Diễn đàn pháp luật hôm nay - Dân Làm Báo

Diễn đàn pháp luật hôm nay

Hoasenvn (bạn đọc danlambao) Xuất phát từ quyền biểu tình của công dân được quy định trong Điều 69 Hiến Pháp 1992, chúng tôi thấy một thực tế song trùng tồn tại cũng được quy định trong Điều 4 Hiến Pháp 1992 là quyền lãnh đạo của ĐCS đối với Nhà Nước và xã hội. Đọc Đ.69 và Điều 4 ta thấy quyền biểu tình của công dân và quyền lãnh đạo của ĐCS đều được HP quy định một cách bình đẳng trong khuôn khổ Hiến Pháp và Pháp Luật. Cả hai điều này đều chưa có luật hay bộ luật nào được ban hành để điều chỉnh.

Đến đây mới thấy công dân VN không thực hiện những quyền mà HP cho phép như ĐCS đã thực hiện rất hiệu quả cái quyền lãnh đạo của mình từ HP 1959 tới nay. Điều này ít thấy công dân hay nghị dân biểu bàn luận trên diễn đàn xã hội hay diễn đàn Quốc Hội để đấu tranh cho quyền và lợi ích hợp pháp của chính mình. Điều đó chứng tỏ công dân chúng ta yếu kém hơn ĐCS trong cùng một sân chơi với cùng một luật chơi. Mặc dù Dân là gốc mà Đảng từ Dân mà ra, Dân đẻ ra Đảng vậy mà … 

Cũng từ đây, ta thấy rằng, công dân phải học hỏi rất nhiều ở ĐCS về kinh nghiệm thực hiện Điều 4 HP như thế nào mà không cần có luật hay bộ luật nào được ban hành để thực thi cả mà họ vẫn hoàn thành sứ mệnh của mình. 

Đúng là con hơn cha. 

Một biểu hiện từ tháng 6.2011 đến nay, ĐCS còn thực hiện hành vi vi hiến với công dân biểu tình yêu nước. Họ chỉ thị cho lực lượng An Ninh đàn áp, bắt cóc công dân biểu tình, quy chụp tội “Gây rối trật tự công cộng” và dùng Nghị định CP để xử lý. Đây là hành vi vi hiến mà không có cơ quan chức năng nào đứng ra xử lý cả. Tại sao họ lại hành xử như vậy? Ai sẽ chịu trách nhiệm về hậu quả này? 

Một thiếu xót cơ bản trong cơ cấu tổ chức của Quốc Hội VN về bảo vệ Hiến Pháp là chưa thành lập Tòa Án Hiến Pháp để xét xử những hành vi vi hiến. Từ đó, dẫn đến nạn coi thường kỷ cương, phép nước, ứng xử tùy tiện, cửa quyền, độc đoán với công dân của những chủ thể hành pháp trong hệ thống công quyền. 

Cho nên, có Luật biểu tình hay chưa, điều đó không quan trọng, bởi đây là quyền hiến định. Hơn nữa, như đã trình bày, công dân cứ học cách ĐCS đã thực hiện thành công quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình như thế nào trong suốt mấy chục năm qua. 

Chúng ta có Hiến Pháp mặc dù chưa hoàn chỉnh, nhưng có rất nhiều quyền cơ bản của công dân được ghi nhận mà vẫn chưa được tôn trọng và thực thi. 

Cho nên, nhiệm vụ trước mắt vẫn là đấu tranh thường xuyên và liên tục để tới đích cùng. 

Vừa qua, TT Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tuyên bố tôn trọng và biểu dương tinh thần yêu nước của những người biểu tình ôn hòa theo quy định của Hiến Pháp. Đây là biểu hiện thái độ đồng cảm và đối thoại công khai với công dân và đã gây được ấn tượng tốt đối với hoạt động biểu tình. Sau khi nghe lời phát biểu của TT Nguyễn Tấn Dũng, những công dân biểu tình lập tức kêu gọi mít tinh, biểu tình hưởng ứng và ủng hộ TT, thì rất tiếc ngay chiều tối 26.11.2011, hai người biểu tình là Nguyễn Xuân Diện và Phạm Chính đã bị công an triệu tâp tai số 6 Quang Trung, Hà Đông, với yêu cầu không tổ chức biểu tình sáng 27.11.2011 tại Hồ Gươm. Cùng ngày đồng bào giáo dân Thái Hà, HN và Mỹ Lộc cũng bị đàn áp bởi lực lượng Công an và Dân phòng trấn áp. Đây là dấu hiệu quái chiêu gì vậy? Cái thể chế đầu voi đuôi chuột này lộng quyền đến bao giờ? 

Hành trình xây dựng ngôi nhà văn hóa pháp luật đang ở những viên gạch đầu tiên, đòi hỏi bản lĩnh, sự đồng thuận và nỗ lực từ mỗi công dân. 




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo