Có xứng đáng với tiền thuế không bác Thăng? - Dân Làm Báo

Có xứng đáng với tiền thuế không bác Thăng?




Thằng Dân (Danlambao) - Với hàng trăm loại thuế + phí giao thông đường bộ được bác Đường Lại Tắc (Đinh La #) kẻ vẽ hòng “móc túi” người dân. Tuy nhiên chất lượng đường bộ vẫn không được cải thiện. Nạn ùn tắc, tai nạn giao thông vẫn xảy ra triền miên khắp cả nước, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn...


Đây! Cảnh ùn tắc giao thông tại Tp. HCM
Đường về TPHCM kẹt cứng

Nguyễn Vinh (NLĐO) - Lượng người và phương tiện từ miền Tây Nam Bộ đổ về TPHCM và các tỉnh miền Đông trên Quốc lộ 1 qua địa phận Tiền Giang tăng đột biến trong ngày 17-2, gây kẹt xe nghiêm trọng.

6 giờ 30 phút sáng 17-2, trên cầu An Hữu thuộc huyện Cái Bè - Tiền Giang, ô tô và xe máy phải chen chúc nhau. Nếu những ngày trước, đoàn xe chỉ kẹt đến trạm thu phí Mỹ Thuận thì hôm nay đã kéo dài qua cầu này.



Xe xếp hàng dài chen chúc nhau qua cầu Kinh Xáng cả hai chiều

Tại cầu Cai Lậy và cầu Kinh Xáng thuộc xã Long Đinh, huyện Châu Thành - Tiền Giang, xe cũng xếp hàng dài. Ngoài lượng người đổ về đông đúc, những cầu trên thắt nút cổ chai và mặt cầu xuống cấp nên phương tiện qua lại rất khó khăn.

Một CSGT cho biết dù luôn có lực lượng túc trực ở những điểm nóng để phân luồng, điều tiết giao thông nhưng do lượng phương tiện quá đông nên tình trạng kẹt xe diễn biến phức tạp. Đến 17 giờ cùng ngày, tình trạng kẹt xe mới được giải quyết cơ bản. 



Và đây: Ùn tắc giao thông tại Tp. Hà Nội
Sau tết, đường phố Hà Nội lại ùn tắc kéo dài

Quang Phong (Dân trí) - Sau những ngày tết thông thoáng, vắng vẻ, sáng nay 18/2, ngày đầu tiên đi làm trong năm mới, đường phố Hà Nội lại ùn tắc kéo dài. Trên nhiều tuyến phố, người người chôn chân hàng giờ dưới mưa phùn...

Sau tết, sáng nay, nhiều tuyến phố Hà Nội lại ùn tắc

Dòng người bị chôn chân dưới mưa

Mệt mỏi vì giao thông trở lại trên khuôn mặt người dân

Người đi bộ khốn khổ qua đường

Lòng đường tắc, xe máy chiếm luôn vỉa hè của người đi bộ

Đường phố ùn tắc, những em nhỏ cũng chịu cảnh khốn khổ trong ngày đầu đi học

Đường Xuân Thủy bị ô tô chiếm hết lối đi






 Dù có cầu vượt nhưng tuyến đường Láng hôm nay cũng bị ùn tắc

 Đường Chùa Bộc tắc từ đầu đến cuối đường



Nhiều tuyến phố, người điều khiển ô tô, xe máy phải chôn chân dưới mưa hàng giờ.




Còn đây là thí dụ điển hình về chất lượng đường bộ
Đường xuống cấp, dân kêu, chính quyền than

Đình Mười (TTO) - Hàng loạt tuyến đường tại TP.HCM đang xuống cấp nghiêm trọng khiến tai nạn giao thông xảy ra thường xuyên; nhiều dự án khác thì thi công ì ạch do thiếu vốn, chậm giải phóng mặt bằng. Người dân kêu khổ còn chính quyền thì than thiếu vốn.

Gây khó cho dân

Đường Nguyễn Văn Bứa, nối TP.HCM - Long An 
đã hư hỏng nặng nhưng không được sửa chữa - Ảnh: Như Thảo

Nhiều người dân sống trên đường Trần Mai Ninh, P.12, Q.Tân Bình phản ảnh, con đường này xuống cấp, hư hỏng đã nhiều năm nay, gây khó khăn cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân địa phương nhưng 4 năm nay không thấy cơ quan chức năng sửa chữa, nâng cấp. Bên cạnh đó là tình trạng các hộ dân hai bên đường lấn chiếm để buôn bán khiến lòng đường thu hẹp, lưu thông rất khó khăn nhưng không thấy có biện pháp giải quyết. Đây là con đường nối từ đường Trường Chinh đến đường Bàu Cát, tập trung rất đông dân cư, trường học, chợ... Xe cộ lưu thông dày đặc. Tình trạng nói trên gây khó khăn lớn cho người dân ở khu vực này. Bà Tư Bê, bán trái cây trên đường Trần Mai Ninh, bức xúc: "Ngày nào cũng có va quệt do xe cộ né ổ gà. Tôi ở đây gần 10 năm rồi mà chưa thấy khi nào nhà nước sửa chữa, nâng cấp đường này. Chắc mấy ổng quên nó rồi".

Công trình mở rộng tỉnh lộ 10, tuyến đường huyết mạch nối TP.HCM với Long An lâu nay thi công dang dở. Đoạn từ cầu Tân Tạo đến nhà số 1824, KP.1, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, các phương tiện và vật tư phục vụ công trình như ống cống, xe xúc, xe ủi... nằm ngổn ngang không rào chắn. Nền đường thì đầy ổ gà, cát sỏi lởm chởm. Bà Nguyễn Thị Hà, bán nước mía ven đường, nói: “Khi thấy TP chủ trương mở rộng tỉnh lộ 10, người dân rất phấn khởi. Nhất là khi mới khởi công, tiến độ tiến triển rất tốt. Nhưng càng về sau tình trạng ì ạch cứ kéo dài rồi giậm chân tại chỗ”. Ông Nguyễn Văn Quốc, nhà số 1812A, KP.1, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, bức xúc: “Khi bắt đầu thi công, chủ đầu tư hứa với người dân hằng ngày sẽ cho xe chở nước tưới mặt đường để hạn chế bụi nhưng những tháng qua không có một giọt nước nào khiến bụi mù mịt. Tổ dân phố đã phải nhiều lần kiến nghị chủ đầu tư nhưng tình trạng này vẫn không được giải quyết”. Theo ông Quốc, tình trạng ô nhiễm kéo dài gần hai năm qua đã khiến mọi việc làm ăn buôn bán của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhà hai bên đường suốt ngày đóng cửa im lìm, người dân phải hạn chế ra ngoài.

Theo Khu quản lý Giao thông đô thị số 4, chủ đầu tư dự án mở rộng tỉnh lộ 10 (từ ranh Long An đến cầu Tân Tạo), dự án có tổng vốn đầu tư 772 tỉ đồng, đến nay còn hơn 100 hộ chưa chịu bàn giao mặt bằng, tiến độ công trình bị chậm trễ. Sở GTVT TP.HCM cho biết, trên địa bàn TP có 12 công trình giao thông trọng điểm chậm tiến độ: xây dựng Cầu Đỏ, mở rộng đường Bến Vân Đồn, xây dựng tỉnh lộ 10B, đường liên cảng A5, xây dựng cầu Suối Cái - xa lộ Hà Nội, hoàn chỉnh nút giao cổng chính Đại học Quốc gia, xây dựng cầu Rạch Tra, mở rộng tỉnh lộ 10, mở rộng xa lộ Hà Nội, xây dựng đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, xây dựng đường Vành đai đông, đường nối đường Nguyễn Duy Trinh đến KCN Phú Hữu.

Chính quyền thiếu vốn

Về tình trạng xuống cấp của đường Trần Mai Ninh, ông Đinh Khắc Huy, Phó chủ tịch UBND Q.Tân Bình cho biết quận cũng rất “sốt ruột” và hiểu được nỗi khổ này của người dân. Tuy nhiên, do vướng Nghị quyết 11 của Chính phủ về cắt giảm đầu tư công không cho phép quận dùng tiền ngân sách đầu tư những công trình không mang tính trọng điểm, cấp bách. Đường Trần Mai Ninh dù xuống cấp nặng nhưng không thuộc danh mục công trình trọng điểm của Q.Tân Bình. Hiện quận đang lên kế hoạch mở rộng con đường này theo phương án nhà nước và nhân dân cùng làm. “Quan trọng là người dân phải chịu hiến đất mở rộng đường chứ quận không đủ tiền để đền bù về đất”, ông Huy cho biết. Quận thiếu tiền, tuy nhiên theo nhiều người dân sống ở đây, nếu chưa thể mở rộng đường thì chí ít, chính quyền cũng nên cho duy tu mặt đường, giải tỏa các trường hợp lấn chiếm để con đường thông thoáng hơn.

Trên bình diện rộng hơn, theo Sở GTVT, việc thực hiện các dự án hạ tầng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có nguyên nhân giải phóng mặt bằng (do các quận, huyện) thực hiện quá chậm. Thực trạng này đang diễn ra tại các dự án: đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài, xa lộ Hà Nội, tỉnh lộ 10, tỉnh lộ 10B, liên tỉnh lộ 25... Sở GTVT cho biết, việc chậm trễ trong giải phóng mặt bằng do thủ tục bồi thường rườm rà, quỹ nhà tái định cư TP chưa đáp ứng đủ số hộ dân bị ảnh hưởng, thiếu kinh phí. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, thực hiện Nghị quyết 11 về thắt chặt đầu tư công, vốn ngân sách bị hạn chế nên không bố trí kịp nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, công tác huy động vốn ODA và các nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư phát triển hạ tầng cũng đang gặp trở ngại. Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài, lãi suất vay cao đã ảnh hưởng đến việc huy động vốn, như dự án xa lộ Hà Nội, liên tỉnh lộ 25B... Đặc biệt, tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến các nhà đầu tư rút lui, như trường hợp Công ty GS đối với đường trên cao số 1.


http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20130215/Duong-xuong-capdan-keu-chinh-quyen-than.aspx

Chưa vội kể đến nguyên nhân, hãy nhìn con số người tử vong do tai nạn giao thông trong những ngày tết...

Hơn 230 người chết trong 6 ngày Tết

Vnexpress - Ngày 5 Tết, 30 phút tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) lại có thêm bệnh nhân chuyển đến khoa cấp cứu. Theo thống kê, 85% số vụ tai nạn giao thông những ngày Tết do người điều khiển phương tiện uống rượu, bia.

Ngày 14/2, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, từ 29 Tết (9/2) đến hết mùng 5 Tết (14/2), cả nước xảy ra hàng trăm vụ tai nạn giao thông làm 234 người chết, 306 người bị thương. 6 ngày qua, trung bình mỗi ngày có 39 người chết vì tai nạn giao thông.

Một người bị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông 
được đưa vào Bệnh viện Việt - Đức (Hà Nội) cấp cứu.

Chiều ngày 5 Tết, bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) đông nghịt bệnh nhân. Trung bình 30 phút lại có thêm bệnh nhân chuyển đến khoa cấp cứu. Tại khoa Phẫu thuật thần kinh, một bệnh nhân 22 tuổi ở Bắc Ninh chuyển đến liên tục la hét vì đau đớn.

Theo người nhà, đêm giao thừa, sau khi uống khá nhiều rượu nam thanh niên này đi xe máy, tự lao vào cột điện và bất tỉnh tại chỗ. Nạn nhân được chuyển đến cấp cứu từ mùng 1 Tết trong tình trạng hôn mê sâu do dập phổi, chấn thương sọ não, vỡ xương hàm mặt. Sau gần 5 ngày, dù đã tỉnh nhưng tiên lượng về sự sống của bệnh nhân này vẫn rất mong manh.

Trong khi đó, tại khoa cấp cứu, một bệnh nhân 45 tuổi ở Vĩnh Phúc đã phải “đón Tết” bằng máy thở trong bệnh viện gần một tuần qua. Theo vợ bệnh nhân, trong bữa tiệc gia đình, ông và người anh rể đã quá chén. Sau đó, 2 người lại đi xe máy và lao thẳng xuống hố vôi khiến cả 2 phải nhập viện.

Bác sĩ Dương Trọng Hiền, Phó khoa Phẫu thuật cấp cứu tiêu hóa Bệnh viện Việt Đức cho biết, số bệnh nhân vào cấp cứu tại khoa này tăng từ những ngày đầu năm. Cụ thể, mùng 1 Tết có 95 bệnh nhân cấp cứu, đến mùng 2 vọt lên 127 ca, mùng 3 là 147 ca và mùng 4 lên đến 156 ca. Trong đó, khoảng 70% bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Số ca chấn thương sọ não, tử vong hoặc phải "xin về" trong dịp Tết tăng cao chưa từng thấy, với gần 30 trường hợp, trong khi những năm trước con số này chỉ khoảng 10-15.

Trực ở bệnh viện ngày 5 Tết, điều dưỡng viên Nguyễn Ngọc Thực (Bệnh viện Việt Đức) nói, nếu như mùng 1 Tết năm trước chỉ có 30 - 40 ca cấp cứu, y - bác sĩ trực vẫn có thời gian để chúc Tết thì những ngày vừa qua, các y - bác sĩ phải làm việc không nghỉ. Do lượng bệnh nhân tăng vượt dự tính ban đầu nên bệnh viện đã phải chuyển nhiều bệnh nhân đến các bệnh viện khác như Thanh Nhàn, Xanh Pôn để cấp cứu hỗ trợ.

Theo bác sĩ Bùi Huy Mạnh, khoa Phẫu thuật thần kinh bệnh viện Việt Đức, nguyên nhân tai nạn trong những ngày Tết, hầu hết là do người điều khiển phương tiện uống rượu bia. Cứ 10 bệnh nhân chấn thương sọ não, có 8 trường hợp liên quan đến rượu, bia. Các y - bác sĩ bệnh viện Việt Đức nhận định, số ca tai nạn giao thông nhập viện sẽ còn tăng nhiều trong vài ngày tới khi lượng người đổ về các đô thị tăng.

"85% số vụ tai nạn giao thông xảy ra trên các tuyến đường liên thôn, xã, huyện. 100% vụ tai nạn giao thông là giữa xe máy với xe máy và 70% là do điều khiển phương tiện sau khi uống rượu, bia; nhiều trường hợp chở người quá mức quy định lại không đội mũ bảo hiểm", ông Nguyễn Hoàng Hiệp phân tích. Thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho hay, trong những ngày Tết, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đã tăng gấp đôi so với ngày bình thường.

Ông Hiệp cho rằng, thông thường lực lượng công an, cảnh sát giao thông tập trung nhiều trên các quốc lộ. Trong khi đó, công an tại các xã, huyện lại không đủ để quản lý giao thông trên địa bàn. Thủ tướng vừa có công điện khẩn yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục tăng cường bảo đảm an toàn giao thông nhằm giảm số vụ, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông.



Kết luận: 

Thật không cân xứng giữa số tiền phí, thuế người dân phải đóng so với chất lượng giao thông tồi tệ ở Việt nam. Không sai khi người dân đặt cho ông bộ trưởng Đinh La # cái tên: “Đường Lại Tắc”. 




________________________________

Đọc thêm: 



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo