Nguyễn Trung Tôn (Danlambao) - Màn đêm dày đặc bao quanh các buồng giam chật hẹp. Trong buồng số 9 nhà A1a trại tạm giam Công an tỉnh Nghệ an, sau những câu chuyện của mỗi người, 4 chúng tôi mỗi người một quê hương, bỗng trở nên gần gũi.
A Lào (Lầu Vả Rùa) nói chầm chậm vì tiếng Việt chưa thạo, qua câu chuyện cậu kể, tôi biết cậu đã nhiều lần đưa Ma Túy từ Lào vượt đường rừng về khu vực rừng núi Tương Dương - Nghệ an để giao cho khách, mỗi lần như vậy khoảng 2 hay 3 bánh. Lần đi khiến cậu sa lưới này có một người cùng đi để bảo vệ cho cậu. Anh Lào cho biết người đi cùng cậu ta là một tay súng rất giỏi, hai tay hai súng, người này luôn bám theo A Lào từ xa để bảo vệ A Lào. Lần này “Khách hàng” của cậu đã bị Công an Việt Nam theo dõi, họ đóng giả là một mối hàng lớn, cùng đi theo với người khách hàng cũ, A Lào và người bạn hàng cũ mất cảnh giác, nên đang khi giao hàng, bỗng dưng A Lào và người khách cũ bị quật ngã xuống khe. Công an ập tới chĩa súng vào người khống chế. Thấy A Lào gặp nguy hiểm, người đi cùng A Lào đã nổ súng bắn vào lực lượng công an nhằm giải vây cho cậu ta, khiến cho một Công an bị thương, còn đồng bọn của A Lào thì sống chết thế nào Lào không rõ. Chỉ biết rằng với tình tiết trên A Lào rất có thể phải chịu mức án tử hình.
Thò Gà Hùa tên gọi khác Thò Bá Chư thì kể rằng: Từ nhỏ lớn lên trên vùng núi huyện Quế Phòng, tỉnh Nghệ An; Hùa phải vật lộn với cuộc sống nương rẫy rất vất vả mà vẫn không đủ sống, Hùa mồ côi cha khi con nhỏ, khi cậu mới lớn thì mẹ cậu ta bỏ lại Hùa và 2 người em còn nhỏ đi lấy chồng khác, Hùa đã lấy vợ có 2 con, vợ chồng cậu phải rất vất vả để nuôi 2 con nhỏ và 2 người em. Hùa chưa biết gì về Ma túy cả. Bỗng một hôm có người tới nhà nói với Hùa, họ sẽ giúp Hùa có cuộc sống khấm khá hơn để nuôi cả gia đình và các em. Người đó nói với Hùa, chỉ cần Hùa cho họ gửi Hê rô in trong nhà Hùa, mỗi khi có khách tới lấy hàng thì họ sẽ trả cho Hùa mỗi bánh là 500 USD. Hùa rất sợ, nhưng nghĩ rằng nếu đồng ý cho người kia gửi hàng thì Hùa chẳng mất mát gì mà vẫn có cơ hội kiếm được tiền. Cuối cùng Hùa đồng ý. Lần này người kia nói với Hùa để cho anh ta gửi tạm 2 bánh Hê rô in thử xem sao, nếu thấy an toàn thì lần sau sẽ gửi số lượng nhiều hơn. Người đó cho Hùa ứng trước 500 USD và nói số còn lại sẽ đưa sau. Người khách mới rời khỏi nhà, Hê rô in chưa kịp cất dấu, 500 USD chưa ấm túi thì cậu đã bị Công an bắt, cậu phải đối diện với mức án Trung thân.
Trần Thế Toàn lại kể: Toàn đã đi tù lần này là lần thứ 4, mới 16 tuổi, khi còn học cấp 3, cậu đã làm quen với Ma túy. Cậu thường hay rủ bạn bè chấn đường các học sinh trong trường để chấn lột tiền bạc để có cái ăn chơi. Khi học xong cấp 3 Toàn bị bắt về tôi cướp đoạt tài sản do đã cướp một chiếc xe đạp và tiền của một em học sinh. Lần này nhờ gia đình chạy chọt nên cậu chỉ bị 3 năm án treo. Gia đình Toàn đã cho Toàn đi học nghề lái xe và mua cho cậu một chiếc xe tải để đi chở hàng, nhưng chẳng được bao lâu; trong khi đang phê thuốc, cậu đã gậy tai nạn giao thông. Lần này cộng cả án treo vào cậu phải ngồi tù 4 năm. Sau khi ra trại cậu lại dính vào mà túy nên bị bắt vào trại cai nghiện, đang khi cậu ở trong trại cai nghiện thì bị công an triệu tập về trại giam để điều tra về một vụ cướp, thế là cậu lại bị kết án 7 năm tù. Ở tù 5 năm, Toàn được về. Về mới được 5 tháng Toàn bị bắt lại lần này khi ở trong người có chứa 2 tép Heroin. Toàn nói lần này có thể Toàn sẽ phải chịu án từ 7 tới 10 năm.
Tôi chỉ biết nghe họ kể về chuyện của họ, còn tôi tôi chỉ kể cho họ nghe về những câu chuyện trong Kinh Thánh và những việc tôi viết bài trên mạng lên án sự hèn với giặc ác với dân của những lãnh đạo Cộng sản, mà không nói rõ chi tiết vụ án của mình, bởi tôi không biết chắc những bạn tù của tôi, họ có đang kể những câu chuyện của họ để khuyến khích tôi kể về vụ án của mình hay không! Nên tôi nói: Tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc tôi sẽ bị bắt vào tù, vì những việc tôi làm chỉ đơn thuần là niềm tin tín ngưỡng cùng với lòng yêu nước. Tôi cũng không rõ tôi sẽ bị kết án ra sao.
