Thái Phục Nhĩ (bạn đọc Danlambao) - Muốn cho nước nhà có dân quyền và dân chủ thì ít nhất phải hội tụ đủ hai điều kiện. Thứ nhất, nhà cầm quyền hiểu rằng quyền lực trong tay họ là từ người dân mà ra, và thứ hai, người dân nhận thức được quyền và địa vị làm chủ của họ. Hai điều đó quan yếu như nhau, chí ít là phải có điều kiện thứ hai, để điều chỉnh nhà cầm quyền khi họ có khuynh hướng độc tài.
Việt Nam thiếu điều kiện thứ nhất, điều kiện thứ hai có nhưng yếu, cho nên nạn độc tài vẫn hoành hành. Chúng tôi sẽ góp một vài ý để cải thiện điều kiện thứ hai.
Điều kiện thứ nhất chúng tôi sẽ không bàn nhiều, vì những người rõ chuyện đều biết nhà cầm quyền cộng sản đương thời không chịu hiểu. Nếu họ muốn làm một chính quyền chính đáng thì họ phải đại diện cho người dân và dùng các phương tiện và tài nguyên của quốc gia làm lợi cho
người dân. Chính vì họ không nghĩ tới lợi ích quốc gia và dân tộc trước tiên, cho nên người dân mới tranh đấu và đặt nghi vấn về tính chính danh của họ.
Phản ứng tự nhiên nhất trước một chính quyền bất công là nổi loạn. Họ bị nhà cầm quyền khép vào tội danh “phản động”. Các nhà đấu tranh đã kiên nhẫn rất nhiều, từ phẫn nộ, tẩy chay họ đã chuyển sang các phương pháp mềm dẻo hơn, và rất nhiều người đã tìm cách đối thoại với nhà cầm quyền. Đáp lại nỗ lực đối thoại của họ nhà cầm quyền vẫn giữ nguyên thái độ và cách hành xử ban đầu là đàn áp và trù dập.
Nguyện vọng của người dân không được đáp ứng, lời nói của họ không được lắng nghe, tài nguyên của quốc gia và sức lao động của người dân đóng góp không dùng vào lợi ích của chính họ và con cháu họ, người làm chủ không sai khiến được kẻ phục vụ theo ý mình, họ sẽ tìm cách sa thải kẻ đầy tớ đã thành vô dụng ấy. Dưới chế độ cộng sản thật khó mà làm cho nhà cầm quyền hiểu rằng quyền lực của họ là do người dân mà ra. Hèn gì Gorbachev từng làm Tổng Bí Thư của cộng sản cũng phải nhận định cộng sản hư hỏng quá, không thể sửa chữa được mà phải vứt bỏ đi.
Các nhà tranh đấu còn một cơ hội là nuôi lớn điều kiện thứ hai, làm cho người dân nhận thức được địa vị làm chủ quốc gia của họ đã bị tước khỏi tay họ bằng những luận điệu tuyên truyền của nhà cầm quyền. Và đây chính là việc các nhà tranh đấu đang làm để đánh bật nỗi sợ đã chế
ngự tâm thức của nhiều người dân trước công đường.
Người dân phải làm quen với với tư thế đĩnh đạc của một công dân đường hoàng, không phải cứ gặp công an hay quan chức là cúi đầu thưa bẩm, và tệ hơn nữa là cái nạn đút lót để cho được việc. Chúng tôi cho rằng cái nạn đút lót bắt nguồn từ bọn con buôn hám lợi, chỉ thấy cái lợi trước mắt ở một nguồn tài nguyên nào đó, vì làm thủ tục theo phép nó nhiêu khê, họ đi cửa sau cho nó khỏe và mau. Bọn con buôn bất minh này cưng chiều bọn công quyền trước tiên và rồi cái tệ ấy lan truyền khắp xã hội, đến người dân ở xã lên làm cái giấy nhượng ruộng cũng đút lót cho ông địa chính xã để mau được việc, và mấy ông tài xế bị công an huýt còi là xìa phong bì cho đỡ rầy rà. Cái tệ ấy làm đảo lộn địa vị của người làm chủ và người công bộc, biến người dân thành người bị trị đi xin xỏ và nhà công quyền thành kẻ cai trị đi làm ơn.
Thật khó mà tưởng tượng được một thanh niên Anh hay Pháp cao lớn phốp pháp như thế lại chịu khấu đầu dạ bẩm một ông cảnh sát giao thông. Hồi chúng tôi học trung học, một người thầy có nói ở Mĩ nếu chỗ công quyền mà hạch sách dân thì dân họ ra ngoài đường vỗ ngực kêu rằng: I’m the tax payer. Người dân Việt Nam phải biết rằng tài nguyên quốc gia, đất đai, biển, rừng là của tổ tiên để lại và họ là con cái thì có quyền hưởng một cách chính đáng, không một nhóm người nào có thể chia chác những lợi ích ấy riêng cho mình và để số đông sống thiếu thốn. Người dân Việt Nam cũng phải hiểu rằng nhà nước có tồn tại, các công sở, những phương tiện của nhà cầm quyền dùng để trị mình đều do mình đóng góp hết. Người dân Việt Nam phải hiểu rằng, bổng lộc của quân đội, của công an, của những kẻ đang ngồi ở các tòa tỉnh, các ông bí thư đều do họ đóng thuế nuôi hết. Và vì vậy, họ có quyền muốn nhà nước hành xử thế nào thì nhà nước lẽ ra phải hành xử như vậy, để được chính danh.
Những người trong cơ quan công quyền không trực tiếp tạo ra của cải, họ ăn lộc của dân để phục vụ cho người dân, và ngoài ra không có quyền đòi hỏi gì thêm. Những điều ấy mỗi người dân phải thấm nhuần trong cách nghĩ, thái độ và cách hành xử của mình khi đối diện với người của
công quyền.
Nhưng làm sao thay đổi được não trạng hễ công dân tới chỗ công quyền thì hệt như đi xin, còn kẻ công bộc được trả lương để phục vụ thì hành xử với thái độ ban ơn, làm sao bứng được cái gốc sợ hãi đã gieo vào tâm thức đa số người Việt qua nhiều thế hệ như thế. Không bứng được
nỗi sợ ấy, nỗi sợ bọc bên ngoài bằng lối sống an thân, thờ ơ trước cái ác, thì dù có nhiều chiến sĩ dũng cảm thay nhau hi sinh cũng khó xoay chuyển được tình thế. Những cuộc cách mạng hoa lài ở châu Phi gần đây chứng tỏ một quần chúng có tư thế đĩnh đạc, khẳng định được quyền làm
chủ của mình trước một chính thể độc tài thì có thể làm nên cách mạng mà không cần phải dùng tới súng đạn.
Có lần trên đường Hà Nội vào Huế, một người khách du lịch Đức ngồi cạnh chúng tôi bàn luận chuyện dân chủ và độc tài. Ông già bảy chục tuổi ấy hỏi chúng tôi rằng: “Dân chủ
và tự do là một điều kiện xã hội, chú khao khát có một xã hội dân quyền, nhưng mà đồng bào của chú liệu có hiểu chuyện ấy không? Chỉ có vài người gào thét thôi, còn quần chúng thì vẫn ngù ngờ, và bàng quan thì làm sao có dân chủ. Và thậm chí nếu chính quyền này rút lui thì
trí thức của dân chúng có đủ để điều khiển những người cầm quyền mới lên hay không, hay là sẽ tạo ra những chế độ độc tài khác và thậm chí là đổ máu nữa?”
và tự do là một điều kiện xã hội, chú khao khát có một xã hội dân quyền, nhưng mà đồng bào của chú liệu có hiểu chuyện ấy không? Chỉ có vài người gào thét thôi, còn quần chúng thì vẫn ngù ngờ, và bàng quan thì làm sao có dân chủ. Và thậm chí nếu chính quyền này rút lui thì
trí thức của dân chúng có đủ để điều khiển những người cầm quyền mới lên hay không, hay là sẽ tạo ra những chế độ độc tài khác và thậm chí là đổ máu nữa?”
Tôi đáp rằng: “Chỉ có một cách lãnh đạo duy nhất là chăm sóc lợi ích quốc dân một cách vô vị lợi. Nước tôi có nhiều nhà tranh đấu biết rằng đứng lên là sẽ bị bắt bớ, tù đày nhưng họ vẫn làm, trong khi im lặng họ sẽ có đủ thứ mà một người bình thường ao ước: nhà cửa, lương bổng, vợ con, và uy tín. Tôi tin rằng những người ấy có đủ học tài và lương tâm làm lãnh đạo đất nước.”
Tôi đáp vậy vì tin rằng những người dám hi sinh địa vị xã hội cao trọng, hi sinh cuộc sống an nhàn, thậm chí là tính mạng để tranh đấu cho tự do và dân chủ xuất hiện gần đây như, hoặc những người có học tài, hay các nhóm trí thức chí ít cũng có thể là những vị cố vấn và quân sư đắc lực cho một tân chính phủ sau này.
Nhưng mà ngẫm lại cũng thấy lời ông bạn kia đáng nghĩ, vì có tới bảy tám mươi phần trăm dân Việt Nam vẫn sống ở nông thôn, suốt năm tháng lam lũ trên mảnh ruộng và ao cá, không có đủ điều kiện sống để bàn tới những chuyện ngoài tầm nghe, nhìn của họ như tự do và dân chủ. Chẳng lẽ một ông già người Đức thuộc vào thế hệ ông nội ông ngoại chúng tôi lại có ý thức về chỗ ách yếu của một xã hội dân quyền như vậy mà những người trẻ vào thế hệ chúng tôi ở Việt Nam lại cho rằng xã họi dân quyền là một khái niệm viển vông. Thật đáng cho chúng ta phải suy nghĩ.
Trong cuộc đấu tranh đòi dân quyền hiện nay, chúng ta cần lưu tâm hơn tới công tác vận động và quảng bá. Nhiệt huyết, can đảm và ý chí thì có dư, nhưng mà thiếu kĩ thuật, thiếu quần chúng thì cũng rất khó làm rung rinh chế độ độc tài này. Dân gian nói, số đông nó có sức mạnh, điều đó đúng. Người trí thức có thể có tài và có tâm lãnh đạo, nhưng nếu quần chúng đã bị ru ngủ dưới bộ máy tuyên truyền và mật vụ dày đặc ngày đêm làm việc hết công suất thì mọi công sức cũng chỉ là châu chấu đá voi.
Trong mọi cuộc đua, bên nào tỉnh thức bên đó thắng. Chúng ta có dám khẳng định mình miệt mài thức tỉnh hơn mấy tay tuyên giáo và mật vụ cảnh giác theo mệnh lệnh không. Chúng ta phải làm việc nhiều gấp ngàn lần những kẻ mật vụ đó mới mong gây được ảnh hưởng tới đa số quần chúng. Gánh của chúng ta nặng hơn bọn mật vụ đó rất nhiều, chúng ta phải kiếm sống để chiến đấu; còn bọn chúng hạch sách chúng ta cho nhiều là để thăng cấp và tăng lương. Nặng hơn nữa khi điều kiện sống của đa số người dân, nhất là tầng lớp lao động và nông dân, chỉ ở mức cầm hơi mà thôi. Muốn họ hết tin tưởng những ngụy sách phát triển nông thôn của nhà cầm quyền, muốn họ thấy rằng chính những chính sách tàn phá nông thôn đó đã đưa họ vào cảnh điêu đứng bao nhiêu năm nay thì chúng ta phải làm việc rất nhiều mới cho nông dân thấy được cái chính quyền này chẳng màng tới sự sống chết của người làm ra gạo nuôi họ đâu.
Đó là ở nông thôn, ở thành thị công việc cũng không phải nhẹ, mặc dù người dân thành thị có nhiều thông tin hơn và nhiều đòi hỏi hơn. Muốn cho lớp trẻ hiểu rằng dù có tích cóp thật nhiều của cải, khuyếch trương việc làm ăn của mình thật rộng, dù có học thật cao, trong xã hội mất dân chủ trên đất Việt này, thì lối sống đó vẫn chỉ là tạm bợ.
Người Việt mãi mãi phụ thuộc ngoại nhân, phải cho họ nhìn lại xem trên thân thể mình, trong nhà mình tới chỗ mình làm việc có bao nhiêu là của người Việt làm ra: chiếc xe máy, cái computer, cái điện thoại Nokia, viên gạch lát sàn, hay bồn rửa chén? Có bao nhiêu sách vở viết
cho đàng hoàng? Có bản nhạc nào nghe cho thấm thía tâm hồn Việt Nam, có buổi hòa nhạc nào cho dân chúng mua vé thưởng thức? Hay vẫn chỉ là những con đường đào bới lỗ chỗ, những khu ổ chuột mọc lên càng nhiều, những thành phố xấu xí và chật chội? Chỉ là những thanh thiếu niên lấy mái tóc xanh đỏ, áo quần lòe loẹt, lấy những bản nhạc giật gân khỏa lấp tâm hồn, và những người trẻ lấy xe hơi và nhà hàng làm mục đích sống? Mới phác sơ như vậy thôi đã thấy công việc của nhà tranh đấu thật quá nhiều; dọn sạch cái mớ hỗn mang này và lập lại trật tự sau mấy chục năm xã hội chủ nghĩa điên đảo không phải sức của một nhóm trí thức hay nhóm blogger mà làm được. Nó đòi hỏi sự làm việc nghiêm túc và hi sinh của nhóm thủ lĩnh và sự ủng hộ liên lỉ của đạo quân quần chúng.
Mấu chốt của mọi cuộc tranh đấu chống độc tài đều nằm ở chỗ xé rách bức màn u mê. Phải nã những quả đại pháo vào cỗ máy tuyên truyền ở học đường và nông thôn, phải đâm thủng bức màng bưng bít thông tin và sự thật đã phủ lên Việt Nam từ bao nhiêu năm nay. Nhiều nhà báo và
người cầm bút có lương tri xuất hiện, chứng tỏ tư cách và tài ba làm thủ lĩnh được. Mật vụ nào theo dõi hết blogger, đại bác nào phá được những blogspot và Facebook. Cách đây hai ba chục năm thì sự đấu tranh sẽ khó; ngày nay, công nghệ truyền thông rõ ràng là giúp ích cho nhà đấu tranh dân chủ rất nhiều. Đã có nhiều phong trào mở miệng, nhiều diễn đàn, nhiều tờ báo điện toán để người dân bày tỏ quan điểm và nói điều muốn nói dễ dàng hơn. Bịt miệng quần chúng và nói láo có điêu luyện bao nhiêu cũng không còn phát huy tác dụng như xưa nữa. Mặc dù học đường, báo chí và xuất bản đều bị biến thành công cụ của nhà cầm quyền, nhưng thủ đoạn cai trị bằng chính sách ngu dân đó không làm cho nhà cầm quyền có thể muốn nói sao thì người dân phải tin vậy. Họ có thể thành công chừng nào người dân không có phương tiện thông tin nào
khác ngoài mấy tờ báo lá cải của nhà nước, mấy buổi truyền hình, truyền thanh toàn quảng cáo và phim Tàu, cùng những buổi học tập nghị quyết đảng vào cuối tuần cho học sinh và công chức. Ngày xưa khi mọi phương tiện truyền thông nghèo nàn các nhà độc tài đã không khiến người dân ngoan ngoãn theo ngón tay trỏ của họ, thì ngày nay họ càng không thể làm được nữa.
người cầm bút có lương tri xuất hiện, chứng tỏ tư cách và tài ba làm thủ lĩnh được. Mật vụ nào theo dõi hết blogger, đại bác nào phá được những blogspot và Facebook. Cách đây hai ba chục năm thì sự đấu tranh sẽ khó; ngày nay, công nghệ truyền thông rõ ràng là giúp ích cho nhà đấu tranh dân chủ rất nhiều. Đã có nhiều phong trào mở miệng, nhiều diễn đàn, nhiều tờ báo điện toán để người dân bày tỏ quan điểm và nói điều muốn nói dễ dàng hơn. Bịt miệng quần chúng và nói láo có điêu luyện bao nhiêu cũng không còn phát huy tác dụng như xưa nữa. Mặc dù học đường, báo chí và xuất bản đều bị biến thành công cụ của nhà cầm quyền, nhưng thủ đoạn cai trị bằng chính sách ngu dân đó không làm cho nhà cầm quyền có thể muốn nói sao thì người dân phải tin vậy. Họ có thể thành công chừng nào người dân không có phương tiện thông tin nào
khác ngoài mấy tờ báo lá cải của nhà nước, mấy buổi truyền hình, truyền thanh toàn quảng cáo và phim Tàu, cùng những buổi học tập nghị quyết đảng vào cuối tuần cho học sinh và công chức. Ngày xưa khi mọi phương tiện truyền thông nghèo nàn các nhà độc tài đã không khiến người dân ngoan ngoãn theo ngón tay trỏ của họ, thì ngày nay họ càng không thể làm được nữa.
Cái tai hại của thông tin đối với nhà độc tài chẳng khác gì kẻ trộm trốn lẩn trong bóng tối bị rọi ánh sáng vào. Những nhà độc tài họ hiểu chuyện đó, cho nên họ cấm tiệt báo chí. Ở điểm này, chính quyền thực dân Anh không khôn hơn chính quyền cộng sản Việt Nam bây giờ, vì đã
cho Gandhi đăng đàn diễn thuyết và trình bày ý tưởng và phương pháp của mình công khai. Chính quyền thực dân Pháp cũng thế, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, hay thậm chí các nhóm cộng sản mới manh nha đều có thể viết sách hoặc ra báo. Nay Việt Nam có hơn 700 đầu báo, mà ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiên quyết ra chỉ thị không để tư nhân hóa báo chí, thì quả là ông biết chỗ sống còn của chế độ nằm ở đâu. Nhà độc tài cứ việc dùng mật vụ để theo dõi người dân, cứ tẩy não trẻ con và công chức, thậm chí thô bạo hơn như quản thúc, hành hung, bắt tù những người đối lập đi nữa, nếu họ chỉ cho người dân tự do thông tin thôi, đừng hành hung những người cầm bút và ra báo, thì chúng tôi cam đoan trong vòng ba năm không còn ai tin họ nữa.
Nhà cầm quyền độc tài họ không sợ vũ trang bằng sợ cây bút. Thứ vũ khí lợi hại ấy dùng trên đất dụng võ Internet không ngằn mé thì có thể hạ gục bất kì tên độc tài nào lì lợm nhất. Đành rằng đa số dân Việt Nam vẫn còn là dân quê, nhưng mà dân quê họ hiền lành, chất phác, ai làm cho họ thấy có chính nghĩa thì họ sẽ theo thôi. Không ai tài giỏi gì lừa dối được hai ba thế hệ một lúc, huống chi nhà cầm quyền cộng sản bây giờ đã làm nhiều việc chứng tỏ họ chẳng màng tới lợi ích của dân quê. Những diễn đàn như Bauxite Việt Nam của nhóm trí thức, phong trào Mở Miệng của Bùi Chát, Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do do Điếu Cày khởi xướng, Thôn Dân Làm Báo đều là những quả đại pháo nã vào thành trì bưng bít của cộng sản.
Trong tương lai, khi những Công Ước Về Dân Quyền và Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc trở thành phổ biến trong quần chúng, những cuốn như Độc Tài Tới Dân Chủ của Gene Sharp mà công an tìm thấy trong máy tính của Lê Công Định sẽ là những quả đại pháo khác làm cho pháo đài cộng sản phải rung chuyển. Những sáng kiến như Sổ Phong Quỷ của người trong thôn Dân Làm Báo quả là những vũ khí lợi hại để bảo vệ dân lành, ngăn và tố cáo những hành vi bạo hành của bọn tay sai hữu dũng vô mưu trong hàng ngũ mật vụ cộng sản. Và nếu các đoàn thể tôn giáo, các vị tu sĩ vốn có ảnh hưởng khá lớn đối với nhiều thành phần quần chúng, nếu các vị ấy mở ra Sổ Phong Thánh ngay đời này cho những vị chịu hi sinh và can đảm đứng lên đấu tranh vì cho rằng công đức mở đường cho đồng bào có một cuộc sống an lành và thịnh vượng lớn hơn công đức làm bố thí và lễ lược thì thánh Phê-rô và Diêm Vương sẽ không so đo nhau là kẻ làm bở hơi tai, kẻ ngồi vách mẩy. Nếu các nhạc sĩ, thi sĩ sáng tác thêm những bài nhạc, bài thơ cho phong trào dân chủ, vì một bài nhạc hay, một bài thơ có vần dễ đi vào lòng người hơn nhiều loa phóng thanh, nếu các họa sĩ vẽ những bức biếm họa để giăng đầu các đường cái, thì lo gì không hạ được cái cỗ máy tuyên truyền khổng lồ của chế độ cộng sản. Chúng tôi ngờ rằng mấy ông ở Bộ Chính Trị không sợ họng súng của Trung Quốc bằng những thứ ấy pháo viết bằng chữ ấy đâu.
Nếu bài viết này làm cho các vị mật vụ khó chịu và tức giận thì đó là ngoài ý chúng tôi, chúng tôi chỉ muốn đối thoại với nhau và lập lại một trật tự trong xã hội văn minh mà thôi: dân làm chủ chính quyền và lúc thấy cần thì dân có thể phế chính quyền ấy. Các vị hãy nhìn thật xa, loài người phải đi từ chỗ hỗn độn tới chỗ trật tự để có văn minh và tự do hơn. Quý vị không thể biến quốc gia này thành một nhà tù và tìm cách duy trì mãi một trật tự đảo ngược mà cho đó là lẽ sống cao đẹp của một bậc nam tử được.