Tất cả vì “đại cục” nặng mùi - Dân Làm Báo

Tất cả vì “đại cục” nặng mùi

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông phi pháp, không chỉ làm hai siêu cường Mỹ, Trung đang căng thẳng mà nó còn là chuyện thời sự rất “nóng” ở Đông Nam và châu Á, cụ thể tại Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 14 khai mạc ở Singapore ngày 29/5 vừa qua hầu hết nội dung phát biểu tại diễn đàn này đều cập, có lúc rất cứng rắn chỉ trích đích danh Trung quốc là thủ phạm.

Như Malaysia một quốc gia trước nay vốn kín tiếng kiệm lời cũng phải lên tiếng: “Căng thẳng Biển Đông có thể thành xung đột chết chóc nhất thế giới” đó là lời cảnh báo của ông Hishammuddin Hussein, bộ trưởng Quốc phòng Malaysia, tại diễn đàn hội nghị ngày 30.5. Trước đó chính vị Bộ trưởng này cũng đã đề xuất thành lập một lực lượng Liên minh gìn giữ hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Malaysia một quốc gia có đảo biển tranh chấp nằm trong vùng ranh giới 9 đoạn (đường chữ U, đường lưỡi bò) Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Còn Philippines là một trong 2 quốc gia cùng với Việt Nam bị Trung Quốc lấn chiếm đảo biển gay gắt và nhiều nhất, mà nổi cộm với Philippines là sự kiện tháng 4 - 2012 ở Bãi cạn Scaborough, đây là một cụm đảo san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines 220 km và cách đảo hải Nam Trung Quốc hơn 800 km. 

Bãi cạn Scaborough trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý Philippinen.

Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc (UNCLOS 1982) bao gồm 107 quốc gia trong đó có cả Trung Quốc và Philippines đã ký. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng đây là một phần lãnh thổ của nước này. Tàu phi quân sự của Trung Quốc kéo đến và hai bên đối đầu nhau không bên nào chịu rút, thời tiết mưa bão ở biển Đông khiến tàu Philippines không thể duy trì tại khu vực bãi cạn Scarborough được nên rút về, Trung Quốc thừa thế đã kiểm soát thực sự bãi cạn này.

Sau đó, Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế nhưng Trung Quốc cho rằng đây là tranh chấp song phương. Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của Tòa án Trọng tài quốc tế và tạo áp lực thương mại kinh tế song phương với Philippines. Nhưng Tổng thống Benigno Aquino và Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định nước này sẽ kiên quyết theo đuổi tới cùng vụ kiện Trung Quốc về tranh chấp ở Biển Đông, cho rằng việc này là cách duy nhất mang lại giải pháp lâu bền. 

Philippines đã nộp tài liệu bao gồm 4.000 trang giấy, bản đồ và băng từ hình ảnh lên Tòa án Luật biển quốc tế (ITLOS) phản bác các yêu sách phi lý của Trung Quốc đề nghị tòa trọng tài đưa ra phán quyết xác nhận đường ranh giới 9 đoạn (đường chữ U, đường lưỡi bò) của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS 1982 ở Biển Đông.

Mục đích kiên định của Phillippines có lẽ không chỉ là hiệu lực của phán quyết (mà tiên liệu Trung Quốc sẽ bất tuân) nhưng mục tiêu của họ là “quốc tế hóa vấn đề Biển Đông” công khai hóa mọi thứ với thế giới, thể hiện họ là người đúng, là người có lẽ phải, còn Trung Quốc, là nước lớn, một trong 5 thành viên thường trực HĐBA/LHQ (Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc) nhưng không tuân thủ luật pháp, không theo thông lệ, nguyên tắc của các vùng biển vùng vịnh trên thế giới như…. Vịnh Biển Caribbean…

Vịnh Biển Caribbean

Ngoài 13 nước khu vực còn có cả Hoa Kỳ, Pháp, Hà Lan và Anh Quốc có liên quan lãnh thổ và quyền lợi ở khu vực Caribe. Nhưng qua nhiều thế kỷ đến nay trên cơ sở Luật Biển toàn khu vực vẫn rất trật tự trong yên bình.

Vịnh Mexico và duyên hải Mỹ - Mexico - Cu ba.

Rất giống với biển Đông, Nhưng Vịnh Mexico nó là nội hải của châu Mỹ chứ không là của riêng nước nào, dù Mỹ là siêu cường quân sự, kinh tế số 1 thế giới với hơn 50% duyên hải trong vịnh này, trong khi khu vực chỉ có Mỹ - Mexico và CuBa. 

Vừa qua Cuba mới công bố dữ liệu mới nhất về việc đã xác định được có hàng tỷ thùng dầu ở dưới đáy Vịnh Mexico nhưng lại thừa nhận rằng phía Mỹ vì bảo vệ môi trường biển nên không mấy quan tâm đến việc hợp tác khai thác, mặc dù quan hệ giữa hai nước đang dần tan băng. Thông tin về trữ lượng dầu khí mới này được phía Cuba công bố tại cuộc họp báo bên lề hội nghị khoa học về trái đất lần thứ 6, tổ chức tại thủ đô La Habana hôm 6-5-2015 vừa qua, với sự tham dự của các khách mời Mỹ.

Người ta tự hỏi, nếu là Trung Quốc thay thế Mỹ trong khu vực này, không biết sự thể “địa chính trị biển” sẽ ra sao khi tại Biển Đông, Trung Quốc hành xử như một thảo khấu giang hồ tham lam bá quyền khu vực…

Biển Đông và “lưỡi bò 9 đoạn Trung Quốc” 

Philippines biết người biết ta, rất khôn ngoan, ngoài liên kết với Mỹ-Nhật tuần tra, còn dựa vào hậu thuẫn của quốc tế và luật Biển khởi kiện đặt Trung Quốc vào cái thế với chủ trương “trỗi dậy hòa bình”, tư tưởng nước lớn muốn lãnh đạo thế giới Trung Quốc sẽ phải cân nhắc rất kỹ nếu muốn tiếp tục thực hiện những hành vi sai trái phi pháp với Philipines. 

Vì vậy trước việc Bắc Kinh tuyên bố không tham gia vụ kiện, nhiều nước trên thế giới đang lên tiếng kêu gọi Trung Quốc phải hợp tác nhằm thể hiện trách nhiệm tuân thủ luật Biển Quốc Tế UNCLOS 1982.

Thắm thiết vì “đại cục” 6 sao Trung Quốc 

Quay về Việt Nam, hoàn cảnh y hệt như Philippines nhưng các chóp bu CSVN dứt khoát: Không kiện Trung Quốc, không đoái hoài đến lời kêu gọi phối hợp tuần tra của Philippines, Hoa Kỳ và Nhật Bản trên Biển Đông và không quan tâm đề xuất của Malaysia thành lập một lực lượng Liên minh gìn giữ hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á. (Đó là vì đại cục quan hệ hai nước, Trung Quốc Việt Nam).(Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng)

Tại sao lại như vậy? Duy nhất, chỉ có quyền lợi nhóm, bầy đàn của CSVN và CSTQ mới vì cái “đại cục” rất nặng mùi này.

03/06/2015




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo