Hà Nội lặng thinh về việc giải quyết vụ Formosa - Dân Làm Báo

Hà Nội lặng thinh về việc giải quyết vụ Formosa

Bà Su Chih-feng, nhà lập pháp của đảng Dân Chủ Cấp Tiến thuộc Đài Loan kêu gọi chính phủ VN nên công bố minh bạch các chi tiết về trường hợp của Công Ty Formosa Plastic Group 

Chen Wei-han * CTV Danlambao dịch - Dân Biểu Su Chih-Feng (蘇治芬) thuộc đảng Dân Chủ Cấp Tiến hôm qua nói rằng chính phủ Việt Nam không giải thích lời nào về một loạt khó khăn mà Bà gặp phải trong chuyến đi trong tuần qua.

Dân Biểu Su Chih-Feng thuộc đảng Dân Chủ Cấp Tiến giơ lên cuốn sách tiếng Việt Nam viết cho trẻ em tại một cuộc họp báo tại Quốc Hội Đài Loan ở Đài Bắc ngày hôm qua. Ảnh: Liao Chen-huei, Taipei Times

Bà Su và đoàn tùy tùng từ Việt Nam về ngày hôm qua sau một chuyến đi năm ngày để tìm hiểu thêm về một tình trạng ô nhiễm liên quan đến nhà máy thép của Formosa Plastics Group ở tỉnh Hà Tĩnh, và thăm viếng một trại trẻ mồ côi Công giáo ở Vinh cùng mua sách dạy tiếng Việt cho trẻ em để thúc đẩy việc dạy tiếng mẹ đẻ tại khu quản hạt Yunlin County.

Bà Su cho biết hộ chiếu của Bà đã tạm thời bị giữ lại tại Sân Bay Quốc Tế Nội Bài, Hà Nội. Nhóm của Bà đã bị cấm không được đến thăm trại trẻ mồ côi và họ bị theo dõi suốt chuyến đi thăm nhà máy thép.

Bà nói, "Chính phủ Việt Nam không hề tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chúng tôi. Tôi vẫn không hiểu được tại sao hộ chiếu của tôi bị nhân viên hãng hàng không giữ lại."

Hộ chiếu của Bà bị giữ lại không có lý do gì khi nhóm Bà muốn đáp máy bay đến Vinh.

Sau khi Ông Richard Shih (石瑞琦) đại diện Đài Loan ở Việt Nam làm việc với các quan chức Việt Nam, nhóm được thông báo rằng họ không được phép đến thăm trại trẻ mồ côi; vì vậy họ đã hủy bỏ chuyến thăm viếng đó và lên xe buýt để đi đến Hà Tĩnh.

Theo báo chí cho biết thì Bà Su đã bị cấm không được thăm nhà thờ bởi vì nhà thờ là một tổ chức "chống chính phủ." Bà Su cho biết là Bà hoàn toàn không biết gì về khuynh hướng chính trị của nhà thờ và họ chỉ đơn thuần muốn đến thăm trại trẻ mồ côi với mục đích từ thiện mà thôi.

"Tôi không biết gì cái gọi là người chống chính phủ hay là những người bất đồng chính kiến," Bà nói.

"Tôi vẫn không biết các lãnh đạo giáo hội là chống chính phủ hay không," bà nói thêm.

Bỏ qua việc suy đoán rằng hộ chiếu của Bà bị giữ lại vì nhóm của Bà tính đi đến thăm những nơi không được liệt kê trước trong đơn xin thị thực của mình, Bà Su cho biết nhóm Bà đến Việt Nam bằng visa du lịch và không ai đòi họ phải cung cấp một lộ trình thăm viếng, vì thế không thể có sự khác biệt giữa các lộ trình dự định đi thăm viếng và những nơi họ thực sự đi.

Không ai đòi họ giải thích mục đích của chuyến du lịch của họ, nhưng không có ai giải thích gì cho họ về trạng huống này. Bà Su nói thêm rằng nhóm Bà không bao giờ được gặp quan chức Việt Nam nào, trong dịp Ông Shih làm việc với các giới chức Việt Nam.

Tại Hà Tĩnh, nhóm bà đã bị cảnh sát mặc thường phục theo dõi và đi đâu họ cũng phải xin phép trước. Chính Cảnh sát sắp xếp cho họ tới một tiệm massage đầu và theo dõi họ trong suốt thời gian họ ở đó.

"Chẳng ai có thể thoải mái được khi mà biết mình bị theo dõi," bà nói.

Bà Su dẫn lời hóa học gia Ding Guo-Tsuen (丁 國 村), một thànhh viên của nhóm nói rằng nhà máy Formosa Hà Tĩnh Steel Corp là một cơ sở tân tiến hàng đầu thế giới, nhưng điều đó không thể ngăn chặn được lỗi sơ suất từ con người.

Cô nói rằng ngay cả sau chuyến thăm, đoàn cũng không hiểu thêm được bất cứ điều gì về việc nhà máy gây nên ô nhiễm ngoài những gì đã được báo chí trình bày, nhưng cô muốn cuộc điều tra của chính phủ Việt Nam phải được minh bạch.

Chính phủ Hà Nội cho biết nhà máy phải chịu trách nhiệm vì đã gây nên cá chết hàng loạt tại các khu vực của tỉnh và các khu hạ nguồn vào tháng Tư vừa rồi.

"Chúng tôi không thể có kết luận gì rõ ràng về sự việc gây ô nhiễm này", Bà Su nói. "Chính phủ Việt Nam nên công bố hết quả cuộc điều tra của mình."

Bà Su tái khẳng định bà ủng hộ chính sách "biên giới mới về phương nam" của chính phủ bà nhưng bà lo ngại rằng các vấn đề mà bà gặp phải trong chuyến đi này có thể là nguyên nhân khiến cho chính sách phải bị thất bại.

Sự hiện diện của các công ty Đài Loan ở Việt Nam rất lớn và dân Việt đang đầy hăng hái và rất thân thiện đối với người Đài Loan, Bà nói thêm.




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo