Hoàng Diệu (Bạn đọc Danlambao) - Để biết được ý kiến của các vị đọc giả người Việt Nam, có thể yêu cầu quý đọc giả được quyền trả lời một cách tự do câu hỏi sau đây:
*
Gần 40 năm, sau ngày đất nước Việt Nam thống nhất có lẽ một trong những phương châm mà bất kỳ người Việt Nam nào sinh ra và lớn lên trên đất nước này đã nghe, đọc hoặc viết không ít hơn một lần, đó là phương châm “Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc” mà Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN) đã sử dụng để hoạch định mọi chính sách nhầm mục đích đạt được mục tiêu mà phương châm đó đã định.
Về mặt quan niệm và lý tưởng thì có lẽ không một người dân Việt Nam nào có thể không đồng ý hoặc tán thành với phương châm trên. Tuy nhiên, sau hơn 37 năm (hơn 13,500 ngày!) đất nước hoàn toàn thống nhất, trong một đất nước gần 90 triệu dân, từ ĐCSVN với chỉ hơn 3 triệu đảng viên (thiểu số) đã tự cho mình là “đỉnh cao của trí tuệ” đã tự đặt mình vào vị trí độc quyền lãnh đạo đất nước, đến hơn 86 triệu dân bình thường (đa số) có bao giờ suy tư về câu châm ngôn trên và tự hỏi:
Sau 37 năm, nước Việt Nam có thực sự có Độc Lập và dân tộc Việt Nam có Tự Do và Hạnh Phúc không?
Trước tiên, với nhóm người thiểu số đang nắm quyền điều hành đất nước này với chỉ hơn 3 triệu cán bộ đảng viên ĐCSVN trong guồng máy chính trị và hành chánh, mỗi ngày có dịp tiếp nhận, xử lý đơn từ của người dân Việt Nam, mỗi cán bộ đọc thấy phương châm đó (trừ khi là người khuyết thị) cứ cho là ít nhất là 10 lần. Thế nên, trong quá trình công tác trong gần 40 năm qua thì mỗi một cán bộ cũng đã có dịp đọc qua ít nhất là 100.000 lần (một trăm ngàn!).
Nếu nhóm người thiểu số đang nắm quyền mà:
1) Không bao giờ suy tư về câu chăm ngôn mà họ đã đọc trên 100.000 lần: thì nhóm người này những người vô tri!
2) Nếu có suy nghĩ mà không dám thật lòng tìm câu trả lời thật sự thì nhóm người này là nhóm người vô tâm!
3) Còn nếu có thành khẩn suy nghĩ và nếu câu trả lời là không, thì xin nhóm người này nếu có dũng khí và thật sự “vì dân, vì nước” hãy tự động giải tán cái thể chế và trao trả lại quyền điều hành đất nước này trong danh dự cho những người có tài đức hơn. Lịch sử và dân tộc Việt Nam sẽ ca tụng lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước thật sự của những nhóm người thiểu số đang nắm quyền dám từ bỏ chủ nghĩa mơ hồ mà họ đã bắt 90 triệu dân phải theo và chịu đựng gần nửa thế kỷ qua để quay về với chính nghĩa dân tộc để xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn như hai bác Huỳnh Nhật Hải, Huỳnh Nhật Tấn, NS Tô Hải, cụ Lê Hiền Đức…
Sau đó là gần 86 triệu dân (đa số) bình thường đã ủy thác trọng trách điều hành đất nước Việt Nam này cho một nhóm người đang cầm quyền phải tự hỏi rằng những người đang cầm quyền gần 40 năm nay có làm cho nước Việt Nam trở thành một nước Độc Lập và dân tộc Việt Nam có Tự Do và Hạnh Phúc không?
Nếu câu trả lời là không thì gần 86 triệu dân Việt Nam này có quyền thu hồi trọng trách điều hành đất nước Việt Nam này từ nhóm nhóm người thiểu số đang cầm quyền để trao lại trách nhiệm cho những người có tài, đức và yêu nước thương nòi thật sự để cùng toàn dân phát triển đất nước trong thế kỷ đầy thử thách hầu bắt kịp sự phát triển của các nước khác trên thế giới.
Tuy nhiên, dưới sự kiểm soát và đàn áp của những người đang nắm quyền trong tay, làm thế nào để tạo điều kiện cho gần 86 triệu dân Việt Nam (đa số) là những người chủ thật sự của đất nước này có được một tiếng nói để quyết định vận mệnh và tương lai của bản thân mình cũng như của đất nước Việt Nam?
Chỉ có một cách rõ ràng và duy nhất là tổ chức trưng cầu dân ý để biết 86 triệu dân bình thường (đa số) Việt Nam có tiếp tục muốn ủy thác trọng trách điều hành đất nước Việt Nam cho ĐCSVN không?
1) Yêu cầu ĐCSVN tổ chức việc trưng cầu dân ý? Chắc đợi đến khi mặt trời mọc từ hướng Tây!
2) Cho nên với trí tuệ của gần 86 triệu dân Việt Nam trong nước và với sự góp sức của hơn 1 triệu người Việt Nam trên thế giới bằng các công nghệ thông tin tiên tiến của thế kỷ 21, với các phương pháp thống kê, khảo sát, và thăm dò ý kiến khoa học, chúng ta, những người Việt Nam yêu nước còn có lương tri và nghị lực hãy cùng nhau đoàn kết lại và làm những gì ĐCSVN không dám hoặc không muốn làm.
Trên thế giới, qua các phương pháp thăm dò dân ý một cách khoa học, với một mẫu chọn lọc chỉ cần vài ngàn người, các tổ chức hoặc chính thể có thể biết được một cách chính xác đảng phái nào sẽ thắng cử trong các cuộc bầu cử sắp diễn ra. Cho nên, việc tổ chức trưng cầu dân ý qua hệ thống thông tin toàn cầu Internet hoàn toàn khả thi nếu có sự tham gia và góp sức của các tờ báo điện tử có uy tín và có số lượng đọc giả rất lớn như Dân Làm báo (hơn 7.5 triệu độc giả với gần 5 triệu độc giả trong nước) Dân Luận, Thông Luận, Đàn Chim Việt, …
Với số lượng đọc giả rất đáng kể, các báo uy tín trên nếu sử dụng các công cụ thăm dò ý kiến trên Internet như (Poll Daddy, Micro Poll, Proprofs Polls…) để thăm dò ý kiến của hàng triệu bạn đọc của các các tờ báo trên về các vấn đề hệ trọng có thể ảnh hưởng đến tiền đồ và sự tồn vong của tổ quốc Việt Nam.
Để biết được ý kiến của các vị đọc giả tại Việt Nam, có thể yêu cầu quý đọc giả được quyền trả lời một cách tự do câu hỏi sau đây:
Sau hơn 37 cầm quyền, ĐCSVN còn được Bạn tín nhiệm để tiếp tục lãnh đạo Nước Việt Nam?
(chỉ cần trả lời: có/không)
Nếu các tờ báo có uy tín trên, với trên 7.5 triệu đọc giả, trên 60 triệu trang được đọc mà không làm được sứ mệnh này thì các bài báo đăng trên các tờ báo trên chỉ là những sự việc và ý kiến đơn lẽ chưa đủ sức thuyết phục để làm cho ĐCSVN phản tỉnh. Ngược lại nếu các tờ báo trên thành công được sứ mệnh lịch sử này thì với kết quả của các chương trình thăm dò với trên hàng triệu đọc giả, các tờ báo trên đã có công lao rất lớn cho dân tộc Việt Nam trong nhiệm vụ trao trả lại quyền làm chủ thật sự đất nước cho gần 90 triệu người dân Việt Nam và buộc ĐCSVN tự giải thể để tạo cơ hội và điều kiện xây dựng một nước Việt Nam thật sự độc lập và người dân có tự do và hạnh phúc.