, tiền tệ để thúc đẩy cho phát triển, nhưng vẫn đảm bảo được ổn định kinh tế vĩ mô, nền tảng vĩ mô mà chúng ta đã dày công nhiều năm qua mới đạt được".
Đối với lĩnh vực ngân hàng, Chủ tịch Quốc hội lưu ý việc nợ xấu ngân hàng có xu hướng tăng và áp lực tăng vốn điều lệ, đặc biệt là vấn đề nợ xấu của BOT và lãi dự thu của ngân hàng. . . [5]
Lượng bất động sản được thế chấp tại 10 ngân hàng cuối năm 2020 lên tới hơn 8 triệu tỷ đồng, bất động sản đang chiếm tới 70% trong tổng giá trị tài sản bảo đảm. Trường hợp bể bong bóng bất động sản thì sẽ rúng động cả hệ thống NHTM, trong đó có (4) NHTM 100% và 50% vốn nhà nước.
Chỉ riêng trong tháng 5, cả nước nhập siêu hơn 2 tỷ Mỹ kim với giá cả tăng đột biến, khiến cán cân thương mại 5 tháng đầu năm đảo chiều sau một thời gian dài xuất siêu. Tính tổng thể, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 131,31 tỷ Mỹ kim trong 5 tháng đầu năm, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Công Thương, lượng hàng hóa nhập khẩu tăng mạnh phần lớn đến từ các doanh nghiệp FDI với kim ngạch đạt 85,5 tỷ Mỹ kim, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo VietnamNet hôm 18/05 loan tin, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa chỉ tính riêng Hoa Lục vào Việt Nam đã tăng mạnh, đạt 33,9 tỷ Mỹ kim, tăng hơn 11 tỷ Mỹ kim so với cùng kỳ năm trước và hơn 20 tỷ Mỹ kim so với năm 2019. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Lục chỉ đạt 16 tỷ Mỹ kim.
Với số liệu thượng dẫn, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Hoa Lục 4 tháng đầu năm 2021 lên mức cao kỷ lục 17,6 tỷ Mỹ kim, tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm 2020 và hơn 665% so với cùng kỳ năm 2019.
Giá cả hàng hóa bên Tầu được mô tả là “biến động bất thường” từ đầu năm 2021 trước đợt bán tháo gần đây nhất, với gỗ xẻ và ngô là hai ví dụ về thị trường mà giá đã tăng vọt lên mức lịch sử, một số mặt hàng đã biến mất khỏi thị trường; mang hiện tượng đầu cơ. Giá cả theo chiều hướng tăng từ bên Tầu có ảnh hưởng đến hàng hóa bán sang Việt Nam.
Như thượng dẫn, Chủ Tịch Quốc Hội, ông Vương đinh Huệ nói là “lạm phát năm nay sẽ kiểm soát được ở mức dưới 4% bởi sức cầu đang quá yếu”. Trong khi Tổng cục Thống kê lại cảnh báo, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 5 tháng đầu năm tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay, nhưng áp lực lạm phát sẽ tăng dần từ nay đến cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng Consumer Price Index (CPI) trong 5 tháng đầu năm được đánh giá gồm: Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu; Giá vật liệu xây cất; giá xăng dầu từ sau Tết Nguyên Đán đã 8 lần tăng giá.
Từ đầu năm tới nay, giá nhiều nguyên vật liệu đầu vào đều tăng giá khá mạnh. Giá sắt thép, xi măng tăng 35 - 40%; giá ngô, đậu, cám gạo tăng 20 - 70%. Học phí đang được nhiều trường đại học xem xét điều chỉnh tăng mạnh. Riêng chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tháng 5/2021 tăng 4,47% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,77%; dùng cho sản xuất công nghiệp tăng 4,95%; dùng cho xây dựng tăng 1,95%.
Giá nhiều mặt hàng tăng cao không chỉ ảnh hưởng tới lạm phát, mà còn ảnh hưởng tới sản xuất của doanh nghiệp. Giá đầu vào tăng sẽ khiến hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm và đây cũng là điều ảnh hưởng lớn với toàn thể nền Kinh Tế. Nguyên liệu nhập cảng giá cao ảnh hưởng đến giá thành, chi phí sản xuất, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao.
Báo Tài Chánh CafeF lượng định hôm 21/6 rằng, toàn khối doanh nghiệp Việt Nam đang đối mặt khó khăn chưa từng có. Các doanh nghiệp đường sắt, hàng không, du lịch dần cạn vốn, thậm chí đối mặt nguy cơ phá sản. Vietnam Airlines 3 tháng đầu năm lỗ 4.800 tỷ đồng và dự kiến hết tháng 6 lỗ 10.000 tỷ đồng. Toàn mạng đường sắt chỉ khai thác 2 đôi tàu khách Bắc - Nam, tổng công ty có 1.169 lao động phải tạm hoãn hợp đồng, 136 người nghỉ việc không lương, doanh thu giảm 40% so với năm 2019.
Do mô tả sơ lược ở trên, Tổng Cục Thống Kê, cơ quan thẩm quyền nhất về số liệu, cảnh báo: Áp lực lạm phát sẽ tăng dần từ nay đến cuối năm”. [6] (*)
Chú thích:
(*) Mời đọc thêm bài: Ba Đình “Vật Vã” Về Mối Lo Lạm Phát Tăng Cao, đăng trên Vận Hội Mới.
21 June 2021