Toàn nói với các thành viên trong buồng: Nghe anh Tôn kể chuyện; chúng ta biết anh ấy là người bị bắt vào tù vì lý do khác chúng ta. Nếu xã hội có nhiều người như anh Tôn thì có thể cuộc đời chúng ta đã khác, xã hội thật bất công nên mới đẩy anh vào đây! Từ này buồng ta sẽ gọi anh Tôn là anh vì anh nhiều tuổi nhất.
Sau vài câu chuyện của mỗi người, chúng tôi bắt đầu đi ngủ. Toàn bảo A Lào cắt túi bóng se dây mới để thay cái dây khăn mặt, và dây mắc màn. Toàn mở túi tư trang và lấy ra mấy cái túi bóng mà cậu đã cất giữ sau mỗi lần ăn kẹo lạc hay ăn đường, từ những lần mua lưu ký trước đây. A Lào gấp dọc các túi bóng theo chiều dọc rộng bằng khoảng 3 ngón tay; dùng sợi chỉ đặt vào đường gấp, Hùa và Lào mỗi người một đầu sợ chỉ; họ lôi đi lôi lại như người rọc ván. Cứ như vậy họ cắt những chiếc túi bóng thành nhiều phần chỉ bằng một sợ chỉ. Tôi không biết gì mà chỉ ngồi quan sát. Sau khi cắt số túi ni lông ước lượng đã đủ dùng. A Lào và Hùa cầm những miếng túi ni lông đã rọc và khéo léo gấp hai mép vào giữa theo chiều dọc, xong lại gấp đôi lại, chủ yếu dấu đi các mép cắt. Họ dùng rằng cắn một đầu dây, và hai tay xoắn cho nhỏ lại và sau đó tay trái cầm lấy đầu còn lại, tay phải vút nhanh trên sản phẩm, vút tới đâu tay trai kéo tới đó. Chỉ trong mấy phút những chiếc túi bóng ny lông đã trở thành những sợ dây dai tron như dây cước. Họ dùng nó để thay chiếc dây khăn mặt và dây mắc màn đã củ. Bây giờ tôi mới quan sát kỹ hơn về những chiếc dây màn và nới buộc nó trên tường. Thì ra trong buồng giam không có bất cứ một thiết kế nào để cho tù nhân có chỗ để mắc màn. Những người tù ở đây đã phải sáng tạo ra cho mình bằng cách, dùng những chiếc khóa quần áo bằng kim loại còn sót lại qua những lần kiểm tra của công an và đuôi của những chiếc bàn chải đánh răng, kiên tri khoáy vào tường làm thành những lỗ trên tường, tuy chỉ sâu khoảng 1cm (tức hết lớp áo của tường) nhưng nó cũng đã là một nỗ lực rất lớn của người đã tạo ra nó. Các lỗ này được tạo ra, “người thợ” phải khéo léo sao cho phía trong rộng hơn miệng lỗ. Sau khi đã tạo xong rồi, họ dùng túi ni lông xoắn lại bằng chiếc đỏ ăn cơm, gấp đôi lại tạo thành khuyết, đầu bên kia, dùng lửa đốt cho cháy, đang khi cháy như vậy, “người thợ” cầm dúi khuyết màn vào lỗ khuyết đã tạo, giữ tay một lúc cho nguội phần ny lông đã đốt chảy mềm bám vào lỗ trên tường và không tụt ra được nữa. Vậy là trong buồng giam đã có chỗ mắc màn và dây khăn mặt.
Sau khi đã thay dây màn và dây khăn mặt. Toàn nói với cả buồng: Mai thứ 3 là ngày mua lưu ký. Buồng mình sẽ mua thêm một thùng Mỳ tôm, 10 con cá, 5 lạng thịt, 2 gói kẹo Trái cây, 10 bánh chưng, 5 lạng đường. Anh em nghĩ xem còn cần gì nữa không? Hùa nói: Mua thêm cho anh Tôn một bàn chải đánh răng, một khăn mặt và một bát, một thìa. Tôi nói: Tôi mới vào buồng, lại chưa có tiền lưu ký, quần áo còn phải mượn của anh em nên rất nể, nếu được thì anh em mua giúp tôi, khi nào gia đình gửi tiền vào tôi sẽ mua trả anh em. Toàn nói: Anh yên tâm đi, đã vào đây rồi chúng ta là anh em với nhau, chúng ta phải thương yêu và giúp đỡ nhau. Tiền của anh em cũng là tiền chung, anh không phải ngại. Nghe những gì Toàn nói, tôi thấy được an ủi vô cùng, lòng thầm cám ơn Chúa vì Ngài đã chuẩn bị cho tôi gặp những người anh em mới trong chốn lao tù thất đáng trân trọng.
Khi anh em đi vào giấc ngủ, tôi ngôi dậy cầu nguyện nhẹ nhàng để cám ơn Chúa về nhưng gì Ngài làm cho tôi, tôi phó thác lên cho Chúa những trăn trở của mình về cuộc sống gia đình và nhưng tháng ngày tiếp theo của tôi trong chốn lao tù. Cầu nguyện xong tôi năm xuống và ngủ rất ngon lành.
Còn nữa!
Thanh hóa ngày 22/06/2014
Nguyễn Trung Tôn
ĐT: 0162.8387.716
Email: nguyentrungtonth@gmail.com
Bài đã đăng: