Alastair Smith là giáo sư chính trị tại Đại học New York. Người nhận nhận được ba giải học bổng từ Quỹ khoa học quốc gia và là tác giả của ba cuốn sách, ông đã được lựa chọn là người thắng giải thưởng Karl Deutsch năm 2005, giải thưởng được bầu chọn mỗi hai năm một lần, giải dành cho các học giả ưu tú về Quan hệ Quốc tế dưới 40 tuổi. Ông cũng là đồng tác giả của "Sổ tay nhà độc tài: Hành vi xấu hầu như luôn luôn là đòn chính trị tốt" (2011).
Hướng dẫn này áp dụng cho những ai?
Tất cả mọi người. Nó không quan trọng cho dù bạn là một nhà độc tài, một nhà lãnh đạo dân chủ, người đứng đầu tổ chức từ thiện hay là người đứng đầu một tổ chức thể thao..v.v.. Trước hết, bạn không thể cai trị bằng chính bản thân mình mà bạn cần có ủng hộ viên để giữ bạn ở vị trí đó, và yếu tố quyết định sự sống còn của bạn là số người ủng hộ bạn cũng như bằng cách nào mà bạn có thể lôi kéo được những ủng hộ viên đến từ mọi tầng lớp xã hội.
Họ có thật sự hỗ trợ cho tôi, hay là chỉ ủng hộ tôi vì sợ hãi bởi những hành động đe dọa họ và cái chết?
Không, họ phải hoàn toàn hỗ trợ bạn ở một mức độ nào đó. Bạn có thể không trực tiếp ra tay và khủng bố tất cả mọi người. Ông bạn già điêu đứng của chúng ta là Tổng thống Syria, đã không trực tiếp giết người trên đường phố. Ông ta cần sự hỗ trợ của gia đình, của các tướng lĩnh cao cấp, là những người sẵn sàng ra tay và giết người thay ông ta. Các quan niệm sai lầm phổ biến là bạn cần sự hỗ trợ của phần lớn dân số, nhưng điều đó thường không đúng sự thật. Nhìn những cuộc phản đối trên phố Wall xem, các giám đốc điều hành chỉ cần giữ lại những người mà họ cần làm vui lòng, vui lòng. Đó là các thành viên của hội đồng quản trị, các thành viên quản lý cấp cao và một vài nhà đầu tư quan trọng bởi vì họ là những người có thể thay thế họ. Những người biểu tình trên phố Wall không có khả năng loại bỏ các Tổng giám đốc. Vì vậy trong rất nhiều các quốc gia, quần chúng đang lo sợ nhưng những người ủng hộ thì không.
Còn Stalin thì sao? Ngay cả những người thân cận của ông cũng đã rất kinh hãi.
Vâng, sự lỗi lạc của chế độ Xô Viết xưa không chỉ vì nó đã dựa vào một thiểu số (để giữ vững chính quyền) mà là đã có rất nhiều sự thay thế (nhân lực). Trong hệ thống Sa hoàng, bạn phải dựa vào nhóm quý tộc, nhưng trong hệ thống Xô Viết thì tất cả mọi người đều có thể là người ủng hộ bạn. Điều này cho các thành phần cốt lõi của bạn nhận biết rằng họ có thể dễ dàng bị thay thế. Điều đó, tất nhiên làm cho họ trung thành trong sự khiếp sợ. Băng đảng Mafia áp dụng đều này rất hữu hiệu.
Khuyến khích nên xem bộ phim: "On The Waterfront" (1954)
Điều này nghe có vẻ như loài thú - chỉ là vài nhóm khỉ đột lưng bạc (Silverback gorrilla)?
Hầu như không thể tìm thấy bất kỳ ví dụ nào, nơi mà các nhà lãnh đạo không hành động theo lợi ích bản thân của chính họ. Nếu bạn là một nhà dân chủ bạn muốn có những đơn vị bầu cử và có một cử tri đoàn. Điều này có nghĩa là số lượng phiếu mà một tổng thống cần phải đạt để thắng cử giảm xuống đáng kể. Rồi thì thuế quá cao. Tốt hơn hết là bạn quyết định ai được ăn hơn là để cho mọi người tự quyết định. Nếu bạn giảm mức thuế xuống thấp hơn thì người ta sẽ làm việc nhiều hơn, nhưng sau đó cũng có nghĩa là mọi người sẽ nhận được tiền công mà không phải thông qua bạn. Tất cả mọi thứ tốt nhất là phải đi qua tay bạn. Hãy nhìn vào trợ cấp nông nghiệp châu Phi. Chính phủ ép người nông dân để mua các loại cây trồng dưới giá thị trường. Đây là một loại thuế đối với người nông dân, sau đó họ chẳng còn lợi nhuận gì. Vì vậy, làm thế nào để bạn thưởng cho mọi người? Chính phủ trợ cấp phân bón và đó là cách thưởng lại cho những người nông dân. Tại Tanzania, các phiếu nhận phân bón được mang đến các khu vực không phải là hiệu quả nhất, mà là các khu vực trung thành với đảng phái cầm quyền. Điều này luôn luôn có sự hạn chế, nếu bạn đánh thuế quá cao, mọi người sẽ không làm việc nữa. Điều này đang được tranh luận gay go ở Hoa Kỳ. Đảng Cộng hòa nói rằng đảng Dân chủ có quá nhiều thuế và muốn làm thế để áp chế công nhân. Nhưng khi họ (Cộng Hoà) nắm quyền năm năm trước đây, họ đã không có vấn đề gì với chính sách thuế và chi tiêu, nhưng bây giờ thì họ lên tiếng bởi vì thuế đang được nhắm vào những người ủng hộ họ để thưởng cho phe của đảng Dân chủ.
Khuyến khích nên đọc: "Thị trường và các quốc gia nhiệt đới châu Phi: Cơ sở chính trị của Chính sách Nông nghiệp" của Robert Bates (2005)
Được rồi. Tôi được một nhóm lợi ích cốt lõi ủng hộ và thường dân bị đánh thuế cao. Bây giờ thì sao?
Không trả công cho những người ủng hộ bạn quá nhiều! Bạn không muốn họ tích lũy và hình thành cơ sở quyền lực của họ. Ngoài ra, không cần đối xử tốt đẹp với người dân để rồi làm mất đi quyền lợi trong nhóm liên minh của bạn. Một ví dụ cổ điển là thiên tai. Than Shwe là người cai trị Miến Điện khi cơn bão Nargis ập vào trong năm 2008, và ông đã không làm gì để giúp đỡ người dân. Các Tướng Lãnh đã không cảnh báo bất cứ ai, dù họ biết nó đã đến, họ hầu như đã chả cung cấp các biện pháp bảo vệ khẩn cấp nào cho dân. Ông ta đã gửi quân đội đến để ngăn chặn người dân rời khỏi khu vực đồng bằng sông Cửu Long bị ngập lụt. Ông ta là ví dụ hoàn hảo của một nhà lãnh đạo (độc tài) không bao giờ phạm sai lầm, đó là đặt lợi ích của nhân dân lên trên phúc lợi chính mình và những người ủng hộ ông.
Nhưng nếu bạn thật sự đang cố gắng làm việc vì lợi ích chung thì sao? Đó có phải là cách không thể thực hiện không?
Không thể được. Nếu bạn đang làm việc cho lợi ích chung, bạn đã không đến vì quyền lực vào lúc ban đầu. Nếu bạn không sẵn sàng lừa đảo, ăn cắp, giết người và hối lộ thì bạn không lên nắm quyền.
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn là Lech Walesa?
Tôi tin chắc rằng ông đã có nền tảng quyền lực chính trị của chính ông. Ông ta muốn làm cho cả xã hội cùng tham gia. Điều này luôn luôn là tiếng kêu đấu tranh của các nhà lãnh đạo cách mạng. Khi họ nhận được quyền lực rồi thì họ thay đổi giọng điệu của họ. Câu hỏi thật sự là những gì có thể ngăn cản các chính trị gia sa ngã một khi họ nhận được quyền lực? Thông thường, thì đó là một đất nước đã phá sản và cách duy nhất bạn có thể có được những người làm việc bằng cách nâng cao vị thế xã hội của họ, nhưng một khi bạn làm điều đó nó sẽ rất khó khăn để lấy lại quyền lực từ họ. Các quốc gia bị phá sản là những quốc gia rốt cuộc phải đi đến những cải cách chính trị làm cho những quốc gia đó trở nên tốt đẹp hơn với các chính sách kinh tế tốt trong một thời gian dài. Những nơi có dầu hỏa như Libya thì khác, có rất thấp cơ hội cho nền dân chủ. Các nhà lãnh đạo không thực sự cần những người dân để trả các hóa đơn, chi tiêu cho những thành phần cốt lõi, bởi vì họ đã có dầu hỏa.
Khuyến khích nên đọc: Bất cứ điều gì bởi Ryszard Kapuściński, một nhà báo Liên Xô-Ba Lan
Có chắc rằng Google và Facebook không được điều hành như thế này không?
Chắc chắn là họ cũng như thế. Tất cả các công ty đều được điều hành như thế này. Tiền thưởng được trao cho những người quyết định số phận các giám đốc điều hành. Đó là một thiểu số nhỏ - mười đến hai mươi người. Thường có rất ít thành phần cổ đông chống đối mà đạt được mục đích của họ. Hầu hết các nhà lãnh đạo thường bị lật đổ trong vòng nội bộ. Điều này là lý do tại sao các công ty trả tiền thưởng khổng lồ.
Tôi không cần một kiểu sùng bái nhân cách cho chế độ độc tài của tôi?
Đó là kiểu trang trí bên ngoài mà thôi. Nó hữu ích trong việc xác định mọi người đang đứng về phe nào. Nếu bạn hành động điên rồ và người ta cho bạn biết bạn đang điên thì có nghĩa là họ không phải là người trung thành như bạn nghĩ. Đồng tác giả với tôi là Bruce Bueno de Mesquita, và tôi đều có một cái nhìn rất hoài nghi, nhưng chúng tôi nghĩ hoài nghi không có nghĩa là nó không đúng sự thật. Khó có thể cải cách hệ thống bằng cách cầu khẩn người dân làm những điều đúng. Bạn phải biết nó hoạt động như thế nào. Các nhà độc tài đã biết làm thế nào để trở nên độc tài, họ thực hiện rất tốt điều này. Chúng tôi muốn chỉ dẫn ra cho biết là thế nào mà họ làm được điều đó, để (chúng ta) có thể suy nghĩ về những cải cách thực sự mà có thể mang đến những kết quả ý nghĩa.
Lược dịch: