T.N - Vào lúc 14h30, ngày 22/4 (20:10, ngày 23/3 VN, trong không gian trang trọng của holl- Bristol Hotel, lễ trao giải “Tự do ngôn luận 2014” cho nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và lễ bế mạc đại hội thường niên Hội nhà Văn NaUy đã diễn ra. Dưới đây là diễn văn bế mạc do Chủ tịch Hội nhà văn NaUy, ngài Sigmund Løvåsen trình bày, lời chúc mừng Đại hội cùng lời cám ơn của vị khôi nguyên giải, nhà văn Việt Nam, Nguyễn Xuân Nghĩa. Sau đây là toàn văn công bố giải thưởng do ngài chủ tịch Hội Nhà văn Nauy trình bày và thư chúc mừng, cảm ơn của vị khôi nguyên gửi sang trực tiếp từ Việt Nam qua đường truyền interet.
*
I.
Jeg er veldig takknemlig
Nguyen Xuan Nghia (på skjerm)
DnFs Ytringsfrihetspris for 2014 gikk til Nguyen Xuan Nghia, og blir formelt utdelt under foreningens årsmøte. Den vietnamesiske forfatteren har selv tre års husarrest og kan ikke være i Oslo for å ta imot prisen. Men internett lar seg ikke stoppe: DnFs årsmøte får derfor direkteoverført videosamtale med Nghia:
TEKST OG BILDER: METTE KARLSVIK
Nghia takker for å ha blitt tildelt prisen, og sier, over videosamtale til DnF-medlemmene, blant annet dette:
Jeg ønsker å sende mine beste hilsener til styreleder og medlemmene som er på Årsmøtet. Jeg er meget lei meg for at jeg ikke selv fikk komme og ta imot prisen. Kommunistregimet i Vietnam har pålagt meg husarrest etter seks år i fengsel. Men jeg er veldig takknemlig for at kona mi kunne dra til Oslo, og for at hun har blitt tatt imot på en bra måte.
Siden 2013 har noen vietnamesiske forfattere gjort opprør mot det sittende autoritære, vietnamesiske kommuniststyret, og dannet en uavhengig forfatterforening. Nghia er en av dem.
Prisvinnerens kone Thi Nga Nguyen var en av de mange som er tilstede under videooverføringen, og tar også med seg diplom hjem til Vietnam. Hun tilbrakte ellers helgen i Oslo, og var en av de eksterne gjestene under DnFs festbankett lørdags kveld. Her er hun (tredje fra venstre) sammen med DnF-leder Sigmund Løvåsen (t.v), tolk Thuan Nguyen, og en familievenn fra Vietnam:
Thi Nga Nguyen kom heile veien fra Vietnam for å ta imot prisen som mannen hennes fikk, søndag:
Stående applaus til vinneren av årets Ytringsfrihetspris fra en fullsatt sal (Helt til venstre er leder i DnFs Internasjonale Utvalg, Øivind Hånes):
II. Thư gửi hội nhà văn Nauy của vị khôi nguyên giải "Tự Do Ngôn Luận 2014"
Kính thưa ngài Sigmund Løvåsen, chủ tịch Hội nhà văn Nauy
Kính thưa các nhà văn, thành viên Hội nhà văn Nauy.
Tôi, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, từ thành phố Hải Phòng- Việt Nam, gửi tới ông Sigmund Løvåsen, chủ tịch Hội nhà văn Nauy và các đồng nghiệp cầm bút Nauy lời chào trân trọng nhân dịp Hội nhà văn Nauy tiến hành đại hội thường niên.
Đồng thời tôi gửi đến Hội nhà văn Nauy sự cảm tạ sâu sắc sau giải thưởng “TỰ DO NGÔN LUẬN 2014” mà tôi hân hạnh được quý Hội trao tặng.
Tôi cũng lấy làm tiếc tự bản thân không thể đến Nauy nhận giải thưởng cao quý này. Tôi đang trong thời gian bị cưỡng bức thực hiện án quản chế 3 năm tại nhà mà nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam áp dụng thêm, sau 6 năm phải thực hiện án tù trong trại giam.
Thưa quý vị đồng nghiệp
Ở quốc gia chúng tôi, từ khi đảng cộng sản Việt Nam chiếm quyền cai trị (1946), giới học giả, trí thức và toàn bộ dân chúng không được nói lên sự thật về hiện tình đất nước.
Đó là tình trạng nghèo đói, tụt hậu của quốc gia, bất công của xã hội, sự tham nhũng của nhân viên chính quyền từ thấp lên cao;
Đó là lãnh thổ, lãnh hải bị xâm chiếm,và công dân bị tước những quyền cơ bản theo công ước LHQ như quyền tự do tư tưởng, ngôn luận, báo chí, tôn giáo, chính trị... mặc dù nhà cầm quyền đã ký kết.
Đồng thời giới cầm bút cũng bị tước bỏ quyền tự do sáng tạo hướng đến cái CHÂN- THIỆN-MỸ, là tiêu chí của nghệ huật. Tất cả đều phải viết theo chỉ dẫn của đảng cầm quyền , phải ca ngợi đảng cầm quyền, ca ngợi chủ nghĩa cộng sản.
Chính quyền độc tài quản trị tất cả các nhà xuất bản, các cơ quan thông tin đại chúng và sẵn sàng đàn áp, bỏ tù các nhà văn, nhà thơ dám nói lên sự thật trong các sáng tạo nghệ thuật của họ.
Năm 1956,1957, chính quyền độc tài đã kết án tù nhiều Văn-Nghệ-Sỹ trong nhóm sáng tác tự do “Nhân Văn Giai Phẩm” và từ đó đến nay họ tiếp tục kết án tù nhiều người cầm bút. Nhiều nhà văn bị cấm hành nghề, bị khủng bố bằng nhiều hình thức.
Tuy nhiên,dù chính sách kiểm duyệt khắt khe đến mức độ nào và tư tưởng bị cưỡng bức đến đâu, vẫn có những Văn-Nghệ-sỹ đã vượt qua để dùng ngòi bút viết cho nhân dân, cho tổ quốc, cho tự do và nền văn học nhân văn và tiến bộ.
Không còn nhà xuất bản nào dám in các tác phẩm của họ, không có cơ quan thông tấn nào cho phép họ trình bày các trang viết, các quan điểm, nhờ có interet, nhà văn chúng tôi đã xuất bản tác phẩm của mình trên blog, facebook bất chấp chính quyền lập tường lửa ngăn chặn và kết án người viết bằng các tội danh phi lý như “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ...”.
Từ năm 2013, một số nhà văn đã vượt qua được sự sợ hãi, tách ra khỏi sự kìm kẹp của chính quyền và thành lập “Hội những nhà văn độc lập”.
Và tôi là một người trong số đó từ năm 2003.
Tôi vô cùng cảm kích khi được Hội nhà văn Nauy trao giải thưởng “TỰ DO NGÔN LUẬN” lần này.
Tôi coi đây là một vinh dự lớn, không chỉ dành cho những sáng tác của tôi trong thời gian qua, mà còn là một vinh dự lớn cho các nhà văn Việt Nam đã vượt qua được sự sợ hãi về tù đày, khủng bố, vu cáo... để dùng các trang viết phục vụ cuộc cách mạng dân chủ hóa đất nước, cho văn học đích thực
Nó cũng là sự khích lệ quý báu của quý Hội dành cho giới cầm bút tại Việt Nam đang viết cho nhân dân Việt Nam yêu quý của chúng tôi, dân tộc đang đấu tranh để có được một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái, tiến bộ và thịnh vượng.
Xin vô cùng biết ơn và kính chúc Đại Hội thường niên của Quý vị thành công.