Bắc Kinh chuẩn bị tấn công Việt Nam? - Dân Làm Báo

Bắc Kinh chuẩn bị tấn công Việt Nam?


Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không trên quần đảo Hoàng Sa về mục đích gì?

Việc Tàu Cộng triển khai hệ thống tên lửa phòng không hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa, được tờ báo La Croix và Les Echos đánh giá là “một bước tiến tới âm mưu quân sự hóa khu vực Biển Đông”.

Nhật báo kinh tế Les Echos nhấn mạnh hành động trên là một sự leo thang, trái ngược với lời tuyên bố của Ngoại trưởng TC là “hoàn toàn mang tính phòng vệ” nhằm bảo vệ nhân viên sống trên đảo Phú Lâm (Woody) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Cuộc khủng hoảng tên lửa là bước mới trong chiến lược “cấm qua lại” trong khu vực này của Bắc Kinh. Sau khi tiến hành nhiều công trình bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng, các cảng nước sâu, hải đăng và nhiều công trình khác, Bắc Kinh không còn trong quá trình chiếm đóng mà thực sự đã làm xong việc nầy.

Theo nhận định của Jean Vincent Brisset - giám đốc Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IRIS-Pháp thì việc triển khai hai hệ thống gồm 8 tên lửa “địa đối không” chỉ là bước tiếp theo. Song khó mà tin được rằng, chúng chỉ nhằm mục đích bảo vệ các vùng lãnh hải trong phạm vi 12 hải lý (22 km). Vì với tầm bắn tới 200 km, các tên lửa Hồng Kỳ HQ-9 do TC sản xuất, có thể trở thành vũ khí tấn công. Ngoài ra, hệ thống radar của các tên lửa này còn có khả năng phát hiện mục tiêu như chiến đấu cơ chẳng hạn.

Nhà nghiên cứu Neil Ashdown, chuyên gia về châu Á tại Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng HIS Jane’s Defense, đánh giá: “Lần đầu tiên một hệ thống có quy mô như vậy được triển khai tại Biển Đông. Đây rõ ràng là hành động quân sự hóa khu vực”. Thực vậy, việc triển khai một hệ thống tên lửa hiện đại tại ngã tư chiến lược đối với hoạt động giao thương hàng hải, khó có thể tránh khỏi làm tăng thêm căng thẳng mà bắt đầu từ các nước láng giềng. Tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo hiện nay đang bị chia rẽ chưa biết phải phản ứng thế nào trước hành động thách thức mới của Bắc Kinh.

Cả Les Echos và La Croix đều cho rằng, chỉ trong một ngày sau hội nghị Thượng đỉnh giữa khối ASEAN và Mỹ, Tổng thống Obama có cơ hội lý tưởng để tái khẳng định sự phản đối của mình trước chiến lược bành trướng của TC. Ngoài lời kêu gọi những giải pháp hữu hiệu để làm giảm căng thẳng trong khu vực, ông còn nhấn mạnh: “không thể để giao thương hợp pháp bị cản trở. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay trên không phận và thực thi quyền đi lại khắp nơi trên thế giới được luật pháp quốc tế cho phép. Mỹ sẽ ủng hộ các nước khác cùng làm như vậy.”

Báo The Wall Street Journal ngày 17/2/2016 đưa tin Tổng thống Obama hứa giúp ĐNA chống TC bành trướng bá quyền, tuyên bố độc chiếm 90% Biển Đông khi ông tuyên bố bế mạc hội nghị nầy. TT Obama nói: “Quyền tự do đi lại phải được tuân thủ, không được vi phạm các luật lệ thương mại. Chúng tôi sẽ giúp các đồng minh và đối tác củng cố khả năng hàng hải”.

Tổng thống Mỹ và 10 lãnh đạo ASEAN đồng ý quan điểm tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết một các hòa bình và tôn trọng luật pháp. Các nhà lãnh đạo đều quyết tâm vì một trật tự khu vực, nơi mà các chuẩn mực và luật pháp quốc tế cùng các quyền của các nước lớn nhỏ đều phải được bảo vệ. Ngày 17/2/2016, kênh thời sự Fox News dẫn ảnh vệ tinh dân sự ImageSat International cho biết PLA đưa 2 giàn tên lửa đất đối không tới đảo Hoàng Sa. Hai giàn nầy gồm 8 tên lửa, cùng một hệ thống radar trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN.

Tuần trước, trang The Diplomat cũng đưa tin TC lại xây đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa gồm một căn cứ trực thăng đường băng và kè cho tàu chiến cập bến. TT Obama cũng tuyên bố chương trình kết nối Mỹ - ASEAN nhằm cải thiện kế hoạch điều hợp kinh tế giữa các nước thành viên TPP. Ông Obama đang muốn bảo vệ di sản của ông về chính sách “xoay trục về Châu Á” trước khi ông mãn nhiệm vào tháng 1/2017.

Tuyên bố của BQP Mỹ cho biết: “Những tuyên bố phi lý của TC ở Biển Đông là không phù hợp với Luật pháp quốc tế, không tôn trọng Công ước LHQ về Luật biển”. Căng thẳng ở Biển Đông gia tăng mà họ đơn phương tuyên bố ở Biển Đông, thông qua việc đẩy mạnh việc cải tạo các bãi đá ở vùng biển nầy thành các đảo nhân tạo. Thậm chí, Bắc Kinh còn xây dựng cả các đường băng có khả năng đáp ứng nhu cầu hạ cánh và cất cánh của chiến đấu cơ trên những hòn đảo mà họ bồi lấp trái phép ở Biển Đông.

Tạp chí Economist bình luận: “Điều đáng lo ngại là TC đang dần mở rộng sự hiện diện của họ cho đến khi sự chiếm đóng phi lý của họ trở thành một thực tế không thể chối cãi”. Trong khi đó, chuyên gia phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết: “Chính phủ Mỹ không đứng về phía bất kỳ bên nào trong tranh chấp chủ quyền ở khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng mạnh mẽ phản đối tuyên bố chủ quyền với các vùng biển xung quanh thực thể nầy”.

Ngoài ra, sự trỗi dậy của Tàu Cộng thách thức sự thống trị của Mỹ. Nhưng, Mỹ có nhiều đồng minh truyền thống trong khu vực và một vài nước trong số đó đã ký các “hiệp định quốc phòng với Mỹ”; vì vậy, bất kỳ sự leo thang căng thẳng nào cũng có thể đòi hỏi Mỹ phải đưa ra phản ứng phù hợp và sẵn sàng nhập cuộc, chống lại bất kỳ một cuộc xâm lăng nào của TC đối với các đồng minh của Mỹ.

Các chuyên gia Michael J. Green, Bonnie S. Glaser và Gregory B. Poling trong một bài phân tích viết cho CSIS, đã lưu ý đến chiến lược của Mỹ hiện tại. Họ cho rằng, mục đích của việc Mỹ triển khai các cuộc tuần tra trên biển là vừa để khẳng định “quyền tự do hàng hải”, vừa để bảo đảm rằng các tàu hải quân, tàu tuần tra và tàu dân sự của Mỹ cũng như các quốc gia khác, đều có quyền đi lại hợp pháp trên biển, vừa làm thế nào để tránh xung đột quân sự với TC.

Trong khi đó, chuyên gia John Garnaut trong bài viết được đăng tải trên tạp chí THE AGE cho rằng: “Tàu Cộng muốn chúng ta tin rằng, họ sẵn sàng thách thức một cường quốc hạt nhân để bảo vệ tuyên bố chủ quyền của họ ở Biển Đông. Họ nói sẵn sàng tấn công phủ đầu bất kỳ tàu nước ngoài nào thách thức, đe dọa chủ quyền lãnh thổ của TC, khi tiến sát 5 hòn đảo mà họ cải tạo trái phép ở Biển Đông”.

Tuyên bố này của Bắc Kinh trên thực tế cũng chỉ là lời “đe dọa suông” khi mà chính quyền TT Obama sau các bước đi thận trọng đã cho tàu chiến Mỹ lần đầu tiên thực hiện cuộc tuần tra ở khu vực đảo Tri Tôn hồi tháng 10/2015. Sau sự kiện nầy. TC chẳng thể đưa ra phản ứng đáng kể nào mà chỉ thông qua Tân Hoa Xã để đưa ra tuyên bố chỉ trích. Tân Hoa Xã dẫn lời người phát ngôn BNG Tàu Cộng gọi “hành động của Mỹ là vi phạm nghiêm trọng luật pháp TC, phá hoại an ninh, trật tự vùng biển nầy, làm xói mòn hòa bình và ổn định trong khu vực”. BQP Tàu Cộng cũng mạnh mẽ phản đối bằng mồm hành động nầy của Hải quân Mỹ.

Nhân định của ông John Garnaut cho rằng: “Quân đội Tàu Cộng PLA sẽ tiếp tục thúc đẩy tuyên bố chủ quyền phi lý, họ sẽ tiếp tục lớn tiếng dọa dẫm nhưng sẽ dừng lại ở chừng mực mà họ cho là không gây ra sự phản kháng quá mức”. Theo quan điểm của Garnaut, Bắc Kinh sẽ không mạo hiểm tất cả để chống lại sức mạnh quân sự của Mỹ. 

Tôi (tác giả) dám khẳng định rằng, Biển Đông chỉ là đấu trường cho một cuộc chiến tranh cân não giữa Bắc Kinh và Washington. Bắc Kinh chỉ dám đấu trí, chẳng bao giờ dám đấu lực với lực lượng quân sự hùng hậu của Mỹ. 

Tập Cận Bình phải biết tự lượng sức mạnh quân sự PLA tới đâu nếu muốn đối đầu với sức mạnh của Hoa Kỳ và đồng minh Nhật Bản. Trang Global Firepower (GFP) đã tiến hành xếp hạng hơn 125 nước trên thế giới dựa trên khoảng 50 yếu tố, trong đó có năng lực tác chiến trên không - trên biển - trên bộ, ngân sách quân sự, quy mô sản lượng tài nguyên khoáng sản, những đặc trưng về hậu cần như số lượng cảng biển và tàu sân bay đang hoạt động.

Theo dữ liệu của GFP trong bảng xếp hạng trên, quân đội Mỹ vẫn giữ vị trí đầu bảng trong năm 2016, nhờ vào ngân sách “khủng” mà nước Mỹ chi cho quân sự. Tiếp theo là Nga và TC. Ấn Độ xếp hàng thứ 4, Nhật Bản hàng thứ 5. Ngoài ra, trong top 10 còn có Đức, Pháp, Anh… TT Nga Vladimir Putin ngày 11/10/2015 tuyên bố trong trường hợp Nga có các mối đe dọa đối với an ninh của nước nầy, Moscow có thể sử dụng vũ khí công nghệ cao và các đối tác của Nga cần hiểu rõ điều nầy. Lời tuyên bố nầy của TT Putin còn nhắm tới Bắc Kinh, chấm dứt tham vọng tái chiếm vùng Viễn Đông, Siberia của Nga. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh sợ phải đối đầu trực diện với hải quân Mỹ tại Biển Đông mà chỉ dám phản đối bằng mồm.

Theo GS Julian Ku tại Đại học Hofstra, dù trên thực tế tình hình trong khu vực đang căng thẳng và sẽ tiếp leo thang, các cuộc tuần tra mà Mỹ tuyên bố là “đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông” khó có thể coi là hành động làm leo thang căng thẳng. Ông giải thích rằng: “Bắc Kinh cần nhớ, các cuộc tuần tra tương tự như những gì mà Mỹ đang thực hiện là một phần trong chính sách của hải quân Mỹ và được lực lượng nầy thực hiện trên khắp thế giới ít nhất là từ năm 1979 và TC không phải là nước duy nhất trở thành mục tiêu của các cuộc tuần tra như vậy của Mỹ. Theo BQP Mỹ, chỉ riêng trong năm 2014, Mỹ đã thực hiện các cuộc tuần tra như vậy tại các quốc gia như Argentina, Brazil, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia… cũng như Tàu Cộng. Rõ ràng, Bắc Kinh triển khai hệ thống tên lửa hiện đại trên quần đảo Hoàng Sa không nhằm chống lại Hải quân Mỹ và đồng minh của Mỹ ở khu vực mà nhằm chuẩn bị xâm lăng Việt Nam. Bắc Kinh muốn đặt sự việc đã rồi trước khi phán quyết của Tòa án The Hague ra phán quyết vào tháng 6 năm nay. 

Một câu hỏi đặt ra: “Tại sao Bắc Kinh muốn xâm lăng Việt Nam để bành trướng thế lực mà không phải là Philippines hay Nhật Bản…” Xin trả lời là: “Việt Nam không nằm trong trục liên minh chiến lược Mỹ - Nhật - Philippines đã thành hình”. Vì vậy, TC tấn công VN, Bắc Kinh sẽ không sợ lôi kéo Mỹ nhập cuộc can thiệp. Đây là hậu quả do chính sách “3 không” cực kỳ ngu xuẩn của những tên lãnh tụ “đầu tôm” trong ĐCSVN.

Chính sách quốc phòng "3 không" của CSVN

Tưởng cũng nên nhắc lại. Phát biểu trước báo giới trong chuyến thăm Tàu Cộng từ ngày 22 – 25/8/2010, Thứ trưởng BQP tên cẩu tướng phản quốc Nguyễn Chí Vịnh - Đại diện Triều đình buôn dân, bán nước của Đảng và Nhà nước CSVN - khẳng định chính sách “3 không” của VN và nhấn mạnh rằng, mối quan hệ quốc phòng giữa 2 nước láng giềng là tốt đẹp. Chính sách “3 không” mà tên Nguyễn Chí Vịnh nhắc đến bao gồm:

1. Không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào.

2. Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.

3. Không dựa vào nước này để chống nước kia.

Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa và đã cho đáp các chuyến bay thử tại đây; đồng thời triển khai hệ thống tên lửa phòng không “đất đối không” trên quần đảo Hoàng Sa. Đã đến lúc Đảng và Nhà nước CSVN cần phải vứt chính sách “3 không” nầy vào vọt rác, để chuẩn bị đối đầu với một cuộc xâm lăng của Bắc Kinh sắp tới, chắc chắn nó sẽ xảy ra trong thời gian gần đây. Cuộc tấn công Việt Nam nhiều lần với nhiều mức độ khác nhau của quân đội TC (PLA), gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho VN.

Theo Bill Hayton, tác giả cuốn “Việt Nam - Con rồng trỗi dậy” (Vietnam Rising Dragon). Trước vị thế địa chính trị và tham vọng xâm lược VN của Bắc Kinh. VN cần phải khẩn trương thiết lập liên minh với một nước thứ ba, đứng đầu là Hoa Kỳ để chống lại dã tâm thôn tính VN của Tập Cận Bình.

Theo tướng Lê văn Cương nhận xét, VN cần liên minh với Hoa Kỳ ở mức độ này: “Chúng ta không liên minh với Mỹ để chống TC, hoàn toàn không, nhưng cùng tạo sức mạnh như thế khi cần thiết thì ứng phó với hành động của TC. Nói thẳng với TC chơi bài ngửa: “VN không liên minh với Mỹ để chống TC, nhưng chúng tôi cần sức mạnh của Mỹ để răn đe mọi thế lực ngoại bang muốn xâm lược VN.

Muốn quan hệ Việt - Mỹ nâng lên tầm chiến lược để cân bằng sức mạnh quân sự với TC ở Châu Á - TBD nói chung và Biển Đông nói riêng, cần có thời gian để thử thách, đâu phải cần đến sự giúp đỡ của Mỹ là được ngay đâu, mà cần bắt đầu ngay từ bây giờ trước khi quá muộn. Để trở thành đối tác chiến lược được Mỹ tôn trọng, một trong điều kiện tiên quyết thực tế là tôn trọng nhân quyền, dân tộc đoàn kết, thực lực kinh tế, chính trị và quân sự và khả năng tự lực tự cường để tránh bị loại khỏi sân chơi quyền lực. Nếu nền kinh tế không vững mạnh, chính trị phải lệ thuộc vào Bắc Kinh là không tránh khỏi. Nói gì thì nói, chính sách “3 không” của VN ngày nay là “không ủng hộ” chủ trương bành trướng, bá quyền khu vực, can dự quân sự vào lãnh thổ VN và không ủng hộ sự trỗi dậy không hòa bình của Bắc Kinh.

Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ lên án hành động đơn phương của Tàu Cộng xây dựng, mở rộng các đảo, đá nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông và triển khai hệ thống tên lửa phòng trên quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của VNCH trước đây, đe dọa nghiêm trọng đến tình trạng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, thực sự chưa đủ mà phải hợp tác với Mỹ - ASEAN là nước cờ bao vây, cô lập TC ở Biển Đông. 

Phân tách thủ đoạn của Bắc Kinh thôn tính Việt Nam

Rõ ràng, lực lượng quân sự hùng mạnh của hải quân Hoa Kỳ và các nước đồng minh chiếm thế thượng phong ở Biển Đông để ngăn chận độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh. Ngũ Giác Đài đang triển khai cả biện pháp quân sự và chính trị với sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước đồng minh liên quan trong khu vực như Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Singapore, Malaysia, Philippines… Bắc Kinh cũng thấy rõ cái thế “Hổ giấy nan địch quần long”.

Những tên lãnh đạo Bắc Kinh là những chuyên viên dùng chiêu “đánh lạc hướng dư luận”. Việc bồi đắp các đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông, không nhằm thách thức quyền “tự do hàng không - hàng hải” với hải quân Hoa Kỳ trên cơ sở Hiến Chương LHQ và các nguyên tắc cơ bản của Luật pháp Quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh dùng những đảo nhân tạo nầy làm bàn đạp tấn công Việt Nam qua 2 chiêu liên hoàn kế:

[1] Vô trung sinh hữu: Còn gọi là âm mưu thâm sâu, biến không thành có. Những gì Bắc Kinh đã thực hiện hoạt động lấn biển ở Biển Đông, đã biến không thành có, biến vùng biển đảo không tranh chấp thành vùng biển đảo tranh chấp. Bắc Kinh đã hoàn tất 7 bãi, đá chủ yếu là bãi cạn lúc chìm lúc nổi theo hải triều thuộc quần đảo Trường Sa thành các đảo nhân tạo quy mô lớn và xây dựng ở đảo Chữ Thập, Subi và Vành khăn 3 phi đạo dài trên 3.000 mét cùng với nhưng căn cứ quân sự. 

Các chuyến bay thử nghiệm là những toan tính nguy hiểm của Bắc Kinh và triển khai hệ thống tên lửa phòng không trên đảo Hoàng Sa. Theo CNN & Fox News cho biết: “Ngũ Giác Đài xác nhận, các chi tiết cụ thể sự việc Bắc Kinh đã đưa các chiến đấu cơ J-11 và J-17 ra đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn tiến xa tới đâu với tham vọng bành trướng khu vực”. Theo tôi, động thái này của TC đang chuẩn bị tấn công VN chứ không phải đối đầu với Hải quân Hoa Kỳ & Đồng minh. Lực lượng quân sự PLA tiến sát gần bờ biển VN vừa chiếm lợi thế nâng cao năng lực tấn công nhanh, vừa củng cố thế thượng phong về hải - không quân đối với VN, vì những đảo nhân tạo này cách xa Đại Lục hơn 800 km.

Ngày 19/2/2016, Bắc Kinh đã cho tờ Nhân dân Nhật Báo lên tiếng đe dọa suông, chỉ hù dọa Washington là lực lượng PLA phòng thủ ở Hoàng Sa sẵn sàng bắn cảnh cáo, thậm chí đâm tàu vào các chiến hạm Mỹ nếu dám tiến gần quần đảo Hoàng Sa. Theo bài bình luận, Bắc Kinh cần phải có những hành động cứng rắn để dạy cho Mỹ một bài học. TQ cần phải tỏ rõ lập trường của mình bằng những hành động cứng rắn chống lại bất kỳ một cuộc xâm nhập nào.

Trước đó, ngày 18/2/2016 tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times) có đăng bài xã luận với những luận điệu cực kỳ hiếu chiến để hù dọa Washington, cho rằng TQ cần tăng cường năng lực tự vệ của mình ở Biển Đông để đối phó với các hành động khiêu khích càng lúc càng tăng, thường xuyên hơn từ phía quân đội Mỹ. Việc triển khai tên lửa tại Hoàng Sa là “Chiến đấu cơ của Mỹ hay của nước khác sẽ cảm thấy “lạnh chân” khi thực hiện các chuyến bay khiêu khích trong khu vực”.

Mạng tin tình báo chiến lược Stratfor (Mỹ) cho rằng, 2 khẩu đội tên lửa HQ-9 của TC ở Hoàng Sa có thể chỉ là một sự phô trương lộ liễu nhằm gởi đi một thông điệp chính trị cho Washington và Tokyo trong bối cảnh TT Obama hối thúc các nhà lãnh đạo khối ASEAN thuyết phục Bắc Kinh tuân thủ phán quyết từ Tòa Trọng tài Quốc tế liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Theo AllSource Analysis chỉ ra những hình ảnh vệ tinh về các hoạt động quân sự trên đảo Phú Lâm, trong đó có 16 nhà kho dùng để tồn trữ vũ khí, đạn dược, chất nổ, tên lửa phòng không…

Một câu hỏi đặt ra: “Tàu chiến Hải quân TC hay lực lượng phòng thủ trên các đảo nhân tạo có dám bắn tàu chiến hoặc chiến đấu cơ của Mỹ trên Biển Đông không?” Tôi khẳng định là “KHÔNG!”, hành động nổ súng vào tàu chiến hoặc máy bay của Mỹ là một hành động gây chiến tranh. Bắc Kinh thừa biết rằng, Ngũ Giác Đài sẽ trả đũa tàn khốc, nó có thể biến Hoa Lục trở thành đại đồ đá như chơi; vì vậy, một kịch bản như thế rất khó xảy ra. Trong vụ nầy, Ngũ Giác Đài muốn cả thế giới biết về các hoạt động bất hợp pháp của Bắc Kinh, đồng thời cho Bắc Kinh thấy rằng, Hoa Kỳ lúc nào cũng theo dõi, công bố sự thật và Washington đang mất dần kiên nhẫn bởi sự cực kỳ ngoan cố của Bắc Kinh. 

Mỹ đang cố gắng tạo cớ, khiêu khích cho tàu chiến hoặc lực lượng phòng thủ PLA trên các đảo nhân tạo bắn vào máy bay hoặc tàu chiến Mỹ để châm ngòi cho một cuộc chiến tranh. Washington đã chọn Biển Đông là chiến trường để dập tắt mối “hiểm họa da vàng” cho nhân loại.

Tập Cận Bình thừa biết rằng, lực lượng vũ trang QĐNDTQ dưới chiếu quân đội Hoa Kỳ vài ba thập niên nữa. So sánh về vũ khí và năng lực chiến đấu của PLA và của Hoa Kỳ còn một khoảng cách quá xa. Theo bà Lori Robinson, Đại tướng Tư lệnh Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương nhận xét rằng, quân đội TC đang nỗ lực thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với Mỹ và họ có những bước tiến bộ lớn, nhưng phi công của họ còn kém xa về trình độ không chiến so với phi công Mỹ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã thành công đánh lừa được dư luận của Mỹ và cả thế giới chỉ quan tâm những gì đang xảy ra trên Biển Đông và Hoa Đông. Đối với Bắc Kinh những vùng biển nầy chỉ là “DIỆN”, Việt Nam mới chính là “ĐIỂM” chiến lược của TC. Tấn công Việt Nam sẽ dễ dàng tránh sự can thiệp của Hoa Kỳ, vì VN không nằm liên minh quốc phòng với Mỹ như Philippines. Chính sách “3 không” ngu xuẩn khiến Việt Nam bị cô lập. Đối với Tàu Cộng, VN là cái gai dưới bàn chân của người khổng lồ chân đất sét Tàu Cộng cần phải nhổ gắp. Bắc Kinh đang âm thầm thực hiện chiêu thứ hai.

[2] Sát kê hách hầu: Nghĩa đen là giết con gà làm cho con khỉ sợ. Theo kinh nghiệm dân gian thì con khỉ rất sợ trông thấy máu, cho nên khi người ta muốn dạy khỉ phục tùng thì trước hết họ giết một con gà, rồi bắt con khỉ nhìn thấy đống máu bê bết rồi mới bắt đầu giáo hóa. Lúc săn bắt khỉ cũng thế, người ta vặn cổ con gà cho nó kêu lên những tiếng kêu ghê rợn khiến cho khỉ bủn rủn chân tay là đến bắt. 

Sát kê sách hầu là quyền thuật của bọn Thực dân Đế quốc Tàu Cộng dùng để chế ngự các nước nhược tiểu phải tuân theo sức mạnh của họ. Đánh chiếm Việt Nam, Bắc Kinh tránh được đối đầu trực diện với Hải quân Hoa kỳ và đồng minh mà có thể bành trướng xuống phía Nam không gây chiến tranh với Mỹ; đồng thời cảnh báo Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei… phải thần phục thiên triều.

Đánh chiếm Việt Nam, Bắc Kinh sẽ hoàn thành 3 mục chiến lược quan trọng như sau:

1. Sở hữu được quân cảng Cam Ranh. Mới đây, Nhật báo Asahi của Nhật Bản cho biết, vịnh Cam Ranh là vị trí chiến lược lý tưởng mà Washington muốn từ đây theo dõi Bắc Kinh. Bán đảo Cam Ranh chạy dài từ Bắc xuống Nam và được bao quanh bởi rất nhiều đảo to nhỏ khác nhau, biến Cam Ranh trở thành một cảng nước sâu tránh gió bão tuyệt vời. Bên cạnh lối ra vào nhỏ hẹp, Cam Ranh còn được các dãy núi cao khoảng 400 mét vây quanh, các tàu chiến tránh được gió bão xâm nhập.

Cửa vào vịnh Cam Ranh tuy nhỏ, nhưng tổng diện tích mặt biển rộng 98 km2, nước sâu phổ biến ở mức 16 -25 mét, nơi sâu nhất có thể lên đến 32 mét, cho phép khoảng 40 tàu chiến cỡ lớn cùng neo đậu, kể cả HKMH. Vì vậy, quân cảng này trở thành một pháo đài vô cùng lợi hại mà Bắc Kinh thèm khát được sở hữu nó từ lâu. Vì nếu làm chủ được quân cảng Cam Ranh, từ đây Bắc Kinh sẽ khống chế dễ dàng Biển Đông. 

2. Mục tiêu quan trọng nhất là dùng VN làm bàn đạp dễ dàng triển khai lực lượng quân sự xuống khống chế vùng vịnh Thái Lan, tiến xuống kiểm soát eo biển chiến lược sinh tử Malacca. Tại đây, trong tháng 9/2015 chính quyền bang Malacca (Malaysia) và tỉnh Quảng Đông (TC) hợp tác để xây dựng tổ hợp cảng biển mang tên “Cửa ngõ Malacca” (Malacca Gateway) với trị giá 10 tỷ USD.

Dự án Malacca Gateway trải rộng 246 ha trên 3 đảo của Malacca, bao gồm bến du thuyền, cảng đón khách, công viên đại dương, cảng biển nước sâu và hệ thống khách sạn 5 sao. Malaysia kỳ vọng sẽ biến nơi nầy thành cảng du thuyền tư nhân lớn nhất Đông Nam Á với 12 quận, gồm các khu dân cư, thương mại, văn hóa, giải trí, dự kiến hoàn thành vào năm 2025. Dự án Malaysia Gateway sẽ nối Malaysia và Tàu Cộng thông qua sáng kiến “một vành đai, một con đường” của Bắc Kinh. 

3. Dầu khí và hơi đốt VN tập trung ở vùng Biển Đảo Côn Sơn, nhất là từ phía Nam Côn Sơn đến biển Rạch Giá trong vùng vịnh Thái Lan thuộc VN, với khối lượng vô cùng vĩ đại, đứng đầu Châu Á - TBD, có giếng với trữ lượng 9 tỷ thước khối. Sau tài nguyên dầu khí là than đá, bản nghiên cứu Đại học Harvard cho biết: “Tại VN có những vỉa than đơn lẻ có độ dầy cực lớn tới 90 thước và hiện nay, VN là nước có trữ lượng than anthracid lớn nhất thế giới nằm ngay sát bờ biển”.

Ngày 22/2/2016, tờ Bangkok Post cho rằng, các hành động gây căng thẳng của TC ở Biển Đông là mối đe dọa đối với tất cả các nước trong khu vực (Thái Lan cũng không ngoại lệ). Bởi vậy, Thái Lan kêu gọi các nước ASEAN cần đoàn kết đối mặt một cách mạnh mẽ, khôn khéo truớc sự bành trướng hung hăng nầy. 

Thái Lan lo sợ cũng là phải, nếu VN bị Bắc Kinh thôn tính thì sớm hay muộn, với sự tiếp tay của Campuchia thì Bắc Kinh sẽ nuốt chững vịnh Thái Lan để khai thác tài nguyên. Một quan chức cấp cao của Campuchia hôm 23/2/2016 cho biết, Campuchia đang tổ chức một trong những cuộc tập trận hải quân lớn chưa từng có với TC trong ngày 24/2 và 25/2/2016. Điều nầy cho thấy, Campuchia sẵn sàng tiếp tay với TC trong âm mưu thống trị vùng Đông Nam Á Châu.

Kết luận

Qua những động thái của quân sự của Bắc Kinh ở quần đảo Hoàng Sa vừa kể trên, Việt Nam nên gắp rút chuẩn bị thật tốt để đối phó với ý đồ xâm lăng của TC, bằng cách:

[1] Đối ngoại: Đã đến lúc Việt Nam vứt bỏ chính sách “3 không” vào sọt rác vì chính sách này không còn phù hợp và phản tác dụng để khẩn trương chuyển sang chính sách liên minh quân sự giống như Philippines, nhằm nâng cao vị thế chiến lược và khả năng răn đe Bắc Kinh; đồng thời để giúp bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của mình trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh nỗ lực tiến hành hàng loạt hệ thống phòng không và điều động các chiến đấu cơ trên quần đảo Hoàng Sa, biến những cứ điểm quân sự này làm bàn đạp tấn công VN dễ dàng.

Việt Nam vẫn còn cơ hội nếu có những quyết tâm ngay từ bây giờ, tuy trễ nhưng còn hơn không và công khai lên tiếng bày tỏ nguyện vọng liên kết với các nước trong vùng và sẽ tiến tới liên minh chặt chẽ với các cường quốc quân sự như Nhật Bản - Ấn Độ - Australia - Hàn Quốc và EU. 

Việt Nam cần học bài học đắc giá của Ukraina, họ cũng đã từng cam kết chính sách không liên minh quân sự, không dựa vào nước nầy để chống nước kia nên bị Nga khống chế và gây áp lực quân sự nặng nề lên nước nầy. Tuy nhiên, Ukraina đã thấy dã tâm của Putin và quốc hội nước nầy đã mạnh dạn quyết định chấm dứt cam kết kiểu “3 Không” như VN là tự cô lập, tự trói tay mình.

Vào ngày 23/12/2014, Quốc hội Ukraina đã có số phiếu áp đảo 303/8 ủng hộ việc bãi bỏ quy chế không liên kết mà nước nầy đã thông qua vào năm 2010 vào thời điểm đó, dưới áp lực của Nga nhằm ngăn cản Ukraina gia nhập NATO. Hy vọng VN hoàn toàn có thể tự mình quyết định sáng suốt như Ukraina, ném 16 chữ vàng khè và 4 tốt vào sọt rác.

Thế nước đang thập phần nguy ngập bên lề sụp đổ, sắp bị kẻ thù truyền kiếp của dân tộc từ phương Bắc xâm lăng. Nếu VN muốn liên minh với Hoa Kỳ thì điều kiện tiên quyết là phải tôn trọng “tự do - dân chủ - nhân quyền”, Washington chắc chắn sẽ đón nhận VN như một thành viên trong liên minh để tăng cường thêm sức mạnh quân sự chống chủ nghĩa bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh tại châu Á-TBD. Các nước Nhật Bản - Hàn Quốc và khối ASEAN sẽ ủng hộ nhanh chóng quyết định nầy của VN. Việt Nam tự cô lập mình là “TỰ SÁT!”

[2] Phát huy nội lực dân tộc: “Một dân tộc chia rẽ sẽ không đủ nội lực bảo vệ Tổ quốc, khó giữ được chủ quyền lãnh thổ, sớm hay muộn dân tộc đó sẽ trở thành nô lệ cho ngoại bang”, đó là quy luật bất di bất dịch. Nội lực nằm ở trong lòng dân tộc, đó là sức mạnh vô địch để bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm. Hội nghị Diên Hồng trong lịch sử chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc ta là một thí dụ điển hình.

Hội nghị Diên Hồng là hội nghị năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông triệu tập các phụ lão trong cả nước về trước thềm Điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý, hỏi về chủ trương nên “hòa” hay “chiến” khi quân Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ 2. Tính chất chính trị của Hội nghị Diên Hồng có thể là một bài học cho những người lãnh đạo đất nước ngày nay suy gẫm và rút kinh nghiệm:

1. Mức độ nhân dân ủng hộ chính quyền, từ đó đánh giá được nội lực dân tộc trước khi quyết định chiến lược chống ngoại xâm.

2. Tác dụng đoàn kết dân tộc, thống nhất ý chí các sắc dân chung sống dưới mái nhà Việt Nam, củng cố mối quan hệ toàn dân với vương triều trong quyết tâm chống quân Nguyên Mông.

3. Xây dựng chính danh và sự đồng thuận với vương triều.

Tinh thần “Hội nghị Diên Hồng” đã trải qua nhiều thế kỷ, thăng trầm theo vận nước vẫn mãi mãi là ngọn đuốc thiêng rực sáng trong lòng mọi con dân Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở hải ngoại. Mong rằng ngọn đuốc thiêng nầy sẽ đánh thức tinh thần bạc nhược, hèn nhát, cam tâm làm nô lệ cho ngoại nhân của những tên lãnh đạo ĐCSVN ngày hôm nay. Mong lắm thay!!!




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo