Bệnh trầm kha có Thánh cũng không chữa nổi - Dân Làm Báo

Bệnh trầm kha có Thánh cũng không chữa nổi

David Thiên Ngọc (Danlambao) - Bệnh trầm kha là ý chỉ các bệnh nan y khó trị, các khối u ung thư ác tính đã di căn vào lục phủ ngũ tạng... đã chết lâm sàng bác sĩ bó tay và chờ ngày hạ huyệt. Đó là các bệnh thuộc về “bệnh lý”. 

Tuy nhiên trong xã hội cũng có nhiều thứ gọi là bệnh nhưng nó không là bệnh lý mà người đời cũng gọi chúng là bệnh trầm kha, bệnh khó trị và cũng không bao giờ trị được ngoại trừ thiêu hủy và cáo chung cái chủ thể mang căn bệnh đó.

Bệnh ngoại nhập

Trong thời gian từ tháng 4/2016 đến nay nơi thiên đường An Nam xã nghĩa từ núi rừng xuống đồng bằng sông hồ rồi ra biển đảo thay vì xanh ngát một màu xanh như nguyên thủy đã có mà nơi đây lại nhuộm một màu đen. Bởi cả một vùng bao la trên 330 ngàn km2 đất và hàng chục triệu km2 mặt biển đã chìm vào một cơn bão lửa cháy rụi cả giang san, biến đại bộ phận người dân nơi đây trở thành “dân đen” mình trần thân trụi. Để dập tắt cơn bão lửa ấy chỉ có Tôn Ngộ Không với quạt Ba Tiêu kỳ diệu, nhưng oái ăm thay Tôn Ngộ Không (Lục Tiểu Linh Đồng) bận đón tiếp “Lú đại nhân” nơi Thủy Liêm Động - Hoa Quả Sơn trong chuyến Lú đại nhân quá độ Bắc Kinh. Cho nên lửa tha hồ cháy và nơi này chỉ còn là tro than. Người ta ví “đen như cột nhà cháy” là vậy. 

Cái thứ lửa thiêu đốt ấy trước hết là thiên nhiên vì rơi vào mùa hè nên lửa hạ đang phủ trùm. Nhưng lửa hạ chỉ là khơi nguồn mà cái thiêu đốt kia chính là lửa “vĩ cuồng” có từ “màu cờ, sắc máu” của bọn ngoại xâm phương Bắc mang cái bệnh bành trướng, chiếm đoạt hung hăng có từ thời tổ tiên của chúng. 

Mọi người từ các nước xa gần đến đây đều thấy những điều thực tế như vậy. Núi rừng thì cây cối đã bị đốn hạ và đốt cháy tiêu điều trơ những gốc cháy đen mà chống chọi với gió sương… vì hàng triệu hecta rừng đã thuộc quyền “kẻ lạ” nên nó đốt nhà ta không một chút nương tay. Nhớ xưa cái lũ dốt mà hay nói thơ… có dịp tôi đi ngang qua những đoạn đường có rừng thường thấy những câu đại loại như thế này:

“Đốt rừng như thể đốt nhà-Cháy rừng như thể cháy da thịt mình”. Rồi “rừng là vàng, biển là bạc” nên vàng, bạc luôn tuôn chảy về Bắc Kinh. 

Rồi lũ lụt thiên tai chúng lại nói “Trời làm mất, bắt đất phải đền”. Thế mà vừa mấy ngày qua (28.7.2016), cơn bão số 1 đi qua thôn Miếu Gỗ, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc làm cây ngã đổ khiến hư hỏng đường dây điện… thế là HTX, chính quyền địa phương bắt dân nơi ấy, nhất là gia đình chị V. T. T (chủ nhân của cái cây là thủ phạm) phải bỏ tiền ra đền bù thiệt hại… nếu không thì cá nhân chị phải bị phạt 10 triệu đồng Hồ tệ và cắt điện cả thôn. Sao lạ vậy cà? Cái luật lệ này chắc là ngoại nhập. 

Những câu gọi là thơ ấy nay còn đâu? “những người muôn năm cũ-Hồn ở đâu bây giờ?”(VĐL)

Sông ngòi thì cạn kiệt, nguồn nước đã bị các đập thủy điện ngăn chận nên tắt nghẻn tự trên nguồn do đó đồng khô cỏ cháy, sông cạn nước mặn tràn vào. Theo các nhà khoa học thì muốn khắc phục hậu quả ngập mặn phải mất trên 100 năm sau đất ruộng mới có thể khôi phục trở lại trạng thái ban đầu. Sản lượng lúa gạo thì giảm một cách thê thảm, chưa kể công sức nông dân bỏ ra thì tiền thu hoạch từ lúa và các nông thổ sản khác đã bị lỗ vốn (vay ngân hàng) rất nhiều, giỏi lắm là của ruộng đắp bờ chứ chẳng nên cơm cháo gì. Do đó có nhiều nơi nông dân phải bỏ ruộng dạt về thành phố lao động vất và kiếm sống qua ngày, mà còn có cơ may đổi đời và được tiếp cận với văn hóa, văn minh. Hiện tượng này hàng trăm năm qua chưa từng có đối với nông dân ĐBSCL. 

Biển thì cũng không còn xanh mà đã nhuộm thành chàm một màu tê tái, vắng bóng những con tàu vượt sóng, lưới giăng... do cá chết, người hết lối ra khơi vì biển trời đã trong tầm kiểm soát của hậu duệ Hán cao tổ Lưu Bang khiến ngư dân phải tức tưởi bỏ mình trên ngư trường của tổ tiên mình để lại. Bãi bờ thì vắng lặng đìu hiu, chỉ có “những con tàu nằm nhớ sóng khơi xa...” chít khăn tang trông về biển cả.

Núi rừng, đồng ruộng, biển khơi... một bức tranh với gam màu như thế thì thêm một nốt lặng buồn cho “điệu buồn phương Nam”. 

Nhìn về thành phố. Nếu ai đó từ phương xa ngang qua Quảng Bình, Hà Tĩnh nhất là địa phận Kỳ Anh có “tô giới” Vũng Áng thì chắc nghĩ là đã “lạc lối qua Tàu” vì nơi đây đã là phố Tàu đích thực. Từ những bảng hiệu chữ Tàu cho đến những ông chủ Chệt xí xố tiếng Tiều tiếng Quảng, duy chỉ osin là thuần Việt cùng những “đóa hoa rừng” Hồng, Lan, Huệ, Cúc... ra chào mời “khách thực” lẫn “khách hoa” là cây nhà lá vườn miền Trung xứ Nghệ. Những nơi đây khi màn đêm buông xuống, mờ tỏ xanh đỏ ngọn đèn màu sập xình trong tiếng nhạc khi cuồng say, lúc du dương với nhạc khúc “người đến từ Triều Châu” hay “Bến Thượng Hải”. Giá như “bác” còn sống thì về quê nhà mà tha hồ thưởng thức để khi lâm chung khỏi phải muốn nghe một khúc “nhạc Tàu”!

Ngoài tô giới Vũng Áng thì giờ đây Đà Nẵng, Nha Trang và các thành phố du lịch khác cũng lộ bài âm mưu “Hán hóa” một cách rõ nét chưa nói là công khai... đội ngũ hướng dẫn viên du lịch lại là người Tàu? Người Tàu giải thích, phổ biến cho du khách người Hán về văn hóa lịch sử Việt Nam? Nếu lúc nào đó đưa khách qua gò Đống Đa Hà Nội thì chúng có đọc cho du khách Hán nghe câu:

“...Đánh cho để tóc dài - Đánh cho để răng đen - Đánh cho chích luân bất phản - Đánh cho phiến giáp bất hoàn - Đánh cho sử tri Nam Quốc anh hùng chi hữu chủ.” Và giải thích nguyên do, ý nghĩa của bài hịch trên? Hay khi đi từ Hải Phòng ra Quảng Ninh lúc qua đoạn Phà Rừng cửa sông Bạch Đằng nơi ngày xưa Hưng Đạo Vương dìm thây giặc và đọc câu đối của sứ thần Giang văn Minh rằng “Đằng giang tự cổ huyết do hồng”?

Có nơi như ở tháp Bà Nha Trang bọn HDV du lịch này đã phát ngôn rằng “đất nước VN này nguyên gốc là của người Tàu” và ở Đà Nẵng thì chúng xài Mao tệ thay cho Hồ tệ và công khai đốt Hồ tệ ngay trước mặt mọi người. Nhà cửa đất đai dinh thự ở Đà Nẵng và các tỉnh, địa điểm trọng yếu miền Trung bọn Hán tặc đã núp bóng bọn Việt gian làm tay sai đứng tên mua hộ để làm cơ sở chuẩn bị cho giờ G. Đồng thời trịch thượng hành xử với người dân VN một cách thô bỉ vô văn hóa và tự cho mình là dân loại 1 còn dân VN chỉ là thứ yếu hạng 2. Ở phố cổ Hội An khi chúng (Hán tặc) vào tham quan các khu di tích có bán vé. Có tên đã cao ngạo nói rằng “Đất này là của ngộ chứ đâu phải của nị đâu mà nị bán vé thu tiền ngộ?” nghe qua đã biết rõ hồi kết của cái gọi là “Mật nghị Thành Đô” đã đến. 

Sở dĩ có những thái độ hành xử và những thảm họa nêu trên tuy rằng đó chính là những căn bênh “ngoại nhập” nhưng nếu không có đội ngũ Việt gian làm tay sai bán nước thì làm gì có đất cho giặc Tàu dụng võ?

(Còn tiếp bài 2: Bệnh nội sinh)

01.08.2016



Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo