Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) - Đầu năm Ất Mùi, hoa hậu Kỳ Duyên đi thăm cụ "giáo sư", được cụ tặng cho 2 câu đối thuộc vào hàng... "vô đối"! " Vô đối " không vì nó tầm thường, mà vì nó thuộc vào dạng... tầm bậy!!
Cụ Vũ Khiêu học lực chỉ đến bậc tiểu học, nhưng nhận bừa có bằng Tú tài Pháp của trường Bonnal! Nghề nghiệp đầu tay của cụ là lao công bệnh viện, chuyên về đổ bô, từ đó về sau cụ tiếp tục phát huy, bưng bô hay đội bô cho đảng đều thuộc vào hàng xuất sắc. Nhờ vậy mà cụ được đảng phong cho làm "giáo sư học giả"!
Vì cái lẽ cụ học thì giả, nhưng đổ bô thì là rất thật nên chi mỗi khi cụ "giáng bút" thì thiên hạ lại phải một phen bịt mũi, ói mửa vì cái mùi bô cố hửu của cụ. Từ chuyện đòi sửa văn của đại thi hào Nguyễn Du trong truyện Kiều, đến việc "giáng bút" bừa bãi ở Bình Đà, nay để "giáng" ra được 2 câu đối cho người đẹp, cụ rặn được câu đầu còn câu sau cụ "sao y bản chánh" của một đại thi hào khác là Lý Bạch.
Ngay câu đầu tiên, cụ "giáo sư" phán: "Trí như bạch tuyết tâm như ngọc" khiến cho cư dân mạng phải sửng sờ. Cụ muốn nói gì đây? Muốn nói tâm ý của cô hoa hậu trong trắng như tuyết, sáng như ngọc, mà cụ không phân biệt được sự khác nhau giữa Ý và Trí, hay là cụ chửi xéo cô HH hoa hậu não rỗng, trí óc trắng xóa chẳng có cái chi trong đó? Hic, cả 2 trường hợp đều dở cụ ạ. Nếu là cụ chơi xỏ cô hoa hậu não rỗng thì quả thật cụ già mà đểu, chửi con người ta xong lại lợi dụng hôn với hít! Còn nếu là cụ muốn khen thật nhưng lại không phân biệt được giữa ý và trí, thì cụ làm ơn từ nay gác bút vào chùa tụng kinh sám hối chờ ngày về với ông bà, chứ đừng "giáng bút" kiểu này nữa hại não con cháu lắm cụ ạ!
Rặn được 1 câu đầu, cụ "giáo sư" hết cả vốn chữ, bí quá bèn "bưng nguyên con" của Lý Bạch về xài đỡ: "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung"! Tới đây xin phép cắt ngang bàn một chút về thư pháp khi viết câu đối. Câu đối một khi viết ra để treo lên cho mọi người thưởng thức thì phải viết bằng dạng thư pháp, chữ phải đẹp, như rồng bay phượng múa, như 1 bức tranh. Chẳng có ai viết câu đối bằng chữ in, lệch lạc xấu xí như cách viết tầm bậy của cụ Khiêu cả! Đã thế cụ lại còn bỏ dấu bừa bãi, dấu hỏi bỏ thành dấu huyền, sau đó lại thành dấu chấm 1 cục khiến cho người đọc có cố giương mắt cũng chỉ đọc thành thế này "Vân tường y thường họa tương dung", như trong các bài báo trong nước đã đăng!
Phàm là câu đối ngẫu hứng tả người tả cảnh, phải phù hợp với người đó cảnh đó, nhưng ở đây cô hoa hậu Kỳ Duyên đến thăm cụ mặc áo đen, mà cụ gán ghép cho câu "Vân tưởng y thường: nhìn áo tưởng mây" thì 1 đây là mây đen vần vũ cũng cỡ bão cấp 10, còn không thì lúc ấy não cụ không trắng như bạch tuyết mà đang đầy các ý nghĩ đen tối nên mới nhìn áo cô hoa hậu ra mây!
Trở lại vấn đề niêm luật trong câu đối, vì cụ lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia nên câu đối của cụ nó sai trật lất. Trí mà cụ đối với vân, y thường mà đối với bạch tuyết, tâm lại đối với hoa, ngọc đối với dung.. thì đúng là không tầm thường mà chính xác là quá... tầm bậy!!
Mình chỉ là hàng hậu bối, cũng chẳng có học vị gì, nhưng vì là con cháu VNCH nên ít ra những gì mình học được là "học thật", nên nhân đây xin mạn phép "sửa lưng" cụ giáo sư học giả của đảng, làm giùm cho cụ 2 câu đối chuẩn:
"Ý như bạch tuyết tâm như ngọc
Xiêm tựa phù vân dung tựa huê"
Ý là bên trong đối với xiêm áo là bên ngoài là rất chuẩn. Bạch tuyết đối với phù vân (đám mây nhẹ bay thoảng qua) cũng là tạm ổn. Tâm đối với dung, huê đối với ngọc thì thật sít sao đúng điệu. Cụ mà đối được như thế thì chẳng ai dám cười cụ đâu ạ. Nhưng đáng tiếc...
Ngoài ra mình cũng xin nhắn với cô hoa hậu Kỳ Duyên, năm mới có đi chúc Tết muốn được hên nở mày nở mặt, thì nên tìm đến con cháu VNCH hay những người đấu tranh dân chủ thực sự mà thăm, vì tuy họ bị đảng CSVN gán ghép là " phản động" nhưng học thức và hiểu biết của họ là thật, chứ không phải là "học giả đổ bô" như ba cái loại hàng dỏm của đảng, cô nhé!
Thêm một điều cuối cùng, theo báo chí trong nước cho biết, sau khi "giáng bút" tặng câu đối cho hoa hậu, cụ lại bảo cô Kỳ Duyên ký tên vào đó, để cụ giữ lại treo TRONG NHÀ CỤ làm kỷ niệm!!! Đời thuở nay tặng người ta câu đối nhưng lại không đưa cho người đó mà giữ lại cho mình thì đúng là mới thấy lần đầu!
Sao cụ "giáo sư học giả" này kẹo thế? Hay là cụ hôn hít cô HH xong thấy chưa đủ phê nên cụ... "đòi lại quà"? Tâm tư quá đi mất!