Đổi tên Nước, tên Đảng thì lấy tên gì? - Dân Làm Báo

Đổi tên Nước, tên Đảng thì lấy tên gì?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Khi nói đến một món hàng, hay một thứ gì đó mà kèm theo nó là ghi chú: Hàng độc quyền duy nhất, đã đăng ký bản quyền, thì tất yếu cái món ấy phải thuộc hàng thượng hạng đặc biệt xuất sắc “có một không hai” được rất nhiều người ưa chuộng, sợ ai đó “copy”, thì không là chuyện lạ. Nhưng ngược lại một món hàng còn tệ hơn hàng “Secondhand” hầu hết 99% ai thấy nó cũng lắt đầu ngán ngẩm chê bai chẳng muốn động đến mà vẫn cứ đánh bóng khoa trương quảng cáo um sùm thì họa chăng nếu không điên thì cũng thuộc hàng thiểu năng về trí tuệ, điển hình là cái mặt hàng “Xã Hội Chủ Nghĩa” nước ta, 193 quốc gia LHQ chẳng có một nước nào dám lấy cái “mặt hàng” XHCN này làm quốc hiệu đi kèm với tên nước mình (kể cả 4 nước CS anh em sinh đôi với nó) chỉ duy nhất là đảng CSVN đè Tổ Quốc dán lên đó cái bảng hiệu XHCN rất kỳ quặc cứ như là mảnh thịt thừa trên thân thiên hạ và vì vậy mới đây ngày 13/12 hơn một trăm nhân sỹ, trí thức, cựu lãnh đạo cao cấp và các nhà hoạt động xã hội hàng đầu ở Việt Nam đã gửi thư ngỏ tới Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu bỏ tên nước CHXHCN/VN.

Chẳng những đề nghị bỏ tên nước XHCN mà còn yêu cầu đổi tên đảng, từ bỏ chủ thuyết Mác - Lênin và thay đổi triệt để hệ thống chính trị vì “tương lai dân tộc”. (1) 

“Nhân cách một dân tộc không thể lớn lên cùng thiên hạ khi nhắm mắt cúi đầu tôn thờ một thứ phế thải như rác rưởi của nhiều dân tộc khác” 

Đáng quan tâm là thư ngỏ này gửi đến Bộ CT chỉ một ngày trước khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI khai mạc Hội nghị lần thứ 13 Sáng 14/12, tại Hà Nội, (VOV.VN) 

127 người đã ký tên, trong đó có các nhân vật như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Chu Hảo, Đại sứ Nguyễn Trung, Giáo sư Tương Lai, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, ông Nguyễn Mạnh Can, nguyên PB Tổ chức Trung ương Đảng, bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm v.v...

Lần đầu tiên trong lịch sử của đảng CSVN, Bộ chính trị phải đối diện với những câu chữ tận cùng của lòng trung thực, mạnh mẽ chưa từng thấy của nhiều đảng viên CS trung & cao cấp, thư ngỏ viết:

"Ý chí quyết tâm chuyển đổi thể chế chính trị của Đại hội XII cần được biểu thị bằng những hành động cụ thể như đổi tên đảng (không gọi là Đảng Cộng sản); đổi tên nước (không gọi là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa); trả lại tự do cho những người khác chính kiến đang bị giam giữ; chấm dứt sự trấn áp ngăn chặn nhân dân thực hiện quyền tự do dân chủ theo Hiến pháp”.

Lời thư thẳng thắn “chưa từng có” trong đó có đoạn chỉ thẳng vào nguyên nhân và chính bản thân đảng Cộng sản về việc lãnh đạo của đảng này ở Việt Nam suốt thời gian qua:

"Sự phát triển của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do Đảng Cộng sản Việt Nam từ nhiều năm nay dẫn dắt cả dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô-viết dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin.

"Trên con đường đó, trong vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam bám giữ thể chế độc tài toàn trị với bộ máy cầm quyền hết sức nặng nề, thiên về dùng bạo lực và dối trá, vi phạm nhiều quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo thuận lợi cho tệ tham nhũng, ức hiếp dân và sự thao túng của các nhóm lợi ích bất chính.

"Đường lối sai lầm theo ý thức hệ cùng với bộ máy cầm quyền nhiều khuyết tật cũng không dựa vào sức mạnh của toàn dân tộc để có đối sách đúng đắn bảo vệ độc lập, chủ quyền chống mưu đồ và hành vi bành trướng của Trung Quốc. "Thực tiễn của nước ta cũng như trải nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy rõ sai lầm và thất bại của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác - Lênin. (1)

Đặc biệt trong thư đề cập tới trường hợp của quốc gia Myanmar như là một điển hình mà lãnh đạo đảng CSVN cần soi rọi, thư ngỏ viết: 

“Tuy đối mặt với những thách thức mới rất gay gắt, nhưng với sự cổ vũ và bài học chuyển đổi thể chế độc tài sang dân chủ một cách hòa bình ở nhiều nước, đặc biệt là ở Myanmar mới đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đang có cơ hội thuận lợi hơn bao giờ hết để đưa đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới”. (1)

Tấm gương Myanmar - Bắt đầu từ ngày 21-10,- 2010 - Myanmar đã chính thức thay quốc kỳ, quốc hiệu mới. Những thay đổi này kèm theo thay đổi chính trị, những cánh chim bất đồng chính kiến tự do tung bay ra khỏi các nhà tù, tất cả diễn ra 2 tuần trước cuộc tổng tuyển cử Quốc Hội đa nguyên tự do dân chủ đầu tiên của Myanmar trong vòng 20 năm qua. 

Quốc kỳ và Liên bang Myanmar cũ (trên) Quốc kỳ và Cộng Hòa Liên Bang Myanmar mới (dưới)

Tức nước vỡ bờ, quả bóng nào tốt nhất cũng có giới hạn nhất định, 127 quả bóng nói trên mới chỉ tức tối xì hơi thôi, rất khác với hơn 80 triệu quả bóng made in Hùng Vương Âu Lạc bất chợt cùng lúc phát nổ.

14/12/2015




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo