"Tôi vẫn phải lên tiếng thôi. Khi mình còn sống thì phải lên tiếng, đấy là chuyện bình thường. Tôi đã nói đấy là hơi thở rồi. Cá nhân mình là một con người nhỏ bé, một số phận, một cái kiến trong đàn kiến khổng lồ trong thế giới loài người thôi. Sự lên tiếng của mình nó rất nhỏ bé nhưng tôi nghĩ, mỗi người đều nghĩ mình nhỏ bé, không đáng gì mà không làm thì cuối cùng sẽ là cái chết thế thôi!... " - Nhà văn Võ Thị Hảo
*
Mặc Lâm (RFA) - Nhà văn Võ Thị Hảo, người có rất nhiều bài viết cổ vũ cho tự do báo chí tại Việt Nam và bà cũng công khai lên án bản án TS Cù Huy Hà Vũ.
Thời gian gần đây có dư luận cho là bà đang bị theo dõi và có thể sẽ gặp nhiều bất trắc nếu tiếp tục theo đuổi cách viết hiện nay. Mặc Lâm có buổi trò chuyện với bà để tìm hiều sự thật về những lời đồn đoán này.
Sẵn sàng chấp nhận mọi rủi ro
Mặc Lâm: Thưa bà là người có nhiều bài viết mạnh mẽ bênh vực cho tự do báo chí cũng như phát biểu tư tưởng một cách công khai trong tinh thần thượng tôn luật pháp, xin bà cho biết với cách làm này bà muốn gửi gì đến cho người đọc thông điệp gì khi chắc chắn những việc làm này sẽ khiến bà gặp khó khăn.
Nhà văn Võ Thị Hảo: Những bài viết của tôi trước hết là chia sẻ với những người Việt Nam và những người đang bị ảnh hưởng trước hết đấy là những người trong nước. Nhưng khổ cái là báo chí Việt Nam không bao giờ đăng những bài như thế. Ngay cả mấy tác phẩm gần đây của tôi như “Dạ tiệc quỷ”, hay tập truyện ngắn “Ngồi hong váy ướt” và rất nhiều bài báo khác thì cũng không được đăng, bị từ chối cấp giấy chứng nhận bản quyền. Đấy là những phản ứng có ảnh hưởng đối với quyền lợi đương nhiên quyền tự thân của một nhà văn, của một con người, của một công dân.
Mặc Lâm: Có bao giờ bà sợ bị trả thù hay tệ hơn là bị bắt giữ như hàng trăm người khác hiện nay?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Cũng như mọi người biết và vẫn cảnh báo tôi là rất nguy hiểm. Thật ra tôi mong rằng không xảy ra điều gì, chứ nếu một người chỉ vì lương tri mà lên tiếng như tôi mà bị hãm hại hay bị tù đày bắt bớ thì đấy là một điều quá bạo ngược, quá bất công. Rõ ràng nó đi ngược lại lương tâm của con người.
Các bạn có biết không mỗi một ngày, khi ở nhà hay đi ra ngoài bất kỳ lúc nào tôi nghĩ đây có thể là giờ cuối cùng mình sống. Có thể nhận một nhát dao vào lưng, vào tim hay bất kỳ tai nạn nào. Có thể một sự vu khống, một sự bôi nhọ nào đó mà mình không thể tưởng tượng nỗi, vì làm sao có thể tưởng tượng được?
Có thể vì tôi đã đụng chạm đến quyền lợi của họ hay vì bất cứ một điều gì đó mà họ không ưa tôi. Đìêu đó rất dễ xảy ra ở Việt Nam.
Mặc Lâm: Bà có nghĩ là những bài viết hay lên tiếng tại các báo đài nước ngoài của bà có đáng để bị trả thù hay bắt bớ hay không?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Đương nhiên là không! Không bao giờ đáng để lại hậu quả cả! Đáng lẻ những người có lương tâm thì nên thấy đây chính là điều mà ai cũng phải làm, tự nhiên như hơi thở vậy thôi. Bao giờ chúng ta coi điều đó tự nhiên như hơi thở thì lúc ấy mới thực sự có cuộc sống của con người
Mặc Lâm: Và đã có dấu hiệu gì cho thấy là bà đang sống trong tình trạnh nguy hiểm hay không?
Nhà văn Võ Thị Hảo:Cho đến bây giờ cũng chưa có một cái gì để xác định chắc chắn là sẽ có người định hãm hại, vu khống hay là làm điều gì đó đối với tôi bởi vì nếu họ định làm như thế thì không bao giờ họ bảo trước cả. Tôi vẫn phải lên tiếng thôi. Khi mình còn sống thì phải lên tiếng, đấy là chuyện bình thường. Tôi đã nói đấy là hơi thở rồi. Cá nhân mình là một con người nhỏ bé, một số phận, một cái kiến trong đàn kiến khổng lồ trong thế giới loài người thôi. Sự lên tiếng của mình nó rất nhỏ bé nhưng tôi nghĩ, mỗi người đều nghĩ mình nhỏ bé, không đáng gì mà không làm thì cuối cùng sẽ là cái chết thế thôi!
Công an dẫn giải Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ rời toà. AFP
Trách nhiệm không của riêng ai
Mặc Lâm: Xin quay ngược lại hơn một tháng trứơc đây khi bản án của TS Cù Huy Hà Vũ đựơc công bố thì cảm giác của bà như thế nào?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Cái điều xúc động nhất khiến cho mọi người bị sốc và một ấn tượng dù muốn quên cũng không quên được là sự cầm tù tự do ngôn luận. Kết án một người không có tội suy cho cùng vì người đó chỉ muốn bằng hành động của mình làm công việc quan trọng nhất của một trí thức là đưa ra liều thuốc trụ sinh để giúp cho đất nước và xã hội mà thôi.
Khi ứng cử vào chức Bộ trưởng cũng vậy, có những người cho là ngông cuồng nhưng tôi nghĩ đây là cách tự mình khẳng định quyền công dân của mình và cũng qua đó hướng dẫn những công dân khác ý thức về quyền tự mình vào những chức vụ trong xã hội nếu thấy tự tin. Còn việc quyết định được hay không đấy là một chuyện khác. Ở Việt Nam thì vẫn xa lạ và thậm chí dè bỉu những người tự ứng cử. Tôi nghĩ vì họ chưa hiểu thấu quyền công dân và trắc nghiệm về việc xây dựng xã hội.
Mặc Lâm: Một số lớn trí thức trong nước phản ứng rất tiêu cực trước bản án này và họ coi như không phải là việc của họ, động cơ nào khiến bà đi ngược lại với số đông?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Một người đang sống, đang thở, đang nói, phải nhìn thấy và phải lên tiếng về những điều mình bất bằng. Những điều ảnh hưởng đến bản thân, đến quyền con người và dất nước nói chung. Nhiều người nghĩ rằng im lặng là tốt, là một thái độ hoặc là họ có quyền im lặng. Nhưng tôi nghĩ không phải như vậy. Có một ông mục sư người Đức rất nổi tiếng là ông Dietritch Bonhoeffer nói trước khi bị phát xít Đức hành quyết rằng “Im lặng là tội ác. Khi tội ác đang xảy ra chúng ta sẽ không được tha thứ. Không lên tiếng có nghĩa là bạn đã lên tiếng. Không hành động có nghĩa là bạn đã hành động” Tôi chỉ nghĩ đấy là lương tâm, đơn giản thế thôi.
Tại sao mỗi người phải lên tiếng không được thờ ơ với số phận của người khác? Hãy coi là mình đang đi qua một dòng sông, thấy một người đang chết đuối. Người ta đang sắp chết, đang cần cứu. Cần phải đưa tay ra hoặc một sợi giây để người ta có thề bám vào đó mà thóat chết. Nhưng nếu mọi người thờ ơ thì đương nhiên người đó sẽ chết.
Một nhà văn hay bất kỳ một người nào cũng không thể nói, tôi chỉ viết về nỗi đau….như vậy là ác rồi đấy. Mỗi người dân phải ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng.
Blogger Võ Thị Hảo
Một nhà văn hay bất kỳ một người nào cũng không thể nói, tôi chỉ viết về nỗi đau….như vậy là ác rồi đấy. Mỗi người dân phải ý thức trách nhiệm của mình với cộng đồng.
Mặc Lâm: Giáo sư Ngô Bảo Châu đã lên tiếng về bản án TS Cù Huy Hà Vũ và được nhiều người tán đồng nhưng cũng không ít kẻ chống đối, riêng bà thì ý kiến của bà ra sao?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Tôi nghĩ rằng GS Ngô Bảo Châu đã không chọn điều im lặng và sự thờ ơ trước sự bất công như vậy. Tôi nghĩ đấy là điều tốt, nhất là khi GS Ngô Bảo Châu vừa mới nhận được một số quyền lợi từ phía nhà nước. Đấy là một thái độ công tâm và giáo sư Ngô Bảo Châu không nên vì có những ý kíên chưa hiểu mình mà người ta hoàn toàn có quyền phát biểu ý kíên của mình nhưng mọi người cũng phải công bằng và khi phát biểu thì đừng xúc phạm nhau.
Người Việt Nam trong tim đã rạn vỡ quá nhiều rồi nên rất dễ nghi ngờ rồi nghĩ những điều không tốt về nhau. Chính vì thế làm cho người có lương tâm bị yếu đi và như thế để giải thích tại sao những người ác lại hay thắng người lương thiện và vì vậy trường hợp lên tiếng của GS Ngô Bảo Châu rất đáng trân trọng.
Mặc Lâm: Trang bauxite.vn đã thu thập chữ ký của gần hai ngàn trí thức đòi trả tự do cho TS Cù Huy Hà Vũ, và ngạc nhiên hơn là vừa mới đây sinh viên Nguyễn Anh Tuấn cũng xin bị bắt vì tàng trữ tài liệu của ông Vũ. Bà có thấy đây là một tín hiệu mới vì trí thức không còn im lặng nữa? nhất là trí thức trẻ như anh Tuấn?
Nhà văn Võ Thị Hảo: Vâng tôi nghĩ đấy là tín hiệu đáng mừng là đã nhiều người bằt đầu từ bỏ sự im lặng. Bởi vì có lẽ mọi người cũng hiểu rằng khi tội ác xảy ra mà im lặng thì đấy là tội ác. Tất nhiên phải hiểu câu này trong một khung cảnh rõ ràng không thể im lặng được. Im lặng cũng là một cách làm hại chính quyền.
Mặc Lâm: Xin cám ơn bà
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-writ-vo-thi-hao-05062011073908.html