LS Đào Tăng Dực (Danlambao) - Từ bình minh của lịch sử nhân loại, sau đây là các thể chế chính trị của các quốc gia trên thế giới, trừ chế độ bộ lạc (tribal system) do các tù trưởng lãnh đạo vì lúc đó ý thức về quốc gia dân tộc chưa hình thành và biên giới giữa các quốc gia chưa hiện hữu. Muốn xóa bỏ độc tài, từ Phát Xít đến Cộng Sản, và xây dựng dân chủ cho đất nước, chúng ta phải tư nâng cao hiểu biết về các thể chế chính trị của chính mình, sau đó nâng cao dân trí của toàn dân. Tài liệu này phát họa những nét tổng quát mà thôi.
I. Các chế độ độc tài (Absolutism, dictatorship)
1. Quân chủ (monarchy)
1.1 Phong kiến (feudalism)
a. Nhà vua trị vì trên toàn quốc
b. Nhà vua chỉ nắm quyền tuyệt đối trong lãnh thổ của riêng mình
c. Các lãnh chúa quý tộc có toàn quyền hay rất rộng quyền trong lãnh thổ họ được phong tước (Công. Hầu, Bá, Tử, Khanh…)
d. Trung quốc thời Đông Châu Liệt Quốc, Anh Quốc và một số quốc gia Âu Châu thời Trung Cổ là những ví dụ điển hình.
1.2 Quân chủ chuyên chế (absolute monarchy)
a. Ý vua là ý trời
b. Không có quốc hội hoặc nếu có chỉ giữ vai trò bù nhìn hay cố vấn
c. Vua là tổng tư lệnh quân lực
d. Cha truyền con nối
e. Ví dụ các quốc gia quân chủ chuyên chế là Saudi Arabia, một vài tiểu quốc Trung Đông, Brunei….
1.3 Quân chủ lập hiến (constitutional monarchy)
- Thông thường theo dân chủ quốc hội chế
- Quốc vương là quốc trưởng nhưng không có thực quyền
- Thủ tướng lãnh đạo quốc hội nắm thực quyền hành pháp
- (xem thêm tại các chế độ dân chủ quốc hội chế)
- Điển hình là Vương Quốc Thống Nhất Anh, Canada, Úc, Tân Tây Lan, Hòa Lan, Đan Mạch….
2. Độc tài Cộng Sản (Communist dictatorship)
2.1 Xuất phát từ Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản (The Third International hay Comintern)
2.2 Theo chủ nghĩa Mác Lê (Marxism-Leninism)
2.3 Độc đảng
2.4 Tiêu diệt mọi đối lập
2.5. Kiểm soát xã hội dân sự (Civil society)
2.6 Kiểm soát kinh tế
2.6 Kiểm soát nhà nước (the state, government)
2.7 Điển hình là Trung Quốc, Cuba, Việt Nam, Bắc Triều Tiên….
3. Độc tài Phát Xít (độc tài cá nhân trị)(Fascism)
3.1 Độc tài
3.2 Đàn áp hoặc tiêu diệt đối lập
3.3 Kiểm soát xã hội dân sự
3.4 Kiểm soát nhà nước (the state- government)
3.5 Kiểm soát kinh tế
3.6 Điển hình là Ý Đại Lợi vào thời Mussolini
4. Chủ nghĩa quốc xã (Nazism tức National Socialism)
4.1 Một hình thức Phát xít và thêm vào những yếu tố khác như tiếp theo
4.2 Kỳ thị Do Thái (antisemitism)
4.3 Kỳ thị chủng tộc (da trắng thượng đẳng) (white supremacy)
4.4 Thanh lọc chủng tộc (Eugenics)
4.5 Chống cộng (anticommunism)
4.6 Điển hình là Đức Quốc Xã thời Hitler.
5. Độc tài giáo phiệt (theocracy, theocratic dictatorship)
5.1 Lãnh đạo tôn giáo là tối cao
5.2 Lãnh đạo chính trị không có hoặc nếu có chỉ là thứ yếu
5.3 Đàn áp hoặc tiêu diệt đối lập
5.4 Ít can thiệp vào xã hội truyền thống
5.5 Ít can thiệp vào kinh tế
5.6 Điển hình là Iran và Afghanistan dưới sự lãnh đạo của Taliban
6. Độc tài quân phiệt (Military dictatorship)
6.1 Lãnh đạo quân sự là tối cao
6.2 Lãnh đạo chính trị không có hoặc nếu có chỉ là thứ yếu
6.3 Đàn áp hoặc tiêu diệt đối lập
6.4 Ít can thiệp vào xã hội truyền thống
6.5 Ít can thiệp vào kinh tế
6.6 Thông thường nhưng không tuyệt đối phi ý thức hệ.
6.7 Điển hình là Miến Điện và Thái Lan
7. Các chế độ độc tài khác
7.1 Một cá nhân hay một tập thể duy nhất nắm quyền
7.2 Đàn áp hay tiêu diệt đối lập
7.3 Kiểm soát chính quyền
7.4 Kiểm soát xã hội dân sự
2. Chế độ Dân chủ:
2.1 Quân chủ lập hiến (Constitutional monarchy)
a. Có vua nhưng chỉ trị vì mà không có quyền lực chính trị (monarchs reign but do not rule)
b. Thông thường có hiến pháp theo quốc hội chế như phần tiếp theo
2.2 Quốc hội chế (còn gọi là Nội Các chế hoặc Đại Nghị chế) (Parliamentary democracy)
a. Có quốc trưởng hoặc vua nhưng chỉ là biểu tượng, không có thực quyền chính trị
b. Thủ tướng có thực quyền chính trị
c. Chỉ có nhị quyền phân lập (một bên là Quốc Hội và nội các, bên kia là tư pháp độc lập)
d. Có đối lập chính thức trong quốc hội (official opposition)
e. Đại diện cho mô hình này là Vương Quốc Thống Nhất Anh (United Kingdom hay Great Britain), Canada, Úc, Tân Tây Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hòa Lan, Đan Mạch, Bỉ quốc…
f. Ưu và khuyết điểm:
i. Ưu điểm là một chế độ dân chủ chân chính
ii. Khuyết điểm:
- Không có tam quyền phân lập mà chỉ có nhị quyền phân lập
- Một cá nhân hay tập thể chỉ cần nắm đa số trong Quốc Hội là thống trị cả lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Yếu tố check và balance không đầy đủ bằng tam quyền phân lập
- Các chế độ độc tài trên thế giới phần lớn phát xuất từ quốc hội chế (CSLX, CSTQ, CSVN, CA Bắc Hàn, Cuba…) Đức Quốc Xã tuy nguyên thủy có tổng thống lẫn thủ tướng (chancellor) nhưng thiên về quốc hội chế là đảng Quốc Xã của Hitler chuyên quyền trong quốc hội.
- Đòi hỏi một truyền thống dân chủ sâu dày như Anh Quốc, Úc, Canada , Tân Tây Lan mới thật sự bền vững.
2.3 Tổng thống chế (Presidential democracy, presidential regime)
a. Tổng thống là quốc trưởng và lãnh đạo thực quyền hành pháp, tổng tư lệnh quân lực.
b. Tam quyền phân lập theo mô hình của tư tưởng gia chính trị Montesquieu
c. Có đối lập chính thức trong Quốc Hội (hoặc đơn viện hoặc lưỡng viện)
d. Đại diện cho mô hình này là Hoa Kỳ , các quốc gia châu Mỹ La Tinh (Nam Mỹ Châu), Phi Luật Tân, Indonesia….
e. Ưu và khuyết điểm:
i. Rất ít khuyết điểm. Có chăng là khi cả quốc hội lẫn Tổng Thống cùng một chính đảng thống trị thì có thể chuyên quyền hơn.
ii. Ưu điểm rất nhiều:
- Nhờ tam quyền phân lập rõ rệt nên có checks và balance giữa hành pháp. Lập pháp và tư pháp
- Khi trình độ dân chủ chưa cao thì tổng thống chế có khả năng giảm thiểu khuynh hướng độc tài hơn
- Trình độ dân chủ càng sâu dày thì chế độ càng ổn định và bền vững
- Các quốc gia trên đà dân chủ hóa theo tổng thống chế lần lược thoát khỏi độc tài tương đối nhanh hơn các quốc gia theo quốc hội chế (các quốc gia châu Mỹ La Tinh, Indonesia, Phi Luật Tân vs Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Pakistan…)
2.4 Các mô hình tổng hợp
a. Dung hòa giữa Tổng thống chế và quốc hội chế
b. Đứng đầu hành pháp có cả tổng thống lẫn thủ tướng
c. Có 2 mô hình theo 2 khuynh hướng khác nhau
(1) Tổng hợp nhưng thiên về tổng thống chế (Pháp, Nam Hàn, Đài Loan, LB Nga, Ukraine…)
i. Tổng thống được bầu trực tiếp và có thực quyền nhất là về quốc phòng và ngoại giao
ii. Là tổng tư lệnh quân lực
iii. Chủ tọa Nội các
iv. Bổ nhiệm thủ tướng
(2) Thiên về quốc hội chế (Đức, Singapore, Ấn Độ)
i. Tổng thống là quốc trưởng nhưng chỉ là biểu tượng
ii. Thủ tướng nắm thực quyền quyền chính trị
iii. Tại Đức thì tổng tư lệnh quân lực thời bình là bộ trưởng quốc phòng còn thời chiến là thủ tướng
3. Đề nghị một trật tự chính trị cho Việt Nam hậu cộng sản.
Trong cuốn “Dự Thảo Hiến Pháp Việt Nam trên quan điểm Dân Chủ Hiến Định, Pháp Trị và Đa Nguyên” tôi chủ trương song hành:
1. Phục hưng văn hóa dân tộc (Restoration of national culture) song hành với
2. Xây dựng Dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên (Democracy on the bases of Constitutionalism, the Rule of Law and Pluralism):
a. Hiến Định: hiến pháp là luật tối cao và mọi tác động của hành pháp, mọi sắc luật của lập pháp, nếu đi ngược với tinh thần của hiến pháp đều vi hiến và vô hiệu lực
b. Pháp Trị: Hệ thống tòa án, đứng đầu là Tối Cao Pháp Viện là tuyệt đối độc lập với hành pháp và lập pháp. Thượng tôn luật pháp là tôn chỉ của pháp trị.
c. Đa Nguyên: Quyền lực chính trị luôn phát xuất từ nhiều tụ điểm khác nhau. Đa đảng là một hệ lụy tự nhiên. Tôn trọng đối lập là nền tảng của chế độ. Đa số cũng phải tôn trọng thiểu số.
Sách này được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới toàn cầu. Các bạn cũng có thể vào trang nhà của tôi WWW.daotangduc.com để tham khảo
Kế luận:
Quan điểm dân chủ hiến định, pháp trị và đa nguyên là một trong những quan điểm chính trị dân chủ hiện đại nhất của nhân loại và khi được thực thi song hành với công tác phục hưng văn hóa dân tộc sẽ giúp tổ quốc Việt Nam có chỗ đứng vừa tiến bộ, vừa trung dung, trong dòng lịch sử của nhân loại hướng đến tương lai.