Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu có khi gây hại, không thể tùy tiện - Các thế lực thù địch bên ngoài sẽ thúc đẩy trưng cầu dân ý, và khi có 1 vấn đề cần trưng cầu dân ý mà họ xúi giục người dân, thì chúng ta phải làm như thế nào? Đây là những vấn đề cần phải hết sức thận trọng khi xây dựng Luật này.” Hà Minh Huệ ĐB/QH - PCT / Hội nhà Báo VN - (VTC News - 6 /6 /2015). (*)
À! vỡ lẽ ra nó là như vậy, để trả lời cho phát biểu chiều 3/6 tại nghị trường QH: “Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp, số người dân trí cao là thiểu số, trưng cầu ý dân có khi gây hại, không thể
tùy tiện”. Khi bị công luận truy hỏi ráo riết về lời nói này, ba ngày sau (6/6) ông ĐB/QH Hà Minh Huệ chịu hết siết đành phải phọt ra rằng: Là vì sợ “các thế lực thù địch bên ngoài sẽ xúi giục thúc đẩy người dân trưng cầu dân ý một vấn đề nào đó mà nhà nước đảng ta không thích, nhưng không biết phải làm sao” nên Quốc Hội không thể tùy tiện trưng cầu ý dân (*)
Trong khi trưng cầu dân ý đã được Luật hóa từ rất lâu ở các nước văn minh phát triển. CHXH/CN Việt Nam “quyền phúc quyết” (trưng cầu ý dân) có từ Hiến pháp 1946, việc trưng cầu dân ý cũng là một trong những việc làm nhằm khẳng định quyền dân chủ của người dân, ghi trong Hiến Pháp năm 2013.
Thì thật là buồn cười, cái “ngu trí ” và tối dạ của ông ĐB/QH Hà Minh Huệ, ông nói như thế là bôi tro trát trấu lên mặt “nhà nước đảng ta” rồi còn gì! Cuốc Hội của Nhân Dân hay của đảng? mà không thể tùy tiện trưng cầu ý dân ? 90 triệu người không thể trưng cầu phúc quyết những gì mà một nhóm nhỏ (đảng CSVN) không muốn?.
Ông ĐB/QH Hà Minh Huệ lấp lửng trả lời PV báo chí như thế này:
“Trong tình hình đất nước ta hiện nay, muốn xây dựng Luật trưng cầu dân ý, là một luật mới, liên quan tới vấn đề dân chủ, càng phải thận trọng. Ý tôi nói và nêu ở câu đấy được trích dẫn là trong bối cảnh hiện nay, cần xác định cụ thể những vấn đề gì cần được đưa ra trưng cầu dân ý, không phải vấn đề nào cũng đưa ra. Theo tôi, đó phải là những vấn đề rất lớn, như vấn đề sửa đổi điều này, điều kia của Hiến pháp. Còn nhưng việc lớn nào khác, tôi mong Ban soạn thảo xác định, tôi chưa thể nói được trong lúc này” (*).
Không phải vấn đề nào cũng đưa ra trưng cầu dân ý? Nhưng tôi chưa thể nói ra được trong lúc này? Có phải những việc tương tự như thế này mà ông Hà Minh Huệ không dám nói ra?:
90% những quốc gia XHCN theo chế độ CS trước kia thì nay đã từ bỏ nguyền rủa nó thậm chí cấm tiệt hình ảnh búa liềm CS và ngôi sao đỏ (Đông Âu và mới đây là Ukraina) - Nhưng trưng cầu ý dân Việt Nam xem có còn cần thiết duy trì chế độ CS/XHCN lạc hậu này nữa hay không thì điều đó không được phép? vì “số người dân trí cao thiểu số” CSVN không đồng ý?
Trung Quốc bắn giết binh sĩ Việt Nam chiếm đảo biển xây dựng căn cứ quân sự - Không kiện Trung Quốc ra tòa Luật biển quốc tế (ITLOS), không đoái hoài đến lời kêu gọi phối hợp tuần tra của Philippines, Hoa Kỳ và Nhật Bản trên Biển Đông và không quan tâm đề xuất của Malaysia thành lập một lực lượng Liên minh gìn giữ hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á vì “số người dân trí cao thiểu số” CSVN không đồng ý đưa các việc này ra trưng cầu dân ý?.
Chắc vì: Dân chủ của ta có hạn (ĐB/QH-Hà Minh Huệ) nên mỗi lần bầu cử Quốc Hội và UBND các cấp phải để cho nhóm “người dân trí cao thiểu số” (mặt trận phản quốc) của “đảng ta” chọn lựa ứng viên trước rồi mới đến người dân cư tri “dân trí còn rất thấp” được bầu sau?
Và cũng theo ĐB/QH-Hà Minh Huệ PCT-Hội nhà Báo VN, so với thực dân Pháp và CP/Miền Nam trước kia có nền tự do ngôn luận, người dân tự do xuất bản hàng trăm tờ báo, ngày nay dưới chế độ độc tài CSVN vì “Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp” nên người dân không được xuất bản tờ báo nào - Nó chứng minh “đảng ta” là “số người dân trí cao thiểu số” văn minh hơn thực dân Pháp và CP/Miền Nam trước kia?.
Liên quan vấn đề này, PV báo chí hỏi: Như ông (Hà Minh Huệ) vừa nói, vậy theo ông những vấn đề nào nên trưng cầu dân ý và vấn đề nào là không cần trưng cầu dân ý?
Ông Hà Minh Huệ trả lời: Ví dụ như việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại một địa phương. Đây là vấn đề cấp Quốc gia, nên đa số ý kiến của người dân sẽ đồng tình (dựa vào đâu ông khẳng định điều này?) nhưng ý kiến của người dân địa phương nơi sẽ xây dựng không đồng tình, họ không đồng tình vì họ lo ngại về sự an toàn của dự án đối với cuộc sống của người dân địa phương đó. Sự lo lắng này là do họ không hiểu về vấn đề an toàn hạt nhân là như thế nào. Cái này cũng không phải là ai cũng hiểu được. Còn đã có chủ trường làm thì làm phải an toàn. Các nước khác trên thế giới cũng xây dựng và phát triển các nhà máy hạt nhân. Đây là quyền và trách nhiệm của nhà nước, chính phủ và các cơ quan chức năng.
Tuy nhiên không hiểu ông này sẽ trả lời ra sao? Nếu ai đó thật thà hỏi ông Hà Minh Huệ: Vì sao 2 cường quốc “điện hạt nhân” Chính phủ Đức thông báo quyết định đóng cửa tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Đức vào năm 2021 và Nhật Bản đã đóng cửa toàn bộ 48 nhà máy điện hạt nhân trên toàn nước Nhật kể từ tháng 9/2013 sau sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima. (VietNamNet. 11/11/2014).
Và thực tế hơn hết, nếu đúng là: "Dân chủ của ta có hạn, dân trí còn rất thấp” thì làm thế nào có cái Quốc Hội to đùng tiện nghi mát rượi với phòng ăn thượng hạng cho ông ĐB/QH-Hà Minh Huệ no đủ rồi “ngu trí ” phát biểu nhố nhăng hổn hào với Nhân Dân như thế?
06/06/2015
________________________________________